6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1.2.2 Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. Ngày 20/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Chơn Thành, Bu Đông, thuộc tỉnh Bình Phước. Như vậy, hiện nay tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị xã.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính
với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp, và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Dân số Bình Phước đến năm 2005 là 795.900 người; trong đó dân số nữ là 390.900 người (chiếm 49,1%), dân số nam là 405.000 người (chiếm 50,9%). Mật độ dân số
trung bình là 116 người/km2
.
Tỉnh Bình Phước có hơn 10 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,3%), Tày (2,4%), Hoa (1,1%) và các dân tộc khác như Khơ me, Mường, Nùng, Hmông, Chăm, XTiêng. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) lần lượt qua các năm 2000, 2003 & ước năm 2004 là 2,68 triệu đồng, 3,70 triệu đồng, 4,3 triệu đồng. Tỷ lệ động viên vào ngân sách so với tổng GDP không ngừng tăng lên, năm 2000: 10,82%, năm 2003: 14,62% & ước năm 2004: 21,88%.
Các chỉ tiêu kinh tế đều đạt được nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn bình quân của thời kỳ 1997 - 2000, một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội VII tỉnh Đảng bộ đề ra.
Đặc biệt, trong sự phát triển theo hướng tích cực đó, nổi bật nhất là việc thực hiện chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả cụ thể đạt được trong 04 năm (2001 - 2004) về chỉ tiêu này như sau :
- Năm 2001: thực hiện 1.460 tỷ đồng. - Năm 2002: thực hiện 1.690 tỷ đồng. - Năm 2003: thực hiện 1.908 tỷ đồng. - Năm 2004: thực hiện 2.194 tỷ đồng.
Với đà phát triển như trên, trong năm 2005 từ khả năng khai thác các nguồn lực sẵn có, các ngành kinh tế của tỉnh hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện để tiếp tục thực hiện ở mức chắc chắn các chỉ tiêu phát triển của ngành là: giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp tăng từ: 7,5% - 8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 25% - 30%; giá trị sản xuất dịch vụ tăng: 15% - 16%, ước GDP của tỉnh năm 2005 khoảng 2460 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh sẽ đạt khoảng 11 - 12% như kế hoạch đã đề ra.
Từ kết quả thực hiện đó, ước tính tốc độ tăng bình quân về GDP của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt khoảng 13,5 %, tăng cao hơn so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra là 9,5 - 10%.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2000 công nghiệp chỉ chiếm 8,94%; dịch vụ: 26,3%; nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn là: 64,76%, đến năm 2005 dự kiến ngành công nghiệp sẽ tăng lên: 16,5 - 17%; dịch vụ: 30 - 30,5%; và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn: 53% trong GDP.
Hợp tác đầu tư với nước ngoài và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong ngoài tỉnh đạt khá. Trong 4 năm qua, đối với nguồn vốn đầu tư trong nước tỉnh đã thu hút được khoảng 11.500 doanh nghiệp, tương ứng tổng vốn đăng ký khoảng 1.850 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn nước ngoài, đã cấp phép cho 6 dự án với tổng vốn đầu tư 13,140 triệu USD, trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả với vốn đầu tư 7,8 triệu USD.
Về y tế, cuối năm 2005 tỉnh đã đạt chỉ tiêu 14 giường/vạn dân; 4,5 bác sĩ/vạn dân, 100% xã phường có trạm y tế, 80% trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% thôn, ấp có nhân viên y tế cộng đồng.
Bằng nhiều biện pháp, các năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn. Song song với việc giao đất kịp thời và nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn để sản xuất, tỉnh đã đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng trường học, trạm xá, đường giao thông… trong vùng dự án. Những tác động đó đã đem lại những kết quả khả quan, phần lớn người dân đã yên tâm ổn định nơi ăn ở, phát triển sản xuất, có khả
năng đảm bảo được cuộc sống gia đình. Với cách làm đó, trong giai đoạn năm 2001 – 2005 tỉnh đã xoá được 17.456 hộ nghèo đạt 111 % mục tiêu đề ra (15.718 hộ); giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,15% năm 2000 xuống còn 5 % vào năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13%. Phấn đấu tăng GDP bình quân đầu người đạt khoảng 8 triệu đồng vào năm 2010. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2006 – 2010 nhịp độ tăng trưởng bình quân công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng là 19,7%, nông - lâm - thuỷ sản là 5,68%, thương mại - dịch vụ - du lịch là 10,6%.
Phấn đấu thực hiện một bước chuyển biến tích cực và tiến bộ rõ nét về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, về văn hoá xã hội, giáo dục cả bề rộng lẫn chiều sâu. Phát triển mạnh cả 3 bậc học, hệ mầm non, tiểu học, trung học với các hình thức công lập, dân lập, tư thục, bán công làm cơ sở cho việc duy trì, giữ vững, xoá mù chữ và phổ cập tiểu học đã đạt được, tiến tới phổ cập trung học cơ sở trên toàn địa bàn tỉnh vào năm 2010.
Thực hiện mục tiêu nâng cao một bước về sức khoẻ cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn dưới 20%. Thực hiện đồng bộ các chương trình y tế cộng đồng như: chương trình khám chữa bệnh, chương trình kế hoạch hoá gia đình, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, chương trình uống vitamin A, chương trình phòng chống sốt rét, phòng chống HIV.... Đảm bảo năm 2010 100% trạm y tế có bác sĩ. Phấn đấu nâng tỷ lệ 8 – 10 bác sĩ /1vạn dân năm 2010.
Từ nay đến năm 2010, tập trung tạo bước phát triển mới về phong trào thể dục thể thao quần chúng, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, lực lượng vũ trang và cán bộ, công nhân viên chức, phấn đấu đạt 15 – 17% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,2% vào năm 2010.