Đối với người dân địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 109 - 140)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3 Đối với người dân địa phương

Người dân địa phương cũng là một nhân tố quan trọng trong mọi chương trình du lịch, nhất là đối với sản phẩm du lịch văn hóa theo hướng phát triển bền vững.

Người dân địa phương điểm đến cần ý thức được tầm quan trọng của du lịch đến môi trường sống và mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội địa phương. Từ đó có những hành động đúng đắn nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, cải thiện môi trường tự nhiên và góp phần thúc đẩy du lịch phát triển tốt.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ kết luận của chương 2 là phải bảo tồn và phát triển chợ nổi và thực tế cho thấy muốn phát triển du lịch tại Cần Thơ cần phải tập trung phát triển chợ nổi dựa vào văn hóa thương hồ.

Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu những giải pháp và phương hướng cần thiết nhằm phát triển du lịch dựa vào văn hóa thương hồ. Nghiên cứu rút ra được rằng vì văn hóa thương hồ cùng với chợ nổi là những di sản mang tính đặc trưng cao, rất khó nắm bắt nên không thể phát triển theo hình thức du lịch đại chúng. Nếu phát triển du lịch chung chung theo hướng tham quan truyền thống không những không phát huy được tính độc đáo, gây nhàm chán cho du khách mà còn góp phần làm nguy hại đến di sản này.

Như vậy, di sản văn hóa thương hồ chỉ có thể phát triển thành sản phẩm du lịch chuyên đề với khách hàng mục tiêu là du khách có khả năng chi trả cao và định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững. Theo khảo sát thực tế, khách hàng mục tiêu của nghiên cứu hướng đến cũng chính là khách hàng truyền thống của Cần Thơ; du khách ở thị trường này cũng có phản ứng khá tốt với các di sản văn hóa chưa được khai thác tốt này. Ngoài ra, đây cũng chính là thị trường khách đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm mang tính bền vững, góp phần bảo tồn và phát huy di sản.

Trong chương 3, tác giả cũng đã đề xuất các sản phẩm du lịch chuyên đề dựa vào văn hóa thương hồ. Đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị giúp kéo dài thời gian lưu lại của du khách, tăng khả năng chi trả, tăng khả năng quay lại và marketing quan hệ của du khách đối với du lịch Cần Thơ. Tất cả các sản phẩm du lịch và dịch vụ bổ sung được đề cập đến đều có quan hệ mật thiết với văn hóa thương hồ và có mục đích chung là định hướng phát triển du lịch bền vững tại thành phố Cần Thơ.

KẾT LUẬN

1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” là một đề tài nghiên cứu chủ yếu về “văn hóa thương hồ” và ứng dụng của nó vào phát triển du lịch. Trong đó,“văn hóa thương hồ” – linh hồn của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long là một thuật ngữ khá mới trong nghiên cứu khoa học.

“Văn hóa thương hồ” đã đi vào không ít thơ ca và là nguồn cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu về nó lại chỉ xuất hiện chủ yếu ở các ấn phẩm của hội văn nghệ sĩ hoặc trên các báo giấy và báo mạng. Chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ, gây không ít khó khăn cho việc tìm hiểu nghiên cứu.

Các nghiên cứu khoa học về du lịch thành phố Cần Thơ từ xưa đến nay tập trung chủ yếu vào du lịch sinh thái, thực trạng hoạt động nơi đây cũng chỉ phát triển chủ yếu loại hình du lịch tham quan theo hướng sinh thái sông nước. Đây cũng là một khó khăn trong việc lấy ý kiến phát triển một loại hình du lịch mới.

Tuy nhiên, tác giả có thuận lợi là có kinh nghiệm thực tế 03 năm trong vai trò là một hướng dẫn viên inbound chuyên tuyến chợ nổi. Không ai hiểu nhu cầu và xu hướng đi du lịch bằng HDV lại có kiến thức thực địa và am hiểu địa phương. Đó chính là thuận lợi lớn nhất của tác giả. Trong nghiên cứu còn kế thừa một số lượng không nhỏ các bài nghiên cứu khoa học về chợ nổi và phân khúc thị trường du lịch của đội ngũ giảng viên trường Đại học Cần Thơ. Đây cũng chính là số liệu và cơ sở cho những phân tích hiện trạng của tác giả.

Ngoài ra, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp cũng là một thuận lợi lớn giúp tác giả có thể hoàn thành được các công đoạn nghiên cứu của đề tài.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đặt ra 3 nhiệm vụ cần phải giải quyết:

Nhiệm vụ thứ nhất: Làm rõ khái niệm “văn hóa thương hồ” và vai trò của nó

trong đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc tìm hiểu nguồn gốc của thuật ngữ “văn hóa thương hồ” dựa vào nghiên cứu đặc điểm vị trí địa lý và địa hình, lịch sử hình thành vùng đất Nam bộ và văn hóa sông nước đã chứng minh được “văn hóa thương hồ” chính là linh hồn của vùng đất sông nước Đồng bằng sông Cửu Long và nó gắn kết chặt chẽ với loại hình giao thương trên chợ nổi. Đây chính là một di sản văn hóa được hình thành và phát triển do đặc trưng địa lý kết hợp với điều kiện phát sinh trong quá trình lưu dân người Việt khẩn hoang vùng đất mới Nam bộ.

Nhiệm vụ thứ hai: Xác định vai trò của văn hóa thương hồ trong hoạt động

du lịch của thành phố Cần Thơ.

Từ hiện trạng hoạt động du lịch và khảo sát thực tế đã rút ra được kết luận là chợ nổi chính là tài nguyên du lịch chủ đạo, thu hút du khách đến với Cần Thơ. Tuy nhiên, loại hình tham quan đại chúng không đáp ứng được nhu cầu du khách. Theo khảo sát các yếu tố hấp dẫn du khách tại chợ nổi thu được kết quả là các hoạt động có liên quan đến văn hóa, con người và hoạt động giao thương đặc biệt tại chợ nổi đã rất hấp dẫn du khách. Như vậy, khai thác các yếu tố hấp dẫn của văn hóa thương hồ vào hoạt động du lịch chính là giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.

Nhiệm vụ thứ ba: Nghiên cứu cách thức phát triển du lịch thành phố Cần

Thơ dựa vào văn hóa thương hồ.

Văn hóa thương hồ là một khái niệm văn hóa mới, mang tính đặc trưng cao. Đây là một di sản văn hóa gắn bó chặt chẽ với môi trường thiên nhiên sông nước, khả năng bị tổn hại và biến mất là rất cao. Không thể phát triển theo hướng chung chung mà cần phải định hướng phát triển theo hướng du lịch bền vững, xác định đối tượng

khách hàng mục tiêu là khách có khả năng chi trả cao nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Sản phẩm du lịch đại chúng không thể khai thác tốt đặc trưng của di sản này mà không có tác động tiêu cực đến di sản. Chỉ có du lịch chuyên đề mới có khả năng phát triển được tốt nét độc đáo của loại hình du lịch này mà vẫn bảo vệ được nét độc đáo của văn hóa thương hồ.

3. Kết luận chung

Như vậy, văn hóa thương hồ chính là tài nguyên du lịch vô giá, có sức hấp dẫn cao của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng. Đây là đối tượng cần phải bảo tồn, phát huy và khai thác tốt.

Địa hình sông nước tương đương nhau không phải là lý do cho sản phẩm du lịch nhàm chán. Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và tự nhiên vào du lịch là một việc làm cần thiết để du lịch Cần Thơ thoát khỏi các mác “du lịch nhàm chán” và có những sản phẩm chuyên đề độc đáo trong môi trường du lịch bền vững.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du Lịch Việt Nam số 3/2010,trang 33.

2. Trần Thúy Anh (chủ biên, 2011), Giáo trình du lịch văn hóa- Những vấn đề

lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 19

3. Nhâm Hùng (2009), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ, trang 55 4. Sơn Nam (2009), Từ U Minh đến Cần Thơ, NXB Trẻ, trang 68

5. Trần Phỏng Diều (2009), Văn hóa sông nước Cần Thơ, NXB Văn Nghệ, trang 25

6. Nhâm Hùng (2009), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ, trang 22 7. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa Thông tin, trang 443 8. Sơn Nam (2005), Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa và văn minh

miệt, NXB Trẻ, trang 22

9. Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí, NXB Giáo dục, trang 15 10.Sơn Nam (2009), Văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, trang 8

11.Nguyễn Hiếu Lê, (2002), Bảy ngày trong vùng Đồng Tháp Mười, NXB VHTT Hà Nội, trang 34

12.Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí, NXB Giáo dục, trang 188-189

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Thúy Anh (chủ biên, 2011), Giáo trình du lịch văn hóa- Những vấn đề

lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Trần Thúy Anh (chủ biên 2011), Du lịch văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Đình Ba (2012), Chợ Việt độc đáo ba miền, NXB Văn Hóa Thông Tin. 4. Trần Phỏng Diều (2009), Văn hóa sông nước Cần Thơ, NXB Văn Nghệ, TP.

Hồ Chí Minh.

5. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 6. Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định Thành thông chí, nguyên tác chữ Hán

hoàn tất năm 1820, Đỗ Mộng Khương & Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Thị Hạnh (2011), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn

hóa học, Khoa Văn hóa học Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM.

8. Lý Tùng Hiếu (2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: định vị và đặc trưng văn hóa,

Khoa văn hóa học, Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM

9. Nguyễn Văn Hiệu, Khai Thác lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch, Tạp chí Đại học Sài Gòn (11/2009)

10.Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11.Hội Văn hóa nghệ thuật TP. Cần Thơ (2009), Văn hóa văn nghệ dân gian

Cần Thơ, NXB Văn nghệ liên hiệp các hội VHNT Tp Cần Thơ, Cần Thơ.

12.Lê Thị Bích Hồng (2012), Kinh nghiệm quản lý và bảo tồn di sản văn hóa

của nước Anh, tạp chí VHNT số 338, tháng 8-2012

13.Nhâm Hùng (2010), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

14.Nhâm Hùng (2007), Cái Răng hình thành và phát triển, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

15.Nguyễn Hiếu Lê, (2002), Bảy ngày trong vùng Đồng Tháp Mười, NXB VHTT Hà Nội.

16.Huỳnh Lứa (2000), Góp phấn tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ XVII,

XVIII, XIX, NXB Khoa học Xã Hội, TP. Hồ Chí Minh.

17.Huỳnh Lứa (chủ biên, 1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ chí Minh.

18.Huỳnh Minh (1992), Cần Thơ xưa, NXB Văn Hóa.

19.Sơn Nam (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang, NXB Phù Sa, TP. Hồ Chí Minh 20.Sơn Nam (2009), Văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

21.Sơn Nam (2009), Từ U Minh đến Cần Thơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 22.Sơn Nam (2005), Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa và văn minh

miệ vườn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

23.Sơn Nam (2009), Biển cỏ miền Tây và hình bóng cũ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

24.Sơn Nam (2009), Hồi ký Sơn Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

25.Sơn Nam (2009), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

26.Sơn Nam (2009), Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

27.Trần Văn Nam (chủ biên, 2009), Văn hóa sông nước Cần Thơ, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

28.Phan Trung Nghĩa (2012), Khách thương hồ, NXB Văn hóa văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

29.Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), Thực trạng và giải pháp

phát triển chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ, khoa KHXH NV trường

30.Nguyễn Trọng Nhân (2012), Một số nhận định về phát triển du lịch chợ nổi

ở Đồng bằng sông Cửu Long và Du lịch chợ nổi ở Thái Lan, khoa KHXH

NV, trường ĐH Cần Thơ.

31.Nguyễn Thị Sao (2012), Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị

của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Khoa Du lịch

32.Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du Lịch Việt Nam số 3/2010.

33.Vương Hồng Sển (1993), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội.

34.Vương Hồng Sển (2012), Ăn cơm mới nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba thắc, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

35.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2006), Chương trình phát triển du

lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

36.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2012), Tổng hợp hoạt động ngành du lịch từ năm 2007 đến năm 201.

37.Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hậu Giang (2013), Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông

nước miệt vườn, đề tài cấp tỉnh.

38.Nguyễn Quyết Thắng (2010), Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch

sinh thái theo khuynh hướng “NICHE” tại miền Trung Việt Nam, Tạp chí Du

lịch Việt Nam số tháng 11/2010.

39.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP Hồ Chí Minh

40.Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh

41.Ngô Đức Thịnh (2003), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

42.Phan Hạnh Thục (2007), Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số loại hình văn

hóa phi vật thể ở Huế đối với khách du lịch, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại

học KHXH & NV.

43.rần Nam Tiến (2004), Chợ Nổi-nét đẹp “ Văn hóa sông rạch của Cần thơ”,

Nam Bộ Đất và Người tập II, NXBTrẻ

44.Trần Quốc Vượng chủ biên (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

45.Đỗ Văn Xê (2005), Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

ở Đồng bằng sông Cửu Long, khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường ĐH

Cần Thơ,

Website

46.Song Anh, Chợ nổi- Mười năm đổi mới,

http://thiviet.mekongfair.com/Home/chitiet/100,23/04/2012

47.Mỹ Châu, Quảng Nam và hành trình bảo tồn các di sản văn hóa, VCCI, vccinews.vn/?page=detail&folder=114&Id=9554, 14/06/2013

48.Mỹ Hạnh, Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch tại các khu di sản văn hóa

thế giới ở Việt Nam, TITC, web.thanhhoatourism.gov.vn/s/?nghien-cuu-xay-

dung-san-pham-du-lich-tai-cac-khu-di-san-van-hoa-the-gioi-o-

vietnam&tp=news&region_id=116&keyword=&masterid=9208&id=10967

49.Lý Tùng Hiếu (2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: định vị và đặc trưng văn hóa,

Khoa văn hóa học, Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM,

http://www.vanhoahoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =1238%3Aly-tung-hieu-vung-van-hoa-nam-bo-dinh-vi-va-dac-trung-van- hoa&Itemid=74&catid=24%3A

50.Nguyễn Quốc Hùng, Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên

nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta, Cục di sản văn hóa,

51.Phong Lan, Ấn tượng chợ nổi miền Tây, Báo Vnxpress,

http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/an-tuong-cho-noi-mien-tay/,

6/4/2012

52.Nguyễn Thanh Liêm, Văn Hóa miền Nam nước Việt hay Văn hóa Đồng Nai

Cửu Long, Nam kỳ lục tỉnh, http://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 109 - 140)