Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất triết ly ɤ oryzanol từ cám gạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng (Trang 66 - 68)

Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trích ly. Khi nhiệt độ trích ly càng cao sẽ làm cho độ xốp của nguyên liệu tăng lên (do nguyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

liệu trương nở) và hoạt chất hoà tan dễ dàng trong dung môi. Tuy nhiên, nhiệt độ là một yếu tố có giới hạn vì khi nhiệt độ quá cao có thể xảy ra các phản ứng khác không cần thiết như tăng độ tan của một số tạp chất, khó khăn cho quá trình lọc và sẽ thúc đẩy các biến đổi hoá học của các thành phần có trong nguyên liệu dẫn đến chất lượng dịch chiết bị thay đổi theo chiều hướng không mong muốn.

Trên thực tế thì nhiệt độ càng cao thì tốc độ khuyếch tán của các chất tan vào dung môi càng cao, cám gạo trích ly ở nhiệt độ 65 và 700C cho hàm lượng hoạt chất cao, khi tăng nhiệt độ lên đến 900C thì hiệu xuất trích ly cũng tăng không đáng kể.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độđến hiệu suất trích ly ɤ- oryzanol từ cám gạo bằng ethanol.

Nhiệt độ(0C) Lượng ɤ- oryzanol (g) Hiệu suất trích ly (%)

45 0,285 b 75,00 b 55 0,317 a 83,42 a 65 0,320 a 84,21 a 70 0,322 a 84,73 a 90 0,325a 85,52 a LSD0,05% 0,05 5,39 CV% 2,1 3,5

Từđó, chúng tôi lựa chọn trích ly ở nhiệt độ 65 -700C là nhiệt độ thích hợp để trích ly ɤ- oryzanol và sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất trích ly ɤ- oryzanol từ cám gạo bằng ethanol.

ɤ- oryzanol trong cám gạo nguyên liệu khi khuếch tán vào dung môi với thời gian nhất định sẽđạt đến cân bằng. Nếu kéo dài thời gian trích ly, tỷ lệ hoạt chất ɤ- oryzanol trong dịch chiết không tăng nhưng sẽ tăng tỷ lệ tạp chất khuyếch tán vào dịch chiết. Vì vậy, thời gian chiết xuất ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

dịch chiết và hiệu suất trích ly. Vì vậy cần tiến hành thí nghiệm để xác định được thời gian thích hợp cho trích ly ɤ- oryzanol đạt hiệu quả cao.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu suất trích ly ɤ- oryzanol từ

cám gạo bằng ethanol Thời

gian(giờ) Hàm ượng ɤ- oryzanol (g) Hiệu suất trích ly (%)

2 1,35 a 2,87 b 3 0,32 b 84,21 a 4 0,33 b 86,84 a 5 0,332 b 87,36 a 6 0,334b 87,89 a LSD0,05% 0,21 5,40 CV% 2,2 4,1

Thời gian chiết xuất càng dài thì càng trích ly kiệt hoạt chất ɤ- oryzanol có trong nguyên liệu. Song thời gian trích ly tăng đến một lúc nào đó thì ɤ- oryzanol trích ly tăng lên không đáng kể. Với 4 giờ trích ly thì hiệu suất trích ly đạt 86,84%. Như vậy trích ly trong thời gian 4h là thích hợp, khoảng thời gian đó đủ để phần lớn các hoạt chất ɤ- oryzanol trong nguyên liệu khuyếch tán vào dung môi. Nếu kéo dài thời gian trích ly thì hiệu suất tăng lên không đáng kể. Do đó, chúng tôi lựa chọn thời gian trích ly thích hợp là 4h cho nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)