Đặc điểm kinh tế kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế (Trang 30 - 31)

2.2.1.1 Quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Logistics được phát minh và ứng dụng đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là lĩnh vực quân sự. Chỉ đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, hoạt động logistics mới thực sự được ứng dụng và triển khai trong lĩnh vực thương mại. Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng ngày càng nhiều vào sản xuất kinh doanh và mang lại những kết quả cao trong kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới tiêu biểu như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch... (Lê Triệu Dũng, 2011).

Những kiến thức về logistics và các hoạt động logistics mới thâm nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, trước hết và chủ yếu thông qua hoạt động của các công ty vận tải giao nhận nước ngoài và một số người được đào tạo tại nước ngoài.

Ban đầu, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải là chủ yếu. Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là rất ít. Cho đến Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đề ra nghị quyết về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, một loạt các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện chủ trương cổ phần hóa và có thêm rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này ra đời. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng nhiều ở mọi thành phần kinh tế. Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải do ảnh hưởng xu thế phát triển các công ty dịch vụ logistics trên thế giới đã và đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã mở rộng thêm kinh doanh

các dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu cung ứng các dịch vụ logistics đồng thời cũng và đổi tên thành công ty kinh doanh dịch vụ logistics.Năm 2005, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp logistics. Năm 2006, cả nước có khoảng 700-800 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Và đến năm 2007, cả nước có gần 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đã và đang cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng nhưng chưa hình thành một chuỗi các dịch vụ logistics. Các dịch vụ cung ứng còn nhỏ lẻ, gián đoạn. Thực tế, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và vẫn đang ở giai đoạn phôi thai, chưa thực sự có được dịch vụ logistics của riêng mình, chưa trở thành ngành dịch vụ theo đúng nghĩa là chuỗi dịch vụ logistics (Trần Anh Dũng, 2006).

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp cung ứng dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế (Trang 30 - 31)