Tham giám sát xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 85 - 89)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

3.1.5Tham giám sát xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình

Giám sát các công trình xây dựng là một nội dung trong quá trình thang gia của cộng đồng. Đây là một công việc đòi hỏi phải có những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định.

Tại địa bàn nghiên cứu, người dân cũng đã tham gia vào hoạt động giám sát với tư cách là những người hưởng lợi. Ở những nơi này, người dân đã được tham gia giám sát việc xây sựng các công trình CSHT thông qua sự đại diện của họ trong các Nhóm giám sát cộng đồng.

Bảng 7: Cơ cấu nhân sự trong Nhóm giám sát cộng đồng và duy tu bảo dƣỡng

STT Nhóm nhân sự Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1

Theo giới tính Nam 15 56,9

Nữ 11 43,1 Tổng theo nhóm 26 100 2 Theo địa vị Cán bộ 19 74,5 Dân thường 7 25,5 Tổng theo nhóm 26 100

Như vậy, phụ nữ và người dân thường cũng đã được tham gia trong cơ quan giám sát. Trong số 26 người của ban giám sát cộng đồng, có tới 11 người là nữ chiếm 43,1 %, có 7 người là dân thường chiếm 25,5 %. Với cơ cấu như vậy có thể thấy rằng, sự đại diện của người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếm thế đã được chú trọng ở cấp xã/thôn.

Nhiều thành viên của nhóm giám sát cộng đồng đã được đào tạo và đánh giá cao việc đào tạo này. Ở những nơi nhóm giám sát cộng đồng làm tốt, các công trình thường có chất lượng tốt. Ở nhiều nơi, có sự phân công lao động rõ ràng giữa các nhóm giám sát cộng đồng trước khi thi công công trình. Các nhóm giám sát cộng đồng kết hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát để đảm bảo chất lượng giám sát. Ngoài ra, các tư vấn giám sát cũng được cán bộ xã mời tới họp với nhóm giám sát cộng đồng để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, qua đó giúp nâng cao năng lực của các nhóm giám sát cộng đồng.

Kinh nghiệm của Nhóm giám sát cộng đồng được tích lũy qua hoạt động thực tế với các dự án đầu tư trước đó đã thực hiện tại địa phương. Ngoài ra, kinh nghiệm của họ còn có được thông các khóa tập huấn ngắn ngày trong khuôn khổ một dự án.

Nhìn chung, giám sát cộng đồng là công việc được người dân hưởng lợi từ các công trình đàu tư xây dựng rất quan tâm. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, nhóm giám sát cộng đồng đã hoạt động tích cực và tương đối hiệu quả trong phạm vi trách nhiệm của mình. Những nhóm này đều có hoạt động và giám sát kịp thời, giúp giảm thiểu các

vụ việc đáng tiếc trong xây dựng các cong trình ở cấp thôn bản. Chất lượng tham gia của cộng đồng trong hoạt động giám sát xây dựng công trình được minh họa bằng một nhận định dưới đây của một cán bộ tỉnh.

"Chúng tôi cho rằng, sự ra đời của nhóm giám sát cộng đồng là một

bước tiến bộ vượt bậc trong công tác tổ chức và thực hiện đầu tư các công trình CSHT ở cấp xã/thôn. Nó vừa phù hợp với các nội dung trong Quy chế Dân chủ cơ sở, lại vừa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động giám sát các công trình quy mô nhỏ ở cấp thôn bản. Giám sát cộng đồng được bầu ra từ những người dân hưởng lợi cho nên họ sẽ giám sát hết khả năng của mình với tư cách là giám sát cho mình, cho chính những công trình sau này mình sẽ tiếp quản và sử dụng. Do vậy, với kiến thức, kinh nghiệm của mình, họ đã hoạt động hiệu quả và góp phần giảm thiểu đáng kể những sự vụ trong công tác thi công các công trình quy mô nhỏ ở cấp thôn bản. Chúng tôi đánh giá cao hiệu quả hoạt động của nhóm giám sát cộng đồng với thành phần từ những người dân hưởng lợi".

(Nam, 58 tuổi, dân tộc Kinh cán bộ sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh ).

Quá trình tìm hiểu và quan sát thực địa, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu giám sát cộng đồng được “khích lệ” thì họ làm việc sẽ tốt. Một số phát hiện của nhóm giám sát cộng đồng trong qúa trình thi công xây dựng các công trình là5:

- Phát hiện nhà thầu làm đòn tay và rui mè ở nhà cộng đồng quá thưa, sau đó nhà

thầu phải thay đổi làm lại. Đồng thời, nhà thầu cũng thay đổi một vài chi tiết thiết kế để cho nhà cộng đồng đẹp hơn.

- Theo yêu cầu của nhóm giám sát cộng đồng, công trình cống tràn đã không được nghiệm thu được nên nhà thầu phải làm lại bằng cách gia cố thêm đầu tràn.

- Phát hiện nhà thầu đổ ít đá khi làm đường. Nhóm giám sát cộng đồng này đã yêu cầu nhà thầu đổ đá dày thêm. Ngoài ra, họ còn yêu cầu nhà thầu chuyển cống thoát nước sang vị trí hợp lý hơn.

- Phát hiện nhà thầu dùng đá quá to để làm đường và họ đã yêu cầu nhà thầu chuyển đá to sang vị trí đắp kè hai bên đường. Đồng thời, chỗ nào nền đường thấp thì nhà thầu phải tôn cao thêm.

- Giám sát cộng đồng cũng đã buộc nhà thầu xây dựng thay gạch đúng chủng loại, lọc cát và thay đá đúng kích thước trước khi đổ móng.

Nhìn chung nhóm giám sát cộng đồng đã hoạt động tích cực, có trách nhiệm. Có nhiều thí dụ cho thấy nhóm giám sát cộng đồng đã phát hiện một số sai sót của nhà thầu trong xây dựng và đã yêu cầu họ làm theo đúng hợp đồng. Điều này thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với chất lượng công trình và hình thức giám sát cộng đồng tỏ ra có hiệu quả. Cộng đồng thường bầu chọn những người có kiến thức về xây dựng vào ban giám sát, cử người thảo luận với nhà thầu, yêu cầu nhà thầu cam kết về chất lượng, nếu cộng đồng phát hiện chất lượng không đảm bảo đơn vị thi công sẽ phải làm lại.

Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT cấp thôn bản, vấn đề vận hành duy tu bảo dưỡng công trình liên quan trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Đã có không ít các chương trình dự án đầu tư, do không có một cơ chế phù hợp nên hiệu quả đầu tư không cao, các công trình sau khi đưa về cộng đồng sử dụng đều bị hư hỏng. Do vậy vấn đề sử dụng và vận hành công trình như thế nào cho hiệu quả và đảm bảo tính bền vững là một yêu cầu của đầu tư.

Quá trình nghiên cứu cho thấy, Ban ĐPDA xã đã chuẩn bị và đưa ra kế hoạch để duy tu bảo dưỡng các công trình sau khi đã được bàn giao về cho cộng đồng hưởng lợi quản lý và sử dụng. Thông thường chi phí cho vận hành bảo dưỡng công trình được thu từ các hộ gia đình huơowgr lợi. Mức thu trung bình từ 3 – 5 nghìn đồng/hộ/năm. Trong trường hợp cần nhiều tiền hơn, nhóm duy tu bảo dưỡng có kế hoạch huy động đóng thêm. Trong nhiều trường hợp, nguồn lực cho duy tu bảo dưỡng được huy động dưới hình thức nguyên vật liệu tại chỗ hoặc công lao động cho hoạt động duy tu bảo dưỡng đơn giản.

Kết quả khảo sát cho thấy, 72% người được hỏi cho biết các công trình CSHT ở cấp xã/thôn đã được duy tu bảo dưỡng tốt, 20,5% cho rằng các tiểu dự án không được duy tu bảo dưỡng tốt và 7,5% nói rằng họ không biết các tiêu dự án có được duy tu bảo dưỡng hay không.

Biểu đồ 8: Hiệu quả của hoạt động duy tu bảo dƣỡng công trình 74.5 18.5 7 Không Không biết

Như vậy có thể thấy rằng người dân đã tham gia vào công tác duy tu bảo dưỡng với một ý thức rằng đây là công trình của chính cộng đồng mình, và trong đó có phần đóng góp của mình. Cho nên cần phải sử dụng thật sự hiệu quả và giữ gìn nó như chính tài sản của nhà mình.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước (Trang 85 - 89)