Trên thế giới

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 30 - 31)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.1.1. Trên thế giới

Kể từ những năm 80, xu hướng phân cấp và tăng cường sự tham của người dân dưới các mức độ và hình thức khác nhau đã xuất hiện và lan rộng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn này, khu vực có mức lan rộng là khu vực Châu Mỹ La tinh. Quá trình phân cấp và chủ trương dân chủ tại Trung và Đông Âu gần đây đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Quá trình phi tập trung hóa ở Đông Á diễn ra muộn hơn so với những nước khác trên thế giới. Từ Trung Quốc đến Campuchia, Thái Lan, những nước có độ lớn về diện tích, mức thu nhập và hệ thống chính trị khác nhau, đã dần dần đưa chính quyền của mình hoạt động theo hướng này. Cải cách đang diễn ra gần như ở tất cả các nước.

Một số nước, giai đoạn khởi đầu phi tập trung hóa và phân quyền, trao quyền cho người dân đã nhận được nhiều kết quả đáng khích lệ. Các nước thực hiện nhanh như Indonesia và Philippin, quá trình này khá suôn sẻ. Ở một số nước quá trình phân quyền diễn ra từ từ hơn, như ở Campuchia và Việt Nam.

Phân cấp và tăng cường sự tham gia của người dân đang trở thành một trong những chủ để thu hút sự quan tâm của nhiều chiến lược phát triển tại các quốc gia trên thế giới. Với các nước phát triển, đây là một trong những phương pháp tiếp cận mang tính bền vững để các chương trình phát triển nông thôn đạt hiệu quả cao. Do đó đã có không ít các nghiên cứu về chủ đề này được tiến hành và đưa ra những kết luận đáng quan tâm.

Khi nghiên cứu về vấn đề này ở Papua New Guine, tác giả Rondinelli (1983) đã đưa ra kết luận là phân cấp và tăng cường sự tham gia của người dân giúp chính quyền đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương. Ở Indonesia, Marốc, Pakistan, Thái Lan, phân cấp và tăng cường sự tham gia của người dân có thể giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân ở vùng sâu vùng xa vào các nguồn lực của Chính phủ trung ương.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (1995) cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với chính phủ và các dịch vụ công tăng lên đáng kể ở Colombia sau khi tiến hành phân cấp và gia tăng mức độ tham gia của người dân.

Ở một nghiên cứu khác, Humplic và Moini-Araghi (1996) thấy rằng chi phí bảo trì đường giao thông giảm trong khi chất lượng tăng khi công trình được phân cấp về các địa phương và dưới sự quản lý, dụng và bảo dưỡng của các cộng đồng dân cư. Điều này đặc biệt có tác dụng với các công trình giao thông nông thôn quy mô nhỏ. Nghiên cứu của Fisman và Gatti (2000) cho thấy phân cấp cùng với quá trình tham gia của người dân làm giảm mức độ tham nhũng ở một số nước. Từ số liệu mẫu của 80 nước, Huther và Shah (1998) tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ phân cấp và chỉ số tham gia về chính trị, phát triển xã hội, chất lượng quản lý kinh tế, và chỉ số chất lượng quản lý chung của Chính phủ. Và cuối cùng, Galasso và Ravallion (2000) dùng kinh tế lượng để chứng minh các lợi ích của chương trình giảm nghèo tăng lên cùng với việc phân cấp và huy động sự tham gia của người dân ở Bangladesh....

Đi cùng với quá trình phân cấp là tăng cường sự tham gia của người dân vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và đây là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt nó trở thành một phương pháp tiếp cận để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)