Quá trình tiếp nhận thông tin

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 69 - 74)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

3.1.1.Quá trình tiếp nhận thông tin

Yếu tố đầu tiên của mọi quá trình tham gia là việc chia sẻ thông tin như thế nào. Trong phát triển CSHT cũng vậy, để người dân tham gia vào quá trình này, thì việc họ tiếp nhận thông tin như thế nào là một điều rất quan trọng.

Nhìn chung, tại địa bàn nghiên cứu, người dân đã được tiếp nhận thông tin ở nhiều hình thức khác nhau. Các kênh thông tin này tương đối đa dạng và gần gũi với người dân. Tiếp nhận thông tin qua loa phát thanh của xã/thôn là hình thức thông tin được sử dụng rộng rãi ở cấp cơ sở để thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình phát triển CSHT ở cấp xã/thôn, hình thức thông tin này được đánh giá là hiệu quả vì nó sử dụng chính ngôn ngữ địa phương và mang ý nghĩa trực tiếp. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc họp ở địa phương, người dân cũng được thông tin về các vấn đề liên quan đến xây dựng công trình, sự tham gia của họ cũng như trách nhiệm và quyền lợi của họ. Thông qua các cuộc họp, người dân có thể phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ, hoặc có thể hỏi lại những người điều hành cuộc họp khi họ chưa nắm được đầy đủ các thông tin liên quan đến việc xây dựng các công trình CSHT ở nơi họ sinh sống. Song song với các cuộc họp riêng biệt về đầu tư và xây dựng CSHT địa phương, thông qua các tổ chức đoàn thể cơ sở như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…, thông tin về đầu tư xây dựng các công trình CSHT cũng được lồng ghép trong các hoạt động của các tổ chức này. Qua đó, các thành viên của tổ chức sẽ là những hạt nhân trogn việc tuyên truyền tiếp theo cho rộng rãi nhân dân.

"Chúng tôi cho rằng nếu toàn bộ người dân quan tâm và tập trung theo dõi các buổi phát thanh và tham dự đầy đủ các cuộc họp, thì họ cũng nắm được đa phần những thông tin về các hoạt động của địa phương. Xã cũng đã tổ chức các cuộc họp và cũng đã chỉ đạo cho các trưởng thôn tổ chức các buổi phát thanh và các cuộc họp thôn để thong báo cho người dân về việc đầu tư xây dựng công trình cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân".

(Trích phỏng vấn: nam, 42 tuổi, cán bộ xã)

Ngoài ra, người dân còn được trưởng thôn và cán bộ của dự án phổ biến cho các thông tin hoặc làm rõ hơn các thông tin mà họ đã nhận được. Dây cũng là một hình thức phổ

biến thông tin đến người dân tương đối hiệu quả và phù hợp với điều kiện dân trí ở địa phương. Với những người dân, các trưởng thôn hoặc trưởng bản đôi khi gần gũi và có uy tín hơn là các cán bộ ở cấp trên. Do vậy họ có thể tuyên truyền và phổ biến thông tin theo cách thức linh hoạt của họ để đạt được mục đích là người dân hiểu và nắm được nội dung thông tin.

Trong khuôn khổ một dự án đầu tư về phát triển CSHT, tờ rơi, pa-no, bảng thông tin, áo phông, mũ, lô-gô, lịch có thông tin về các công trình đầu tư là những phương tiện truyền thông chủ yếu. Đối với các bảng thông tin được dựng lên ở những nơi công cộng, người dân có thể đọc được các thông tin được viết trên đó về dự án, qua đó có thể nắm được các nội dung cơ bản như: nguồn vốn đầu tư, công trình đầu tư, mục tiêu và phạm vi, các loại công trình sẽ được xây dựng cũng như quyền lợi và trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, với những người không biết chữ thì những bảng thông tin kiểu này không mấy tác dụng. Mặt khác, đây là hình thức thông tin đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư, nên thông thường, nếu không có kinh phí từ các dự án thì các địa phương khó có thể làm được.

Ở cấp độ hộ gia đình, người dân đã được các cán bộ dự án hoặc trưởng thôn phân phát tờ rơi để các hộ đọc và nắm được các thông tin về việc xây dựng các công trình CSHT ở địa phương mình. Bảng 1: Tình trạng nhận tờ thông tin về dự án STT Phƣơng án trả lời Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Có 114 28.9 2 Không 250 63.3 3 Khống nhớ 31 7.8 Tổng 395 100

Số liệu của bảng trên cho thấy, mặc dù đã có chủ trương phân phát các tờ rơi về dự án cho các hộ gia đình, nhưng không phải hộ gia đình nào cũng nhận được. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 28,9 % các hộ gia đình được phỏng vấn trả lời rằng họ đã nhận được tờ rơi giới thiệu về việc xây dựng công trình tại địa phương. So với 63,3 % số hộ không nhận được, thì những hộ nhận được tờ rơi chưa đảm bảo cho một nửa số hộ dân cư tại khu vực sinh sống có thông tin về dự án. Bên cạnh đó, có 7,8 % số người được hỏi không biết là gia đình mình đã nhận được chưa.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhận đƣợc tờ thông tin về dự án đầu tƣ

Có thể họ không nhớ hoặc họ không phải là người trực tiếp nhận được tờ rơi, nhưng dù sao thì cũng phải khẳng định rằng, việc một thành viên trong gia đình nhận được tờ rơi có thể đem lại cơ hội đọc tờ rơi cho những thành viên khác tron gia đình. Và khi có một hộ dân nhận được tờ rơi cũng đem lại cơ hội đọc tờ rơi để biết các thông tin về dự án cho những người hàng xóm xung quanh khu vực hộ gia đình đó sinh sống.

"Khi trưởng thôn phát cho nhà tôi tờ rơi giới thiệu về dự án, ông ấy có dặn là khi nào đọc xong thì đưa cho nhà hàng xóm bên cạnh để họ đọc vì tờ rơi không có nhiều nên không thể phát đủ mỗi nhà một tờ. Chúng tôi cũng đã làm như vậy. Nếu ai không được đọc chúng tôi có thể nói chuyện với nhau về các nội dung thông tin trong tờ rơi đó".

(Nam, 42 tuổi, dân tộc Kinh, cán bộ xã)

Một số dự án đầu tư còn có lực lượng cán bộ cộng đồng có nhiệm vụ phổ biến thông tin và hướng thực hiện các thủ tục đầu tư cho cộng đồng. Đây là lực lượng cán bộ có trình độ, ít nhất được đào tạo trung cấp trở lên và có nhiệm vụ bám sát địa bàn được giao. Do đó họ được coi như một sợi dây thôn tin xuyên suốt từ cấp tỉnh đến người dân trong quá trình đầu tư xây dựng CSHT ở địa phương. Lực lượng này đã phát huy hiệu quả không những chỉ trong tuyên truyền phổ biến thông tin cho người dân, mà họ còn là những “Trợ lý” đắc lực cho các cán bộ chính quyền cấp xã trong việc đầu tư xây dựng công trình ở địa phương.

28.9 63.3 7.8 Không Không nhớ

Bảng 2: Tỷ lệ phụ nữ, ngƣời dân tộc và ngƣời già nhận đƣợc tờ thông tin

STT Nhóm xã hội Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Phụ nữ 57 49,6

2 Người DTTS 43 37,7

3 Nhóm 50 tuổi trở lên 27 23,9

Trong việc đầu tư xây dựng các công trình CSHT ở cấp xã và thôn, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ và người dân tộc thiểu số cũng đã được phổ biến thông tin và khuyến khích tham gia. Đối với phụ nữ, các Chi hội Phụ nữ ở cấp xã và thôn là diễn đàn tốt nhất để họ có được các thông tin về các dự án đầu tư. Với các nhóm người dân tộc thiểu số, do có rào cản về ngôn ngữ và văn hóa nên thông tin đến với họ thường thông qua các già làng trưởng bản, hoặc cán bộ dự án là người bản địa vốn gần gũi với họ.

Qua bảng trên có thể thấy nhóm phụ nữ, người DTST và người già (trên 50 tuổi) cũng đã được thông tin về quá trình đầu tư công trình ở thôn/xã. Điều này đảm bảo một sự tham gia có ý nghĩa ngay từ đầu khi có sự góp mặt của bộ phận tiêu biểu, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm DTTS, những người thường bị loại trừ ra khỏi quán trình quản lý dự án đầu tư ở địa phương.

Tuy nhiên, so với các nhóm nam giới, người Kinh và người trẻ, thì các đối tượng nêu trên còn chưa chiếm một tỷ lệ thích đáng. Họ vẫn thuộc nhóm số ít trong việc nhận những thông tin giới thiệu về việc đầu tư xây dựng các công trình CSHT ở địa phương.

Bảng 3: Tỷ lệ những hộ nhận đƣợc tờ thông tin phân chia theo nhóm xã hội

STT Nhóm xã hội Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Giới tính Nam 57 50,4

Nữ 56 49,6

Tổng theo nhóm 113 100

2 Dân tộc Người Kinh 71 62,3

Người Dân tộc 43 37,7

Tổng theo nhóm 114 100

3 Độ tuổi Dưới 50 86 76,1

Trên 50 27 23,9

Tổng theo nhóm 113 100

Tiến hành so sánh cặp đôi giữa nam và nữ, người Kinh và người dân tộc, người già và người trẻ bảng trên đã thể hiện một sự chênh lệch đáng kể về số người nhận được tờ

thông tin giới thiệu về việc đầu tư các công trình CSHT trên địa bàn thôn xã. Theo bảng trên, tỷ lệ những người nam và người nữ nhậ được tờ thông tin là ngang nhau, nhóm nam chỉ hơn nhóm nữ 1 người. Như vậy, đã có sự lưu ý đến đối tượng thông tin là nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ những người Kinh thì nhận được tờ thông tin thì lại lớn hơn rất nhiều so với người DTTS với 62,3% so với 37,7%, trong khi đó tỷ lệ mẫu là người dân tộc chỉ kém người kinh 3,7%. Tình trạng tương tự đối với nhóm người phân theo độ tuổi, với 76,1% những người dưới 50 tuổi nhận được tờ thông tin; tỷ lệ này ở những người trên 50 tuổi là 23,9%. Trong cơ cấu mẫu, tỷ lệ người trên 50 tuổi là 35,3%. Qua bảng so sánh trên có thể thấy trong việc phổ biến thông tin cho người dân đã xuất hiện hai nhóm: nhóm dễ bị tổn thương bao gồm phụ nữ, người DTTS và người già; nhóm chiếm ưu thế bao gồm có nam giới, người Kinh và người trẻ. Tỷ lệ những người nhận được thông tin về đầu tư các công trình CSHT ở nhóm chiếm ưu thế cao hơn so với những đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Biểu đồ so sánh dưới đây thể hiện rõ điều này.

Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ những ngƣời nhận đƣợc tờ thông tin giữa nhóm dễ bị tổn thƣơng và nhóm chiếm ƣu thế

50.4 62.3 76.1 49.6 37.7 23.9 0 20 40 60 80 100

Theo giới The o dân tộc

Theo độ tuổi %

Đối tƣợng thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng Đối tƣợng thuộc nhóm chiếm ƣu thế

Như vậy, có thể thấy rằng có 2 hình thức chủ yếu để người dân tiếp nhận các thông tin liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình tại địa phương. Hình thức thông tin một chiều (như phổ biến thông tin qua loa phát thanh, tờ rơi, panô ápphíp…) mặc dù thông tin được cô đọng xúc tích nhưng người dân không có cơ hội trao đổi về nội dung thông tin đó. Hình thức thông tin hai chiều (như phổ biến thông tin trong các cuộc họp, qua cán bộ dự án/ trưởng thôn…) mặc dù hạn chế về nội dung thông điệp truyền tải, nhưng

có thể tạo điều kiện cho người dân trao đổi những vấn đề họ chưa nắm rõ. Hai hình thức thông tin này, với những ưu điểm khác nhau luôn đi cùng với nhau và bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc phổ biến thông tin cho người dân về đầu tư xây dựng các công trình CSHT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 69 - 74)