Hoạt động giao thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 73)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2Hoạt động giao thương

Điểm lý thú của chợ nổi là hoạt động giao thương của người dân thương hồ. Nét đặc biệt trong văn hóa thương hồ được thể hiện rõ trong phương thức mua bán và cách đong đếm theo hình thức mua sỉ ở đây.

2.4.2.1 Phương thức đong đếm

Ở chợ nổi miền Tây, phương thức cân- đo- đếm cũng rất riêng và mang tính cách phóng khoáng miền Nam. Có nhiều cách đo lường như :giạ, kilo, lít, lon, rổ, cần xé, lố… tùy theo mặt hàng và thỏa thuận hai bên. Đặc biệt hơn là cách đếm của giới thương hồ: đếm thiên, đếm chục. Mua bán thì có bán mớ, bán mão.

Trong đó, đếm thiên là đếm số lượng lớn, mỗi thiên là 1.000 đơn vị, ví dụ như 1 thiên lá lợp nhà. Một chục ở chợ nổi thường nhiều hơn 10. Một chục có khi là 12, 14, 16 trái tùy theo vùng và sản phẩm. Mua mão là khách nhìn bằng mắt ước lượng rồi quyết định mua trọn phần hàng trên ghe, bán mớ là bán một nhóm hàng trên ghe mà không phải cân hay đếm. Cuộc giao thương diễn ra nhanh chóng không đi vào chi li.

2.4.2.2 Hình thức buôn bán

Thời gian họp chợ trên chợ nổi thường là những khoảng thời gian cố định trong một ngày, tuy nhiên mỗi chợ nổi lại tự quy định những khoảng thời gian trao đổi buôn bán khác nhau đôi chút. Chợ nổi là chợ bán sỉ và chợ đầu mối nông sản nên thời gian họp chợ đông nhất là vào buổi sáng sớm khi mặt trời chưa lên đến khi mặt trời lên cao thì công việc mua bán cũng đã hoàn thành, các ghe xuồng từ chợ nổi lại tỏa ra khắp mọi nơi. Tuy nhiên, phương tiện chính để di chuyển trên chợ nổi lại là phương tiện đường thủy nên cũng có những chợ nổi hoạt động dựa vào quy luật con nước như chợ nổi Cái Bè, Trà Ôn, lúc chợ đông nhất là khi con nước lên.Cũng giống như chợ trên đất liền, ghe xuồng tụ họp đông nhất trên chợ nổi chính là vào những dịp giáp Tết và những ngày lễ lớn, ngày rằm, khi nhu cầu của thị trường tăng cao.

Chợ nổi là điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi hoạt động của nghiệp thương hồ, nhưng hoạt động buôn bán thương hồ không dừng lại ở địa điểm các chợ nổi.Người thương hồ có buôn bán đường ngắn và buôn bán đường dài; người có vốn lớn với ghe tải trọng lớn thì bán sỉ, những xuồng ghe thương hồ nhỏ thì bán lẻ cho người dân trong các kênh rạch vùng sâu vùng xa. Do đó, có thể nói, hoạt động thương hồ trải rộng khắp các sông rạch Đồng bằng sông Cửu Long.

Du khách đến từ các thành phố lớn, quen dùng máng lăn để bốc dỡ, chuyển tải; đến đây họ được chứng kiến cảnh người bán đứng bên ghe này, người mua đứng bên ghe kia “thảy - bắt” một cách nhịp nhàng, chuẩn xác và kiến hiệu. Cách chuyển hàng từ người bán sang người mua thường làm cho khách đến từ các nước công nghiệp nhìn một cách đầy ngạc nhiên. Đôi lúc ở đầu ghe một dây chuyền gồm 2 người đàn ông, phía sau ghe một dây chuyền gồm 2 người phụ nữ. Khi ghe bên bán đã vơi đi, hàng bên mua càng đầy, họ không thấy người phía bán đâu cả, chỉ thấy hàng hóa cứ bay lên từ phía đáy và bên mua cứ chụp hàng mà không thấy đối tác.

Trong buôn bán và sinh hoạt thường ngày, người trên chợ nổi đã hình thành nên những nguyên tắc và ký hiệu riêng, chỉ cần giơ tay lên làm hiệu, thì từ đâu đó

xuất hiện một chiếc xuồng con mang thức ăn thức uống đến phục vụ, và việc chuyển tô hủ tiếu, ly cà phê đá từ xuồng thấp dưới nước lên chiếc ghe cao nghệu là cả một kỹ thuật mang tính nghệ thuật khó quên, khi cả hai người đều chòng chành do sóng khi có chiếc xà lan đi qua.

2.4.3 Chữ “Tín” trong mua bán tại chợ nổi

Ngày xưa, thương nghiệp luôn luôn bị coi rẻ và bị coi là nghề hạ cấp, nhắc đến nghề này người ta thường dùng từ “đồ con buôn”, đây là một từ chửi vào loại nặng nhất và thường mỉa mai:

“Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng

Vì gian dối nên dân buôn lại càng bị mọi người khinh ghét, và ngay cả nhà nước ngày xưa cũng sử dụng chính sách “trọng nông, ức thương” để hạn chế sự phát triển của ngành nghề này.Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những “con buôn” ở vùng sông nước này thì hoàn toàn khác biệt. Họ không phải là những kẻ buôn lọc bán lừa mà lại thật thà chân chất, sảng khoái, hào phóng và đặc biệt luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu. Vì thế không còn cách gọi “con buôn” nữa mà thay vào đó là cách gọi

giới thương hồ”.

Chữ tín ở chợ nổi bắt nguồn từ truyền thống giao thương tại các chợ trên bờ. Nhưng có lẽ việc mua bán ở đây sằng phẳng hơn, nhanh chóng hơn.Chữ tín rất được đề cao trong hoạt động giao thương, có trường hợp khối lượng hàng cả chục triệu đồng chỉ cần “hợp đồng miệng”. Vốn hiền lành, chân chất, họ không thích kiểu vòng vo, không nói thách, “ thuận mua vừa bán” nếu người mua xem hàng thấy ứng thuận thì cứ ngả giá, chỉ vài ba câu là giao dịch thành công, vì thế đôi khi một ghe hàng có giá trị cả chục triệu đồng chỉ cần giải quyết trong vòng vài phút. Ở chợ nổi xưa nay cũng không có cung cách mua chịu, bán chịu. Đây chính là một điểm khác biệt rất lớn đối với việc buôn bán tại các chợ trên bờ, và cũng lại văn minh, hiện đại hơn, vừa tiết kiệm được thời gian vừa tạo thiện cảm giữa người mua kẻ bán, từ đó mối quan hệ giữa bạn hàng với nhau trở nên gần giũ, thân thiện hơn.

2.4.4 Cây Bẹo- Cách thức rao hàng độc đáo

“ Cây trái rộn ràng từ vườn nhà em Gọi ta dậy từ nửa đêm về sáng Cắm cây sào tre bẹo hình beo dạng

Xôn xao xuồng ghe họp chợ chòng chành”.

Cây bẹo là một loại cây giống như cây sào, thường được làm bằng tre, treo ở đầu ghe, ở trên đó người ta sẽ treo những loại hàng muốn bán, người mua chỉ cần nhìn vào cây bẹo để tìm hàng như mong muốn.Đây là một hình thức tiếp thị không tốn nhân lực mà lại dễ nhận biết, mỗi khi hết hàng người bán chỉ cần rút cây bẹo xuống là được.Không ai biết cây bẹo xuất hiện từ lúc nào, nhưng khi tiến vào chợ nổi thì cây bẹo là điểm ngắm đầu tiên của bạn hàng để xác định loại hàng mình cần mua.

Mỗi cây bẹo đều có ý nghĩa tượng trưng cho mặt hàng mà người ta muốn bán, đủ kiểu, đủ loại như: bẹo bầu, bẹo chuối, bẹo dưa hấu, chôm chôm hay mãng cầu…Sự đa dạng về màu sắc và chủng loại của những rau củ trái cây treo trên cây bẹo, càng làm cho khung cảnh chợ nổi Cái Răng thêm sinh động và vui mắt.

Mặc dù cây bẹo được quy định là “treo gì bán đó”, tuy nhiên cũng có ba trường hợp ngoại lệ. Đó cũng chính là câu đố mà HDV hay hỏi du khách tại chợ nổi.

“Cái gì treo mà không bán?”Chính là quần áo. Vì sống bằng nghề thương

hồ, chiếc ghe vừa là phương tiện làm ăn nhưng cũng chính chiếc ghe lại là tổ ấm của họ, nên họ sinh hoạt ăn ở ngay trên chiếc ghe của mình, vậy nên quần áo mỗi khi giặt xong là được treo ngay trên chiếc ghe nhờ những luồng gió mát trên sông Hậu thổi vào để sớm mai có quần áo mặc. Do đó, đây là một thứ treo nhưng không bán được.

“Cái gì bán mà không treo?”Chính là các thuyền bán đồ ăn uống và nước

giải khát. Những thứ này không thể treo lên được. Vì trên sóng nước nếu treo những sản phẩm này lên thì rất dễ vỡ mà không được an toàn, mặt khác nếu là đồ ăn như tô

hủ tiếu hay bún thì khó có thể chỉ dùng một vật treo lên mà có thể biểu thị thứ mình muốn bán cho khách biết được.

“Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?”Chính là treo lá dừa nhưng lại bán

thuyền. Người dân muốn bán ghe xuồng của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa. Vì cây dừa là loại cây đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long này, nên mái nhà của người Nam Bộ thường lợp bằng lá dừa. Vì vậy khi muốn bán chiếc thuyền có nghĩa là họ muốn bán nhà của mình. Do vậy, treo lá dừa lên là hợp lý hơn cả.

Cây bẹo ngoài chức năng quảng cáo, cặm xuồng, nó còn dùng để chống ghe luồn lách trong những con sông, rạch nhỏ và cũng còn là một “trường côn” để chống chọi đám cướp cạn đang trực chờ nơi bụi hoang bờ vắng.Không những thế, về mặt mỹ thuật, cây bẹo còn vô tình điểm tô thêm cho toàn cảnh chợ nổi Cái Răng những đường nét, màu sắc, dáng vóc…một vẻ đẹp lạ lùng trên sông nước.

Cây bẹo từ khi ra đời cho đến nay hình như chưa có một hình thức nào có thể thay thế được cây bẹo về hình thức quảng cáo. Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận xét cây bẹo ở chợ nổi là một sự sáng tạo đặc sắc; một nét văn hóa tiếp thị và quảng cáo ra đời rất sớm trên sông nước. Nó vừa đậm nét truyền thống dân gian, vừa mang giá trị thời đại. Trải qua bao biến đổi thăng trầm, cây bẹo vẫn là nét văn hóa quảng cáo duy nhất, độc đáo nhất và lâu đời nhất trên sông nước Nam bộ.

2.4.5 Đời sống thương hồ

Cư dân trên chợ nổi thường ở bán trú, gồm các thành phần: Ghe thương hồ lớn từ các nơi khác mang hàng đến giao thương buôn bán. Trên ghe thường có vợ, con, hoặc anh chị em đi cùng.Cũng có ghe lớn phải thuê thêm nhân công chạy máy, lên xuống hàng. Ghe tàu buôn bán trên chợ nổi Cái Răng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nơi, biểu hiện bằng các ký hiệu trên ghe như: VL 8684, LA 03500, CT 44153, AG 0206…với VL-Vĩnh Long, LA-Long An, CT-Cần Thơ, AG- An Giang… đã góp phần làm đa dạng phong phú hình ảnh, mặt hàng của chợ nổi.

Thời gian lưu trú của những ghe lớn thường là ba đến bốn ngày neo đậu để bán hết một chuyến hàng rồi mới quay về bắt đầu lượt hàng mới. Người sống trên ghe thương hồ thường tự đi chợ, mua thực phẩm nấu ăn ngay tại trên ghe. Ngoài ra còn có các sinh hoạt tắm, giặt, vệ sinh cá nhân, giải trí tất cả đều được thực hiện trên ghe trong một không gian nhỏ hẹp. Những ghe nhỏ hơn chỉ đến buôn bán trong một buổi sáng hoặc nghỉ qua đêm tại chợ nổi, neo đậu chờ con nước. Vì vậy, thời gian cao điểm nhất của chợ nổi là vào buổi sáng từ sáu đến tám giờ sáng và giãn ra vào buổi chiều tối.

Thông thường đời sống một ngày của người dân thương hồ bận rộn nhất là vào mỗi buổi sáng sớm. Những nỗi gian truân cực khổ của những người buôn bán ở chợ trên bờ bao nhiêu thì giới thương hồ ở chợ nổi lại càng cơ cực. Từ hai ba giờ sáng họ đã phải thức dậy, chèo ghe chống xuồng đi lấy hàng để kịp về trước khi trời sáng. Đối với những ghe neo đậu còn hàng, neo đậu lại chờ thì từ buổi trưa đến chiều tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi, giải trí của họ.Trên mui ghe, đàn ông của những ghe lân cận tụ họp quanh vài ly rượu đế, phụ nữ trẻ em vào trong khoang đưa võng nghe cải lương, xem tivi chạy bằng bình ắc-quy. Tuy có nhiều khó khăn nhưng sinh hoạt của giới thương hồ thường êm ấm, ít xảy ra xung đột bởi công việc được phân công khá rõ ràng: người đàn ông lo việc di chuyển chạy máy, giao dịch buôn bán, vận chuyển hàng… người phụ nữ ngoài việc cơm nước giặt giũ, chăm sóc con cái còn tính toán sổ sách vào mỗi cuối buổi sáng hoặc cuối ngày.

2.4.5.1 Tình làng xóm

Hầu hết người thương hồ đến mua bán tại chợ nổi là dân tứ xứ: dân vườn, dân chợ, dân thương lái đường dài, họ mang đến chợ nổi đủ các lối sống, tập quán nhưng tất cả đều tôn trọng các quy ước về giao thương, giao tiếp đã thành luật bất thành văn từ bao đời nay của nghiệp thương hồ.

Dù chỉ neo đậu gần nhau vài ngày trên một khúc sông nhưng tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của người dân thương hồ rất đáng trân trọng.Dù là xa lạ, xuất xứ khác nhau nhưng với chỉ vài lời chào hỏi, họ nhanh chóng trở nên thân

thiết. Ghe này mắc cạn, chết máy, người của ghe kia sẵn sàng phóng xuống sông phụ giúp đẩy ghe. Gặp sóng to gió lớn, ghe đầy hàng, chở khẳm bị nước tràn vào sắp gặp nguy hiểm thì người của ghe khác sẽ nhảy qua tát tiếp. Ghe nào có người bệnh, té sông, người qua đời bất ngờ thì nhiều ghe bạn sẽ hợp lại lo toan cạo gió, cứu nguy hoặc chung lo hậu sự…

Sau giờ buôn bán, họ thường rủ nhau uống rượu làm quen, mà người miền Nam thường gọi là “nhậu lai rai”.Người góp chai rượu, kẻ đưa vài món nhắm. Trong men rượu, họ hỏi nhau về quê hương, bản quán, gia cảnh, việc buôn bán lúc thuận lợi khi khó khăn… Nhờ vậy càng có thêm mối làm ăn, hẹn nhau mùa trái cây tới sẽ gặp lại.Ngày xưa, ngay trên chợ nổi người ta còn có thể kết tình huynh đệ, tình bằng hữu.Lối sống “tứ hải giai huynh đệ” là một nét đẹp có thực của người thương hồ trên nền tảng nghĩa tình vùng sông nước. Tuy trong một bộ phận thương hồ còn có một số tiêu cực như chửi thề, dùng vũ lực thay pháp luật nhưng nói chung, người thương hồ đều lấy việc đề cao nghĩa khí làm trọng, nhường nhau cùng sống dù lời ít hay lời nhiều. Gặp chuyện bất bình họ sẵn sàng ra tay cứu giúp, đứng về phía kẻ yếu dù có gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy người thương hồ đi theo ghe thường có một ít võ phòng thân.

Không chỉ tồn tại tình làng nghĩa xóm giữa những ghe hàng lớn tại chợ nổi. Đối với những chiếc xuồng ghe thương hồ cỡ nhỏ buôn bán ở những kênh rạch miệt vườn, người thương hồ còn giúp những việc không công như đưa thư từ, thiệp mời cưới, lời nhắn gửi từ xóm này qua xóm khác…, mua giúp người dân miệt vườn những loại hàng hóa có giá trị hay phụ tùng máy móc thuộc dạng khó tìm vào những dịp ra chợ lớn bỏ hàng. Tình người của dân thương hồ vì thế mà được quý trọng và ca ngợi trong suốt những năm đầu mở cõi cho đến tận ngày nay.

Từ khi ra đời, chợ nổi Cái Răng lúc nào cũng đóng vai trò như “một xã hội

trên sông”. Ở đó, có những con người thật thà chất phác và đôn hậu: con trai thì hào

phóng như con nước ròng, nước lớn tràn bờ; con gái thì hiền hậu, ngọt ngào. Những mối tình giữa trai anh hùng với gái thuyền quyên cũng bắt đầu từ những ngày tháng rong ruổi trên sông nước này.

2.4.5.2 Đời sống tinh thần

Mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả khó khăn nhưng đời sống của người dân thương hồ không hề đơn điệu, tẻ nhạt mà trái lại họ luôn biết làm cho đời sống tinh thần của mình thêm phong phú hơn, luôn lạc quan và yêu đời. Sách Gia Định Thành Thông Chí viết: “ …theo con nước lớn ròng, ghe thuyền chèo chống, ca hát ngày đêm tấp nập…”.

Thưở mới ra đời, chợ nổi nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng chỉ là nơi hội tụ tàu bè, người mua kẻ bán. Dần dần không khí buôn bán trở nên sôi động nhờ những tiếng hò, điệu hát.Từ nhu cầu quảng cáo, chào hàng cũng như sự cần thiết phải giải buồn những khi nhớ nhà…nên họ thường tụ tập đánh chén, chơi bài và những câu ca điệu hát cũng ra đời từ đó.

Hò ơi…trai nào bảnh bằng trai Nhân Ái Đầu thì hớt chải tóc bém bảy ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ (Trang 73)