Tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 36 - 40)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.2.1. Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106,09 km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía

Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km.

Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam.

Hiện tại, diện tích đất đã sử dụng của Thanh Hoá là 756.669,73 ha, chiếm 68,13% diện tích tự nhiên, trong đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được 239.842 ha, bằng 21,6% diện tích đất tự nhiên; có trên 120.000 ha thích hợp để trồng lúa cho năng suất cao và diện tích đất có rừng 405.713 ha, bằng 36,32% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Dân số Thanh Hóa đến năm 2005 là 3.677.000 người; trong đó dân số nữ là 1.876.700 người (chiếm 51%), dân số nam là 1.801.300 người (chiếm 49%). Mật độ

dân số trung bình là 331 người/km2

.

Thanh Hóa là tỉnh có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,75%), Mường (8,7%), Thái (6,0%) và các dân tộc khác như H‟mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.

Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 1.984.000 người, chiếm tỷ lệ 54,60% dân số toàn tỉnh. Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 1.503.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu (chiếm 81,43%). Nguồn lao động của Thanh Hóa tương đối trẻ, có trình độ học vấn khá, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã qua đào tạo 22%, trong đó có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,5%, trung học 4,2%, công nhân kỹ thuật 13,3%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm: 9,6% (thời kỳ 1996 – 2000 là 7,3%), chưa đạt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 10% trở lên.

GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt: 435 USD (tăng 1,5 lần so với năm 2000); (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 460 USD).

Tốc độ tăng GDP nông, lâm , ngư nghiệp bình quân: 5,2% (thời kỳ 1996 – 2000 là 3,7%); (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 6,2%).

Tốc độ tăng GDP công nghiệp – xây dựng bình quân đạt 15,7%; (thời kỳ 1996 – 2000 là 13,6%); (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 16,1%).

Tốc độ tăng GDP các ngành dịch vụ là 8,2%; (thời kỳ 1996 – 2000 là 7,2%); (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 8,6%).

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, cơ cấu các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP năm 2004 là 34,0% - 33,2% - 32,8% (năm 2000 là 39,6% - 26,5% và 33,8%), dự kiến năm 2005 là 32,6% - 34,3% - 33,1%, đạt mục tiêu cơ cấu kinh tế do Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra 33,3% - 33,0% - 33,7%.

Sản lượng lượng thực tăng liên tục qua các năm, đến năm 2004 đã đạt trên 1,57 triệu tấn, vượt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV (năm 2005 ước đạt 1,5 triệu tấn).

Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 28,6%, năm 2005 dự kiến đạt 130 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2000; đạt 81% mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (năm 2005 ước đạt 160 triệu USD).

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 45% so với thời kỳ 1996 – 2000 (5 năm 1996 – 2000 đạt 14.635 tỷ đồng); đạt 72% mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (30.000 tỷ đồng).

Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,75‰ (vượt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (0,5‰/năm); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,025%; (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra 1,1%).

Ước tính năm 2005 có 600 xã, phường, thị trấn (94%) được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra là 70%) Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10%, vượt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (5% theo tiêu chí cũ, 12% theo tiêu chí hiện nay).

Tỷ lệ lao động được đào tạo: 27%; (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 25% trở lên).

Lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm: 187.000 người; (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 185.000 người).

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Theo báo cáo của các huyện, thị thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2004 còn 24,3%, dự kiến năm 2005 giảm xuống dưới 23% (mục tiêu đề ra là dưới 23%). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Trung ương, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 33,8%.

Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch (nước hợp vệ sinh) năm 2005: 80%; (mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra là 80%).

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm đạt 11% trở lên;

- GDP bình quân đầu người năm 2010: 750 USD;

- Tốc độ tăng GDP nông, lâm, ngư nghiệp: 5,1%/năm trở lên;

- Tốc độ tăng GDP công nghiệp – xây dựng: 15,2%/năm trở lên;

- Tốc độ tăng GDP các ngành dịch vụ: 11,3%/năm trở lên;

- Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 24,1% + Công nghiệp, xây dựng: 40,6% + Dịch vụ: 35,2%

- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt trung bình 8%/năm trở lên;

- Sản lượng lương thực có hạt: 1,5 triệu tấn trở lên;

- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 310 triệu USD trở lên, mức

tăng bình quân hàng năm khoảng 20%;

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 35.000 – 37.000 tỷ đồng.

- Phấn đấu đạt 100% số huyện, thị, thành phố hoàn thành phổ cập trung học cơ

sở vào năm 2006. Các huyện, thị xã , thành phố có điều kiện đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010.

- Giải quyết việc làm 5 năm: 220.000 người;

- Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 3% (theo tiêu chí hiện nay) vào năm

2010;

- Phấn đấu đạt 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm

2010;

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm 1,8% - 2%, đến năm

2010 còn 25%;

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)