7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1 Hệ thống chợ nổi phục vụ du lịch
2.1.1.1 Chợ nổi Cái Bè
- Vị trí địa lý: Chợ nổi Cái Bè thuộc địa phận thị trấn Cái Bè tỉnh Tiền Giang,
cách TP Hồ Chí Minh 100 km. Chợ nổi nhóm họp ở trên đoạn sông Tiền, giáp ranh ba tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Đây cũng là trung tâm sản xuất cây ăn quả lớn nhất và là cái nôi miệt vườn vùng sông Tiền từ thời khẩn hoang.
- Quy mô: Chợ nổi hình thành hai khu riêng biệt để trao đổi giao thương. Khu vực bán sỉ nông sản hàng hóa và khu vực mua bán trái cây. Khu vực chợ bán sỉ được hình thành trên đoạn sông từ vàm sông Tiền đến ngã ba nhà thờ Cái Bè với diện tích mặt nước trong hoạt động họp chợ gần 90ha. Hàng ngày có từ 80 đến 100 ghe trọng tải từ 20 đến 60 tấn neo đậu để buôn bán. Khu vực chợ trái cây là nơi các thương lái từ nơi khác đến thu mua trái cây của các nhà vườn ở đại phương lân cận chợ nổi. Quy mô chợ phụ thuộc vào mùa trái cây. Số lượng trái cây mua bán hàng ngày từ 100 đến 200 tấn hàng hóa.
- Thời gian họp chợ : chợ hoạt động theo con nước lớn, nhưng thường diễn ra ở
bờ Nam vào 3- 5 giờ sáng và từ 13 đến 16 giờ chiều.
- Mặt hàng giao thương của chợ nổi Cái Bè chủ yếu là trái cây do các địa
Chợ Lách Bến Tre, Long Hồ Vĩnh Long đều chọn chợ nổi Cái Bè giao thương vì thuận tiện vận chuyển đường sông, vừa gần quốc lộ 1 và chuyển lên TP. Hồ Chí Minh gần nhất so với các chợ nổi khác.
- Tác động đến du lịch: Do là một chợ nổi gần TP. HCM nhất nên Cái Bè thu
hút đông đảo du khách miền Đông đến tham quan vào dịp cuối tuần cũng như du khách trong và ngoài nước. Kết hợp với các chương trình tham quan làng nghề, vườn trái cây và nhà cổ, chợ nổi Cái Bè đang là một điểm thu hút du khách ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2012, hoạt động du lịch ở huyện Cái Bè thu hút 120.256 lượt du khách đến tham quan chợ Nổi Cái Bè, làng nghề bánh kẹo, nhà cổ Đông Hòa Hiệp, du lịch sinh thái miệt vườn... (tăng 3,6% so cùng kỳ), trong đó 90.192 lượt du khách quốc tế và 30.064 lượt khách nội địa.
2.1.1.2 Chợ nổi Trà Ôn
- Vị trí địa lý: Chợ nổi Trà Ôn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, cách thị
xã Vĩnh Long khoảng 35 km và cách thành phố Cần Thơ chưa đầy 17 km. Hiện nay chợ cách vàm Trà Ôn 250m, tọa lạc ấp An Thạnh,xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn với sông Hậu nằm ở bờ Tây, sông Mang Thít nằm bờ Tây Bắc nối liền sông Tiền với sông Hậu.
Dù ở vị trí không liền với chợ phố trên bờ, nhưng chợ nổi Trà Ôn được bao quanh với nhiều vườn cây ăn quả ở Vĩnh Long và lân cận với diện tích cả trăm ngàn ha. Từ năm 2001, khi chợ nổi Ngã Bảy di dời về kinh Ba Ngàn, các ghe thương hồ từ miệt dưới lên theo kinh xáng Cái Côn qua thẳng chợ nổi Trà Ôn buôn bán.
-Quy mô nhóm chợ ở dạng trung bình với ghe tàu thường xuyên khoảng 200
chiếc, còn số vãn lai cũng hơn 100 chiếc, cụm ghe họp chợ kéo dài trên 300m, ngang chừng 150m. Lúc vào mùa vụ cây trái, rau củ hay dịpTết Nguyên Đán mật độ tàu ghe mua bán nhiều và tấp nập hơn, có khi lên đến 500 đến 600 chiếc. Người mua bán đa số là dân tại Trà Ôn, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh…
- Thời gian chợ nhóm họp cả ngày, nét đặc biệt của Chợ nổi Trà Ôn so với
sáng chợ đông, nhưng đông đúc hơn vẫn là vào cao điểm của con nước lớn. Do đó, du khách vẫn có thể ngắm nhìn nét đẹp ở chợ vào các buổi trong ngày tùy theo con nước.
- Mặt hàng giao thương: tất cả các loại hàng hóa nông sản đều được mua bán
theo những nhóm hàng và được phân phối từ các ghe vườn theo dạng bán sỉ. Sản vật chủ yếu ở chợ nổi là trái cây, có dừa xiêm, chuối tiêu, ổi, dứa, mít na, bưởi, chôm chôm, cam sành, nhãn....
- Tác động đến du lịch: Chợ nổi Trà Ôn là một chợ nổi ít có sự tác động của
du lịch nhất nên vẫn còn mang dáng vẻ của một chợ nổi vùng thôn quê. Khoảng cách địa lý do ở gần chợ nổi Cái Răng, lại không thuận tiện trong việc đi lại nên ngành du lịch Vĩnh Long chưa khác thác tiềm năng du lịch của chợ nổi này.
2.1.1.3 Chợ nổi Cái Răng
Cái Răng là một trong những chợ nổi tiêu biểu ở vùng ĐBSCL và là một trong hai chợ nổi được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
-Vị trí địa lý: Nguyên thủy chợ nổi Cái Răng được hình thành ở nơi giao nhau
của 4 con sông (Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé) liền kề với chợ trên bờ. Cái Răng có nguồn gốc từ tiếng Khmer “karan”, nghĩa là “cà ràng-ông táo”, là thứ lò được nắn bằng đất của người Khmer. Trước đây, người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) làm rất nhiều karan rồi chất đầy mui ghe lớn dọc theo sông Cái đến đậu nơi chợ Cái Răng hiện nay để bán, năm này qua năm nọ, dần dần người dân địa phương phát âm karan thành Cái Răng rồi trở nên địa danh (Theo Vương Hồng Sển,
Tự vị tiếng Việt miền Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993).
Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX khi các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống; các ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, cà ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp, mua bán. Lúc mới hình thành vị trí khu chợ ở cạnh chợ trên bờ, sát hai bên cầu Cái Răng hiện nay. Nhưng vào đầu thập niên 90 của thể kỷ XX, do trở ngại trong việc giao
thông đường thủy, chợ được di dời qua khỏi cầu về hướng Phong Điền, cách vị trí cũ hơn 1 km.
Từ xưa, nhiều làng nghề truyền thống thủ công ra đời xung quanh chợ nổi, hiện nay vẫn tồn tại ở vùng Cái Răng như: xóm đóng xuồng ghe, xóm đan thúng, xóm dệt chiếu, xóm lò bún, hủ tiếu,…Các làng nghề truyền thống này vẫn đang hỗ trợ chợ nổi Cái Răng cùng phát triển.
- Quy mô: Chợ nổi Cái Răng hiện tại có quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Với ưu thế trên trục đường thủy chính Xà No- sông Hậu, lại giữa trung tâm thành phố Cần Thơ đô thị loại I nên khối lượng giao dịch hàng hóa là to lớn.Phía trên bờ cạnh chợ nổi là hàng chục vựa trái cây, rau củ. Ngoài ra, còn có nhiều xe tải lấy hàng rau củ từ Đà Lạt về đưa vào nhà vựa, rồi cung cấp cho ghe thương hồ trên chợ nổi tỏa hàng ra khắp đồng bằng.
- Thời gian họp chợ: Cao điểm hoạt động chợ nổi Cái Răng từ 5 đến 8, 9 giờ
sáng. Tuy vậy, các giao dịch lẻ tẻ vẫn diễn ra suốt ngày đêm.
- Mặt hàng giao thương: Hàng hóa được bày bán ở chợ nổi Cái Răng rất đa dạng và phong phú. Nhóm hàng nông sản và nhóm hàng thủ công, còn có nhóm hàng thực phẩm được chế biến sẵn phục vụ cho người thương hồ ăn sáng và hàng gia dụng thiết yếu hàng ngày.
- Tác động đến du lịch: Từ lâu, Cái Răng đã trở thành thương hiệu du lịch của thành phố Cần Thơ và được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm nơi đến trong các chuyến du lịch về miền Tây của mình. Nhờ hệ thống giao thông đường bộ ở thành phố Cần Thơ không ngừng được cải thiện và phát triển nên việc tiếp cận chợ nổi Cái Răng bằng ô tô rất dễ dàng theo quốc lộ 1A. Du khách cũng có thể đến chợ nổi Cái Răng bằng tàu du lịch tại bến Ninh Kiều, thời gian di chuyển khoảng 30 phút.
Khi nói đến du lịch thành phố Cần Thơ người ta thường nghĩ ngay đến du lịch chợ nổi Cái Răng bởi nó vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo của cư dân địa phương, vừa thể hiện một nền văn minh sông nước rất đặc trưng cho vùng Nam bộ. Sự đa
dạng về hàng hóa cũng đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước khi đến thăm chợ nổi này.
Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, với điểm thu hút du lịch chính là chợ nổi Cái Răng, trong năm 2012, địa phương này đã đón và phục vụ khoảng 1,18 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có khoảng 191 nghìn lượt khách quốc tế, vượt 7% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
2.1.1.4 Chợ nổi Phong Điền
- Vị trí địa lý: Chợ nổi Phong Điền nằm ngay ngã ba sông đoạn nối từ Cần
Thơ vào Cầu Nhiếm với chỗ rẽ đi Trường Long đi Giồng Riềng - Kiên Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km.
- Quy mô: Sau các lần sắp xếp di dời để không ảnh hưởng tới giao thông
đường thủy, chợ nổi Phong Điền hiện nay ở hai vị trí trên rạch Cần Thơ: một phần chợ ở vị trí đầu thị trấn, một phần ở cạnh ngã ba sông, dưới chân cầu mới hướng về xã Trường Long. Mỗi phần chợ nổi thường có ghe xuồng đậu mua bán thành cụm dài vài trăm mét.
- Thời gian họp chợ: Thường bắt đầu vào khoảng bốn năm giờ sáng khi mặt
trời vừa chớm mọc, người dân từ miệt vườn đã chèo chở nông sản từ vườn nhà ra chợ bán. Đến bảy tám giờ khi mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần vì nhà vườn còn phải kịp về lo việc trồng, chăm sóc cây trái.
- Mặt hàng giao thương: Đặc điểm của chợ nổi Phong Điền chợ của các nhà
vườn. Các nhà vườn ở nội thành Cần Thơ trực tiếp chở rau củ, trái cây ra bán với những chiếc ghe vừa và nhỏ, đối lập hẳn với các ghe lớn ở Chợ nổi Cái Răng. Trong chợ nổi còn có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, các sản phẩm của nghề đan lát. Các ghe thương hồ đưa về những vật dụng sinh hoạt, công cụ sản xuất bán lại cho nhà vườn, không phải tốn công lên chợ nổi trên bờ mất thời gian.
- Tác động đến du lịch: Cùng với chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền
hai chợ nổi. Chợ nổi Phong Điền là một chợ nổi đẹp và mang đúng chất của chợ nổi thôn quê hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, do khoảng thời gian di chuyển tương đối xa, mất hơn một giờ ba mươi phút từ bến tàu du lịch Ninh Kiều, lại có đặc điểm nhóm họp từ rất sớm nên mất thời gian nhiều, dễ gây mệt mỏi cho du khách nên ít được các công ty du lịch và du khách lựa chọn trong chuyến tham quan ở Cần Thơ.
2.1.1.5 Chợ nổi Ngã Bảy
- Vị trí địa lý: Chợ nổi Ngã Bảy khi mới hình thành nằm ở nơi giao lưu bảy
ngả sông tại thị trấn Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang. Có tên là chợ nổi Ngã Bảy do đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đào xong cụm kênh Ngã Bảy, chợ Phụng Hiệp – Ngã Bảy hình thành và sung túc. Bảy ngả sông tỏa ra bảy hướng: kênh Cái Côn nối từ sông Hậu vào, kênh Lái Hiếu đi về Long Mỹ - Rạch Giá, kênh Mương Lộ song song với đường bộ đến Sóc Trăng, kênh Mang Cá rẻ qua Kế Sách, kênh Xẻo Vông ngược lên Cần Thơ, kênh Xẻo Môn vào cánh đồng Sậy Níu, cuối cùng là kênh Quan Lộ cuống Ngã Năm, Bạc Liêu, Cà Mau. Từ cụm kênh Ngã Bảy, người ta có thể đến và đi khắp Nam kỳ lục tỉnh.
- Quy mô: Tài liệu lưu lại cho thấy qui mô ghe xuồng thời mới hình thành chợ
nổi là khoảng ba trăm chiếc, khi giải phóng thì luôn trên một ngàn chiếc mỗi ngày, dịp cao điểm có thể lên tới ba ngàn chiếc. Nhiều ghe chày, ghe cà vom trọng tải lên đến 30 đến 40 tấn cùng neo đậu buôn bán. Do nằm ở vị trí chiến lược nên các tàu Cần Thơ đi Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang đều đi ngang qua chợ Ngã Bảy dừng lại xuống khách, rước khách. Bên cạnh chợ nổi còn có nhiều bến tàu trung bình tỏa đi các vùng lân cận như Kế Sách, Long Mỹ, Mỹ Tú, Trà Ôn… Ngoài ghe tàu buôn bán, các bến đò ngang, các ghe dạo cả trăm chiếc cũng góp phần làm nên một chợ nổi Ngã Bảy sung túc thời kỳ đó.
- Thời gian họp chợ: Chợ nổi Ngã Bảy nhóm chợ từ khoảng năm giờ đến tám
giờ sáng để mua bán các loại hàng nông sản tươi. Hàng tạp hóa, dụng cụ thiết yếu được buôn bán ở chợ nổi từ sáng đến chiều.
- Mặt hàng giao thương: Chợ nổi Ngã Bảy- Phụng Hiệp từ khi ra đời đã là một chợ nổi đa ngành bởi vị trí trung tâm của một vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn, vừa là trục giao thông quan trọng, vừa là chợ đầu mối nên khả năng cung ứng rất cao. Hàng hóa ở chợ nổi Phụng Hiệp được xếp vào hạng phong phú, đa dạng nhất trong các chợ thời kỳ những năm thế kỷ XX. Ngoài các nhóm hàng trái cây, rau củ được các ghe thương hồ và nông dân từ khắp nơi đưa tới còn có các nhóm hàng thủ công, thực phẩm, gia cầm và các mặt hàng gia dụng thiết yếu.Bên cạnh các ghe bán đồ ăn, thức uống thì chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp có thêm những ghe chuyên bán rượu và đồ nhậu. Đây là một chợ nổi thật sự quy mô và khác biệt.
- Tác động tới du lịch: do những nét độc đáo hiếm có về vị trí địa lý, vẻ sầm
uất về giao thương trong giai đoạn đất nước sau giải phóng bước vào thời kỳ đổi mới mà chợ nổi Ngã Bảy là đề tài chính trong thơ ca và điện ảnh và bước đầu khởi phát tiềm năng về du lịch. Khi Hậu Giang còn thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 1991 đến năm 1998, lượng du khách trong và ngoài nước đến chợ nổi lên đến vài trăm người. Các công ty du lịch từ TP Hồ Chí Minh phối hợp với công ty du lịch Cần Thơ đưa khách du lịch đến Cần thơ, nghỉ đêm tại khách sạn Cần Thơ, đến 5 giờ sáng thì lên tàu du lịch hoặc canô xuôi theo sông Hậu qua kênh Cái Côn đến chợ nổi Phụng Hiệp. Thời gian di chuyển chỉ mất khoảng một giờ bằng đường thủy và ba mươi phút bằng đường bộ.Từ đây du khách có thể đi bảy ngả sông hoặc thuê đò nhỏ len lỏi vào chợ tâm điểm bảy dòng kênh để hòa mình vào không khí buôn bán nhộn nhịp nơi đây.
Những năm đầu thế kỷ XXI, để giải quyết trở ngại về giao thông đường thủy, chính quyền huyện Phụng Hiệp tổ chức di dời chợ nổi đến vị trí mới, ngược về hướng kinh xáng Cái Côn ở nơi giao giữa vàm kênh Ba Ngàn xã Đại Thành, từ đó gọi là chợ nổi Ba Ngàn. Do chợ nổi mới được di dời, lại xa chợ phố trên bờ nên khu chợ khó thu hút giới thương hồ đến mua bán. Từ đó mà hoạt động du lịch không còn phát triển như xưa . Vì vậy , ngành du lịch Hậu Giang mất đi một địa đi ểm du lịch hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng.
Bảng 2.1 Doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Chợ nổi Ngã Bảy
Trước thời điểm di dời
(năm 2000) Từ năm 2001 đến nay
Doanh thu/năm 43.800.000.000 240.000.000
Khách quốc tế 21.900.000.000 120.000.000
Khách nội địa 21.900.000.000 120.000.000
Nguồn: Sở VHTT và DL Hậu Giang
Với kết quả ở bảng 2.1 và với mức chi tiêu bình quân của du lịch Việt Nam