Khái niệm sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 42 - 44)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.3.1. Khái niệm sự tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của người dân (hay cộng đồng) là một khái niệm được sử dụng theo nghĩa là người dân được tham gia vào các công việc của Nhà nước ở địa phương, trong đó có việc ra các quyết định về vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy

nhiên mức độ tham gia có thể khác nhau đối với các cá nhân cũng như các nhóm/ cộng đồng xã hội. Khái niệm tham gia ở đây được sử dụng theo tinh thần dân chủ với công thức: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra [52; 4].

Dân biết ở đây theo nghĩa: người dân phải được thông tin về các kế hoạch, các quyết định của Nhà nước ở địa phương về những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các khoản đóng góp của người dân, ngân sách địa phương…, các khoản thu chi ngân sách địa phương.

Dân bàn: là người dân được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề nêu trên.

Dân làm: là người dân được tham gia trực tiếp vào việc thực hiện một số công việc cụ thể như đã nêu ở trên.

Dân kiểm tra: là người dân được tham gia giám sát các công việc của chính quyền cơ sở.

Sự tham gia của cộng đồng cũng có thể hiểu là “một quá trình mà Chính phủ và

cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho tất cả cộng đồng” [42].

Ở nhiều nước phát triển, Chính phủ không đủ khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cơ bản cho người dân. Do đó những người dân sống trong cộng đồng đóng góp các nguồn lực của họ cho Chính phủ hoặc cố gắng tự cung tự cấp các dịch vụ cho mình.

Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng không chỉ đơn giản là tìm và huy động các nguồn lực…, mà quan trọng hơn, là sự tham gia đó đảm bảo cho việc đề ra những quyết định, thông qua các lãnh đạo cộng đồng. Trong một số trường hợp, cộng đồng cũng tham gia vào việc lựa chọn người lãnh đạo đại diện cho họ.

Theo Giáo sư A.Laquian ( Đại học Britist Comlumbia, Canada), cần có sự phân biệt giữa sự tham gia của cộng đồng với các trường hợp tự chủ hoặc tự giúp đỡ lẫn nhau khi những nguời dân tron cộng đồng tự thực hiện một số hoạt động cụ thể nào đó có sử dụng các nguồn lực riêng, người lãnh đạo riêng và tổ chức riêng của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng cần có những yếu tố sau:

- Sự nỗ lực tham gia của người dân bằng óc sáng tạo và tính tự chủ tối đa để

cải thiện điều kiện sống của họ.

- Có các nguồn lực của cộng đồng, sự lãnh đạo, tổ chức hợp tác và quá trình

- Có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ hoặc các tổ chức nào đó để khuyến khích óc sáng tạo, dự giúp đỡ lẫn nhau và tính tự lực của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)