K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.4 Dịch vụ gom hàng lẻ
Công ty mở các tuyến đóng consol đi các nước khác nhau tại các điểm trung chuyển SIN, HKG, SHA, SHENZHEN… Công ty tập trung chủ yếu đóng đi tuyến qua trạm trung chuyển Singapore và HongKong. Đây là hai điểm trung chuyển lớn đi các tuyến Châu Âu, Châu Mỹ, Nam Phi,… Ngoài ra công ty định hướng tập trung đẩy mạnh và phát triển hàng đóng consol đi Nhật Bản và Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây là những thị trường tiềm năng và có sức tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây.
Công ty tiếp cận, khai thác và mở rộng lượng khách hàng đi các tuyến đóng consol nhằm phát triển mạng lưới khách hàng; đối với hàng nhập, tăng cường việc trao đổi các tuyến hàng nhập từ các đại lý trên thế giới.
Bằng các sang kiến và linh hoạt trong công việc; công ty hiện nay đang sử dụng triệt để các lợi thế đóng hàng tại các cảng, ICD nhằm tiết kiệm chi phí vận tải cho khách hàng, đưa việc đóng hàng consol đến gần hơn với khách hàng. Điển hình là dự án đóng hàng consol từ ICD Tiên Sơn đi quốc tế, các tuyến hàng xuất nhập đường bộ về ICD Tiên Sơn. Công ty đã thực hiện dự án gom hàng về cảng nội địa tại ICD Tiên Sơn nhằm tối ưu hóa chi phí vận chuyển hàng hóa, cắt giảm chi phí vận chuyển nội địa. Ngoài ra, đóng hàng đang được thực hiện đều đặn tại các cảng chính của Việt Nam như Hải Phòng, HCM, Đà Nẵng.
Các khách hàng chủ lực mà công ty đóng consol là các khách hàng ở các khu công nghiệp, khách hàng Fowarder không đóng được consol và các khách hàng Thương mại, khách hàng thủ công Mỹ nghệ….
Đối với khách hàng ở các khu công nghiệp, công ty đã và đang có những khách hàng quan trọng như: Suncall, Kishiro, Showa, LC Home,….
Công ty đã có sự liên kết giữa các văn phòng để hỗ trợ nhau trong việc đem hàng về cho công ty đóng.
Quy trình gom hàng lẻ của Doanh nghiệp
Bước 1: Giao nhận chứng từ và hàng hóa Bước 2: Lấy cont rỗng
Bước 3: Đóng hàng vào cont Bước 4: Thanh lý cont
Bước 5: Vận chuyển hàng hóa Bước 6: Giao hàng cho người nhận
Dịch vụ gom hàng lẻ của công ty chiếm khoảng hơn 30% nhưng dịch vụ này chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa vẫn thường bị ảnh hưởng theo mà nhưng lượng hàng LCL của công ty lại rất ổn định. Bên cạnh đó, gom hàng lẻ không chỉ mang lại lợ ích cho người giao nhận mà còn mang lại lợi ích cho tất cả các bên lien quan.
* Phân tích số khối (CBM) Hà Nội so với HCM
Bảng 4.4 Bảng so sánh số khối (CBM) tại Hà Nội Đơn vị tính: CBM Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/ 2012 2014/ 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Hàng consol 1.327,49 1.729,87 2.379,53 402,38 130,31 649,66 137,56 Hàng coload 312,37 487,15 497,58 174,78 155,95 10,43 102,14
– SỐ KHỐI (CBM) QUA CÁC NĂM CỦA HÀ NỘI
Nhìn vào bảng so sánh số khối trên ta thấy hàng consol tại Hà Nội năm 2013 so với 2012 tăng 402,38 CBM tương đương 130,31% tăng 30,31%. Năm 2014 tăng 31,56% so với năm 2013. Về hàng consol, đây là dịch vụ gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp và các doanh nghiệp logistics.
Hàng coload, đây là dịch vụ consol mà doanh nghiệp không đóng được phải đi gửi hàng qua doanh nghiệp logistics đóng được mặt hàng này. Ta thấy đối với hàng coload năm 2013 tăng 55,95% so với năm 2012 cho thấy mặt hàng doanh nghiệp không đóng được cao hơn so với năm 2012 174,78cbm. Đến năm 2014 mặt hàng coload chỉ tăng 2,14% so với năm 2013 với 10,43cbm.
Nói chung về hàng consol và coload đây là những lượng hàng chủ yếu mà Interlogistics tập trung khai thác và tìm kiếm. Khi số khối nhân viên kinh doanh mang về càng nhiều thì công ty sẽ có những hướng phát triển đi sâu hơn vào các nước bằng sự liên kết với các đại lý tại đầu nước ngoài để mở rộng thêm các tuyến gom hàng nhằm tăng lợi nhuận gom hàng và giảm lượng hàng coload của công ty đem đi cho các công ty đối thủ trao đổi hàng.
Bảng 4.5 Bảng so sánh số khối (CBM) của HCM Đơn vị tính: CBM Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/ 2012 2014/ 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Hàng consol 4.604,26 5.057,41 8.050,79 453,15 109,84 2,993.38 159.19 Hàng coload 1.182 1.462 1.511 280 123,69 49 103.35
Nhìn vào bảng so sánh lượng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh trong 3 năm vừa qua ta thấy: Lượng hàng hóa mang đi trao đổi chiếm 23,69% năm 2013 so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 so với 2013 chỉ tăng 3,35% cho thấy dịch vụ hàng trao đổi đã thấp hơn thì dịch vụ gom hàng lẻ đã phát triển thêm các tuyến mới. Nhìn vào lượng hàng lẻ năm 2013 so với 2012 là 9,84% nhưng năm 2014 so với 2013 là 58,99% nhận thấy công tác đóng hàng lẻ phát triển rất mạnh.
Nhìn vào hai bảng so sánh các năm của TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội ta nhận thấy lượng hàng hóa để đóng hàng cao rất nhiều. Song song để phát triển giữa hai miền nhưng cần phải thúc đẩy mạnh trong công việc của nhân viên kinh doanh tìm hàng tại miền Bắc, đây đang là một tiềm năng khi Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, KCN Thăng Long,… có những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư rất nhiều, lượng hàng hóa đi các nước đa dạng nhiều chúng loại. Cần phải mở nhiều dịch vụ thu hút như Cảng nội địa ICD Tiên Sơn, một trong những dịch vụ đánh vào các doanh nghiệp tại Bắc Ninh và xung quanh. Ngoài ra tháng 12/2014, công ty đã đánh vào Cảng Nhân Trạch là cảng nội địa thứ 2 của công ty và là đầu tiên trong Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh việc phát triển hàng hóa, tiết kiệm thời gian đóng hàng consol.
* Phân tích doanh thu Hà Nội so với HCM
Bảng 4.6. Bảng so sánh doanh thu của Hà Nội
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014