Sự tham gia trong Ban điều phối dự án xã

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 79)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

3.1.3Sự tham gia trong Ban điều phối dự án xã

Ban Điều phối dự án xã là cơ quan ra quyết định và hướng dẫn, tổ chức cộng đồng thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình CSHT ở cấp xã. Sự tham gia trong ban này thể hiện mức độ cao nhất của dân chủ cơ sở trong việc thực hiện dự án đầu tư CSHT ở cấp xã/thôn.

Quá trình nghiên cứu cho thấy, những số liệu cả định lượng và định tính đều phản ánh sự tham gia tích cực của phụ nữ, người dân tộc và người dân bình thường trong Ban ĐPDA xã. Theo kết quả điều tra, trong 32 thành viên của Ban ĐPDA xã có 13 người là nữ, 26 người là người DTTS và 7 người không phải cán bộ thôn/xã.

Bảng 6: Cơ cấu nhân sự trong Ban ĐPDA xã

STT Nhóm nhân sự Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1

Theo giới tính Nam 19 58,7

Tổng theo nhóm 32 100

2

Theo dân tộc Kinh 6 19

DTTS 26 81 Tổng theo nhóm 32 100 3 Theo địa vị Cán bộ 25 79,4 Dân thường 7 20,6 Tổng theo nhóm 32 100

Như vậy, trung bình có 41% số thành viên của Ban ĐPDA xã là nữ. Đây có lẽ là tỉ lệ phụ nữ cao nhất trong bất cứ bộ phận ra quyết định nào ở cấp xã, trừ Hội phụ nữ. Điều này cho thấy phụ nữ đã được coi trọng và họ đã có cơ hội tham gia vào việc ra quyết định ở địa phương.

Người dân bình thường cũng đã có cơ hội tham gia vào Ban ĐPDA xã. Trong Ban ĐPDA xã có trung bình 21% người dân bình thường mà không phải là cán bộ thôn hay xã. Điều này cho thấy cơ quan ra quyết định đầu tư các công trình CSHT xã không còn là diễn đàn độc quyền của các cán bộ thôn/xã, mà hiện nay đã có sự góp mặt của những người dân thường. Điều này cũng cho thấy người dân đã thực sự được tham gia vào nhóm ra quyết định đầu tư.

Về người DTTS, tỉ lệ người dân tộc trong Ban ĐPDA xã trung bình là 81%. Con số này cao hơn một so với tỉ lệ trung bình của hộ DTTS trong địa bàn nghiên cứu là 76%. Điều này cho thấy người DTTS đã có sự đại diện cao trong Ban ĐPDA xã để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của người DTTS.

Biểu đồ 5: Thành phần phụ nữ, dân thƣờng, ngƣời DTTS trong Ban ĐPDA xã

58.7 19 79.4 41.3 81 20.6 0 20 40 60 80 100

Nhóm giới tính Nhóm dân tộc Nhóm địa vị

Như vậy, có thể thấy rằng người dân ở ba nhóm đối tượng chính của quá trình đầu tư phát triển CSHT đã tham gia vào Ban ĐPDA xã - cơ quan cao nhất ra quyết định và tổ chức cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng CSHT ở cấp xã/thôn. Đây cũng là mức độ tham gia cao nhất trong quá trình tham gia của cộng đồng ở các dự án phát triển. Người dân tham gia ở mức độ này tạo điều kiện cho việc phát triển các mối quan hệ giữa cộng đồng và Chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung và quá trình phát triển CSHT nói riêng.

[Nguồn: Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát triển Nông thôn Toàn diện, NXB Nông nghiệp, 2001]

Sự hiện diện của nhóm phụ nữ, người DTTS và người dân thường trong cơ cấu nhân sự Ban ĐPDA xã cho phép người dân tham gia vào quá trình ra quyết định ở địa phương. Với chức năng quản lý và điều phối các hoạt động đầu tư phát triển các công trình CSHT ở cấp xã/thôn, những người tham gia vào Ban ĐPDA xã có điều kiện được đào tạo về quản lý, và thực hiện quản lý tổ chức các hoạt động lậ kế hoạch ở địa phương, bắt đầu từ khâu lựa chọn công trình đầu tư cho đến khâu tổ chức vận hành

bảo dưỡng. Điều này cũng phù hợp với các nguyên tắc của việc thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở của Chính phủ Việt Nam.

3.1.4 Tham gia dóng góp các nguồn lực

Mức độ đóng góp các nguồn lực của cộng đồng dựa trên quá trình tham gia sẽ phụ thuộc vào một vài nhân tố: nguồn lực sẵn có hay khả năng cung cấp các nguồn lực; sự sẵn sàng đóng góp các nguồn lực; năng lực tổ chức nhằm huy động các nguồn lực; cơ hội đóng góp các nguồn lực theo đúng phương thức thiết lập dự án. Hầu hết các nhân tố này đều liên quan đến mức độ tham gia của cộng đồng.

Trong khuôn khổ Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng, mức đóng góp được quy định là 5% tổng giá trị vốn ODA được Ngân hàn Thế giới đầu tư về tỉnh (không kể phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam). Việc đóng góp 5% của người dân cho dự án có thể bằng tiền, bằng ngày công lao động hay nguyên vật liệu tại chỗ. Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn các hộ ở các vùng dự án đóng góp bằng nguyên vật liệu địa phương, như cung cấp cốp pha để xây dựng, đất cát sỏi nguyên liệu để làm đường và cầu. Theo điều tra của cơ quan quản lý dự án Trung ương đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 68% hộ gia đình chỉ đóng góp dưới dạng vật liệu tại chỗ, 16% chỉ đóng góp bằng tiền, và 16% khác đóng bằng cả tiền và vật liệu tại chỗ của địa phương. Cơ cấu đóng góp thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 6: Cơ cấu đóng góp của ngƣời dân

68% 16% 16% Vật liệu tại chỗ Tiền Cả hai hình thức

Đối với việc đóng góp cho đầu tư phát triển CSHT ở cấp xã/thôn thì các hộ nghèo thường đóng góp dưới dạng nguyên vật liệu tại chỗ nhiều hơn những hộ không thuộc diện nghèo, còn các hộ không thuộc diên nghèo thì có xu hướng đóng tiền nhiều hơn.

Điều này phù hợp với những phát hiện từ dữ liệu định tính phù hợp với thực tế khả năng đóng góp của các hộ gia đình tại các vùng nông thôn.

"Do điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế, lai đông con nên chúng tôi không có điều kiện để đóng góp tiền cho dự án. Được biết chính quyền đã cho phép đóng góp bằng nguyên vật liệu và ngày công lao động, chúng tôi rất mừng vì mình có cơ hội được đóng góp như những hộ gia đình khác. Gia đình chúng tôi đã có 2 người đi làm cho dự án và đóng góp được 20 ngày công. Và chúng tôi không phải đóng tiền nữa, lại có thêm thu nhập do có việc làm từ dự án mang lại."

(Nữ, 53 tuổi, dân tộc Kinh, người dân )

Biểu đồ 7: Đóng góp cho dự án theo tỷ lệ hộ nghèo

58 44 12 68 86 98 0 20 40 60 80 100 120 < 34% nghè o 33 % - 66 % nghè o > 66% nghè o % Bằng tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công và nguyên liệu

Các bằng chứng định tính cho thấy sự thành công của việc huy động đóng góp của cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chất lượng cung cấp thông tin. Người dân biết càng nhiều thông tin về dự án đầu tư thì càng sẵn sàng đóng góp. Ở những nơi việc tuyên truyền thông tin về đầu tư xây dựng công trình CSHT không tốt, việc thu đóng góp trở nên tương đối khó khăn. Những khó khăn trong việc thu phần trăm đóng góp có thể xảy ra bởi lẽ không phải người dân ở đâu cũng có thể đóng góp hiện vật cho tất cả các công trình và số tiền phải đóng không nhỏ cũng khiến người dân gặp khó khăn khi đóng góp. Có một số loại công trình không cần (hoặc cần rất ít) đóng góp bằng nguyên vật liệu hoặc ngày công như công trình điện, hoặc có một số nơi không có sẵn nguyên vật liệu xây dựng để đóng góp. Với những loại công trình này, những hộ nghèo không

có khẳ năng đóng góp bằng tiền sẽ gặp khó khăn khi đóng góp. Về hình thức đóng góp bằng tiền, ở những nơi thưa dân, rất ít hộ gia đình phải chia sẻ phần đóng góp đã là một gánh nặng lớn cho mỗi hộ.

Ngoài các hình thức đóng góp nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng các công trình CSHT nêu trên, cộng đồng còn tham gia lao động tình nguyện không nhận tiền công cho dự án. Bên cạnh đó họ còn sẵn sàng không nhận tiền đền bù đối với những thiệt về đất đai, cây cối và hoa màu bởi việc xây dựng các công trình gây ra. Nhiều hộ gia đình còn vận động lẫn nhau không đòi hỏi đền bù để việc xây dựng các công trình được tiến hành nhanh chóng.

"Tôi rất mừng vì có dự án đầu tư của nhà nước về địa phương chúng tôi. Nếu không có Nhà nước đầu tư thì không biết đến bao giờ chúng tôi mới có đường để đi, có nhà văn hóa để sinh hoạt, có trường mẫu giáo cho các cháu học. Vì vậy khi có dự án đầu tư của Nhà nước, chúng tôi mặc dù bị ảnh hưởng một chút đất đai và cây cối hoa màu. Nhưng vì Nhà nước và nhân dân cùng làm, nên chúng tôi không yêu cầu đền bù gì cả. Nhà nước bỏ ra nhiều tiền chứ chúng tôi có đáng gì đâu. Vì vậy, chúng tôi cũng đã họp và đã vận động thống nhất với nhau khong yêu cầu đền bù, để dự án được thực hiện nhanh. Chỉ mong sao sớm có công trình để ."

(Nam, 65 tuổi, dân tộc Tày )

Khi đầu tư xây dựng các công trình CSHT ở cấp xã/thôn, ngoài việc người dân có cơ hội tham gia vào dự án, họ còn có cơ hội có việc làm có thu nhập từ những công việc của dự án. Tại đây, khi thi công, nhà thầu đã thuê thêm nhiều lao động địa phương. Lao động địa phương thường làm những công việc thủ công như đào đất, mang vác nguyên vật liệu, phụ giúp thợ chính...Những lao động kỹ thuật thường đến từ những nơi khác. Những người lao động địa phương thường được trả từ 20.000 đến 40.000 đồng. Với số tiền như vậy, có thể sẽ góp phần cải thiện đời sống đối với các hộ nghèo ở địa bàn nghiên cứu.

Một trong các mục tiêu của việc huy động sự tham gia của cộng đồng là giúp người dân có khả năng tự lập kế hoạch và tự thực hiện dự án. Hiểu cụ thể hơn mục tiêu này, quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT ở cấp thôn/xã cũng đã khuyến khích người dân tự xây dựng công trình cho mình.

Qua thảo luận với cán bộ Ban ĐPDA xã, chúng tôi nhận thấy rằng nhân dân ở đây có nhu cầu tự xây dựng các nhà cộng đồng và họ hoàn toàn có khả năng thực hiện. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, khi người dân tự làm nhà cộng đồng thì sẽ tiết kiệm kinh

phí hơn và chất lượng công trình sẽ tốt hơn (vì người dân tự xây dựng công trình cho mình). Cũng với số vốn như vậy, theo ý kiến của của người dân họ có thể xây dựng nhà cộng đồng với trang thiết bị bàn ghế bên trong, hoặc thêm công trình vệ sinh và tường xây bao quanh ngôi nhà.

"Các nhà cộng đồng hiện tại do nhà thầu xây dựng thì không có trang bị bàn ghế,

hoặc không có công trình phụ đồng bộ. Tại Bình Phước, do thấy chất lượng xây dựng của nhà thầu quá kém, một nhóm dân đã đứng ra nhận thầu phụ xây hai nhà cộng đồng ở Thôn 3 và Thôn 6, và với mức đầu tư không đổi họ đã có khả năng tiết kiệm chi phí để xây thêm một sân nhỏ trước nhà cộng đồng. Nhóm Tư vấn đã đến thăm nhà cộng đồng Thôn 3 đang được hoàn thiện và nhận thấy chất lượng công trình do dân tự xây rất tốt. Ban QLDA Thanh Hóa cũng cho biết khoảng 10 nhà cộng đồng do dự án hỗ trợ được nhân dân địa phương tự xây dựng với chất lượng đạt yêu cầu. Điều này rất nên được tiếp tục phát huy."

(Trích Báo cáo năm lần 2 của Ban QLDA Trung ương, Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 2006, trang 26 ).

Nhìn chung, nhu cầu tự xây dựng các công trình đơn giản còn chưa nhận được sự chú ý thỏa đáng. Khó khăn thường được nêu ra là nhân dân tự xây dựng thì không thể giải ngân được ở kho bạc huyện, cộng đồng không có tư cách pháp nhân như các nhà thầu và kho bạc sẽ không duyệt. Do vậy, phương án tốt nhất là để cho các nhà thầu xây dựng nhà cộng đồng.

Như vậy có thể thấy, sự sẵn sàng đóng góp các nguồn lực dựa trên cơ sở tự nguyện của cộng đồng liên quan trực tiếp tới lợi ích thu được từ hoạt động của cộng đồng. Rõ ràng là càng có nhiều sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển CSHT ở cấp xã thôn, thì càng có nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng và vì thế họ luôn sẵn sàng đầu tư các nguồn lực của mình.

Hơn nữa, các đóng góp nguồn lực của cộng đồng là sự thay thế trực tiếp cho các nguồn lực bên ngoài, do Chính phủ hoặc các tổ chức đỡ đầu cung cấp. Việc thay thế những nguồn lực này thể hiện rõ ràng nhất ở những nơi có sự đóng góp về lao động, đất, nguyên vật liệu và bí quyết về kỹ thuật. Và đó cũng là căn cứ vững chắc để chính các cộng đồng tham gia vào quá trình tự điều tra và quy hoạch.

3.1.5 Tham giám sát xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình

Giám sát các công trình xây dựng là một nội dung trong quá trình thang gia của cộng đồng. Đây là một công việc đòi hỏi phải có những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định.

Tại địa bàn nghiên cứu, người dân cũng đã tham gia vào hoạt động giám sát với tư cách là những người hưởng lợi. Ở những nơi này, người dân đã được tham gia giám sát việc xây sựng các công trình CSHT thông qua sự đại diện của họ trong các Nhóm giám sát cộng đồng.

Bảng 7: Cơ cấu nhân sự trong Nhóm giám sát cộng đồng và duy tu bảo dƣỡng

STT Nhóm nhân sự Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1

Theo giới tính Nam 15 56,9

Nữ 11 43,1 Tổng theo nhóm 26 100 2 Theo địa vị Cán bộ 19 74,5 Dân thường 7 25,5 Tổng theo nhóm 26 100

Như vậy, phụ nữ và người dân thường cũng đã được tham gia trong cơ quan giám sát. Trong số 26 người của ban giám sát cộng đồng, có tới 11 người là nữ chiếm 43,1 %, có 7 người là dân thường chiếm 25,5 %. Với cơ cấu như vậy có thể thấy rằng, sự đại diện của người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếm thế đã được chú trọng ở cấp xã/thôn.

Nhiều thành viên của nhóm giám sát cộng đồng đã được đào tạo và đánh giá cao việc đào tạo này. Ở những nơi nhóm giám sát cộng đồng làm tốt, các công trình thường có chất lượng tốt. Ở nhiều nơi, có sự phân công lao động rõ ràng giữa các nhóm giám sát cộng đồng trước khi thi công công trình. Các nhóm giám sát cộng đồng kết hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát để đảm bảo chất lượng giám sát. Ngoài ra, các tư vấn giám sát cũng được cán bộ xã mời tới họp với nhóm giám sát cộng đồng để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, qua đó giúp nâng cao năng lực của các nhóm giám sát cộng đồng.

Kinh nghiệm của Nhóm giám sát cộng đồng được tích lũy qua hoạt động thực tế với các dự án đầu tư trước đó đã thực hiện tại địa phương. Ngoài ra, kinh nghiệm của họ còn có được thông các khóa tập huấn ngắn ngày trong khuôn khổ một dự án.

Nhìn chung, giám sát cộng đồng là công việc được người dân hưởng lợi từ các công trình đàu tư xây dựng rất quan tâm. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, nhóm giám sát cộng đồng đã hoạt động tích cực và tương đối hiệu quả trong phạm vi trách nhiệm của mình. Những nhóm này đều có hoạt động và giám sát kịp thời, giúp giảm thiểu các

vụ việc đáng tiếc trong xây dựng các cong trình ở cấp thôn bản. Chất lượng tham gia của cộng đồng trong hoạt động giám sát xây dựng công trình được minh họa bằng một

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 79)