Kết quả cho thấy, địa điểm sinh sống của nông hộ chủ yếu là cập các tuyến hương lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường giao thông thủy khi khoảng cách trung bình đến các địa điểm này lần lượt là 0,14; 2,79; và 0,54 km. Nguyên nhân là để thuận lợi cho việc sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa và giao thương,
dễ dàng tìm nguồn sinh kế và ổn định cuộc sống. Nó cũng phản ánh tập quán sinh sống chung của người dân vùng sông nước (sống cập các tuyến sông, rạch). Khoảng cách đến trung tâm xã cũng khá gần, trung bình 3,83 km. Các khu vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa thường tập trung ở các khu vực đông dân cư, trung tâm xã hoặc trung tâm huyện, thị trấn. Cùng với việc thực hiện phong trào xây dựng “nông thôn mới”, các xã được đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa nên khoảng cách đến các địa điểm này cũng không quá xa. Tương tự, phòng giao dịch của các ngân hàng, quỹ tín dụng cũng phát triển rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân đến giao dịch nên khoảng cách
đến các tổ chức này không phải quá xa. Bảng 4.2: Nơi ở của nông hộ ĐVT: Km Khoảng cách đến Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Trung tâm xã hay thị tứ 8,00 1,40 3,83 1,37
Trung tâm huyện hay thị trấn 20,00 2,00 13,74 5,28
Thị xã hay thành phố 35,00 2,00 12,56 10,19
Tổ chức tín dụng gần nhất 12,00 1,00 5,00 2,25
Khu công nghiệp gần nhất 27,00 17,50 22,12 2,05
Khu vui chơi, giải trí gần nhất 13,00 1,00 4,91 2,32
Hương lộ 1,00 0,02 0,14 0,00
Tỉnh lộ 10,00 0,40 2,79 2,26
Quốc lộ 19,50 0,50 12,75 6,05
Đường giao thông thủy 2,50 0,04 0,54 0,50
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Khoảng cách đến trung tâm huyện trung bình là gần 14 km, do vị trí địa lí của huyện trải rộng từ sông Tiền qua sông Hậu, mà trung tâm huyện nằm gần kề sông Hậu, nên khoảng cách trung bình này cũng tương đối lớn. Khoảng cách đến thị xã hay thành phố gần hơn so với khoảng cách đến trung tâm huyện do vị trí địa lí của huyện tiếp giáp hai mặt với thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc. Về khoảng cách đến khu công nghiệp, do trên địa bàn huyện hiện nay chỉ có “cụm công nghiệp” Vàm Cống nên khoảng cách đến các khu công nghiệp lớn nằm ở ngoại thành 2 thành phố của tỉnh là hơn 22
km.
4.1.6 Các mối quan hệ xã hội
Các mối quan hệ xã hội chỉ mối quan hệ giữa người và người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó phản ánh quá trình nông hộ sinh sống tại địa phương và thiết lập mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè, các cán bộ, hội đoàn
Bảng 4.3: Các mối quan hệ xã hội của nông hộ
Chỉ tiêu
Có quen Không quen Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh 54 47,0 61 53,0 Làm ở cơ quan nhà nước trung ương 0 0,0 115 100,0 Làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín
dụng hay quỹ tính dụng 13 11,3 102 88,7
Làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể địa
phương 64 55,7 51 44,3
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Kết quả khảo sát cho thấy, có 47% nông hộ có người thân hoặc bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh và gần 56% quen với người làm ở
các tổ chức xã hội, đoàn thể. Tỷ lệ này là khá cao do thời gian sinh sống tại địa phương của chủ hộ là rất lâu (trung bình 51,72 năm) (bảng 4.1), do tập quán sinh sống ở nông thôn, gắn bó mật thiết, tình làng nghĩa xóm được coi trọng và do nông hộ thường tham gia các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... nên cũng có quen biết. Ngược lại, không có hộ nào quen biết với người làm ở cơ quan nhà nước trung ương và chỉ có hơn 11% nông hộ
quen với người làm ở ngân hàng hay quỹ tín dụng, điều đó ít nhiều gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Vấn đề là cần khuyến khích nông hộ tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội, các hội nhóm ở địa phương để
những thông tin, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, người dân dễ dàng nắm bắt và tiếp cận, góp phần gia tăng thu nhập.
4.2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
4.2.1 Tiện nghi của gia đình
Về các tiện nghi cơ bản của gia đình, kết quả khảo sát cho thấy, 100% số
hộ có sử dụng điện từ hệ thống điện công cộng. Hiện nay, hệ thống điện lưới quốc gia đã được “phủ sóng” rộng khắp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Số hộ có điện thoại cốđịnh hay/và di
động cũng đạt rất cao (hơn 97%) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc.
Bảng 4.4: Tiện nghi cơ bản của nông hộ
Chỉ tiêu Số hộ sử dụng Đạt tỷ lệ (%)
Có điện thoại cố định hay/và di động 112 97,4
Có sử dụng điện từ hệ thống điện công cộng 115 100,0
Có nước máy sử dụng 80 69,6
Cũng theo kết quả khảo sát, số hộ có sử dụng nước máy đạt tỷ lệ 69,6%, cao hơn so với mức bình quân của tỉnh. Hiện nay, việc đưa nước sạch về vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 đã góp phần nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch lên 74%, trong đó có gần 48% người dân sử dụng nước máy (nước theo tiêu chuẩn Việt Nam)17. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn chưa có nước máy sử dụng, hoặc có nhưng người dân ngại sử dụng do tập quán sinh hoạt lâu nay. Hơn nữa, do nhiều thông tin về nước sạch không đạt tiêu chuẩn chất lượng và do “ngán tiền” nên nông hộ
vẫn thích bơm nước dưới sông lên lóng phèn xài hơn.
4.2.2 Tài sản của gia đình
Tài sản của gia đình phản ánh một phần cuộc sống và chất lượng cuộc sống của nông hộ. Tổng giá trị tài sản của hộ thấp nhất là 216 triệu đồng, trung bình là hơn 800 triệu đồng/hộ, cá biệt có trường hợp giá trị tài sản hơn 4,2 tỷ đồng. Chiếm cơ cấu lớn nhất trong tổng giá trị tài sản là đất đai – “tấc vàng” của người nông dân. Với giá trị tài sản như thế, có thể đánh giá là cuộc sống của người dân được đảm bảo khá ổn định.
Bảng 4.5: Giá trị tài sản của nông hộ năm 2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Đất đai 3912,00 120,00 645,10 531,30
Nhà ở 300,00 20,00 91,39 53,44
Tài sản ≥ 10 triệu 526,00 0,00 45,63 53,80
Các loại tài sản khác 1070,00 0,00 30,19 114,10
Tổng giá trị tài sản 4.241 216 813,26 575,80
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Đi sâu vào tìm hiểu, ta thấy giá trị nhà ở của nông hộ trung bình hơn 90 triệu, đa phần là nhà tường kiên cố hoặc nhà cây đúc nền gạch. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, giá trị nhà ở chỉ khoảng 20 triệu đồng, không có tài sản nào khác có trị giá hơn 10 triệu, do đó nông hộ
khó mà “an cư” để “lạc nghiệp”. Các loại tài sản khác bao gồm các loại gia súc, gia cầm, tiền chơi hụi,... hoặc những hộ giàu có thì gửi tiền ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân. Về tài sản đất đai (bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất mặt nước nuôi tôm hay thủy sản khác), giá trị trung bình gần 650 triệu đồng/hộ, giá trị thấp nhất là 120 triệu đồng, cao nhất là hơn 3,9 tỷđồng, khoảng cách chênh lệch giữa hộ cao nhất và thấp nhất lên đến 32,5 lần, điều
đó phản ánh một phần sự phân hóa giàu nghèo và bức tranh đa sắc về cuộc sống của nông dân. Bảng 4.6: Diện tích đất của nông hộ ĐVT: m2 Diện tích đất Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năm 2011 95.800 300 11.316 11.659 Năm 2012 95.800 300 11.373 11.719
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Về diện tích đất, có xu hướng ổn định qua các năm, diện tích đất trung bình năm 2012 đạt 11.373 m2/hộ (hơn 8,7 công tầm cắt). Những hộ có diện tích đất lớn chủ yếu là canh tác lúa hoặc lúa xen hoa màu, những hộ ít đất thường chọn hướng chăn nuôi, làm thuê làm mướn, buôn bán,... để tạo ra thu nhập hoặc có thể mướn đất để sản xuất. Nhìn chung, diện tích đất bình quân như vậy không đủ để tiến hành sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm vì thế cũng sụt giảm. Do đó, khi được hỏi thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp có đủ đảm bảo cuộc sống hay không thì câu trả lời thường gặp phải nhất là “làm cũng chỉ đủăn!”.
4.2.3 Thu nhập của nông hộ
4.2.3.1 Số hoạt động tạo ra thu nhập
Theo kết quả điều tra, hơn một nửa nông hộ được khảo sát có 2 hoạt
động tạo ra thu nhập, tức là ngoài thu nhập từ sản xuất, nông hộ thường có thêm 1 nguồn thu nhập nữa. Có gần 24% số nông hộ chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập, đây thông thường là những hộ có nhiều tư liệu sản xuất đất đai, do
đó tập trung chuyên môn vào công việc sản xuất, nguồn thu nhập khá cao nên không cần làm thêm hoạt động nào khác.
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Những hộ có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập chiếm tỷ trọng không cao 0,9% và 1,7%, đây thông thường là những hộ ít đất nên làm thêm nhiều hoạt
động khác để tăng thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống (như buôn bán, làm thuê, làm mướn, hoặc cho con cái lên thành phố làm công nhân). Hộ có 3 hoạt
động tạo ra thu nhập chiếm 21,7%. Những hộ có thành viên làm công chức, viên chức có nguồn thu nhập ổn định nên thường ít làm thêm các hoạt động khác. Hộ có nhiều nguồn thu nhập sẽ giảm bớt rủi ro nếu không may các nguồn thu nhập còn lại bị gián đoạn.
Đa dạng thu nhập
Mức độ đa dạng nguồn thu nhập của nông hộ còn được phản ánh thông qua chỉ số SID, chỉ số SID tăng khi số hoạt động tạo ra thu nhập tăng. Dựa vào bảng kết quả thống kê ta thấy, mức độ đa dạng thu nhập bình quân của nông hộ vẫn còn ở mức thấp (0,338), tức là có rất ít nguồn thu nhập, giá trị SID nhỏ
nhất là 0,000, là những hộ chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập. Điều này có thể giải thích là do nông hộ tập trung chính vào khai thác tối đa một số ít nguồn thu nhập, do đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đó. Tuy nhiên, những hộ có chỉ số SID cao cũng chưa thể kết luận là mức thu nhập sẽ cao, do thông thường những hộ ít tư liệu sản xuất sẽ tìm cách đảm bảo cuộc sống bằng những nguồn thu nhập khác.
Bảng 4.7: Mức độđa dạng nguồn của nông hộ Đại lượng thống kê mô tả Chỉ số SID
Lớn nhất 0,755
Nhỏ nhất 0,000
Trung bình 0,388
Độ lệch chuẩn 0,000
Nguồn: Tác giả điều tra và tính toán, 2013
4.2.3.2 Các nguồn thu nhập chủ yếu
Thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất (trồng lúa, cây hoa màu ngắn ngày, nuôi cá, nuôi gia súc, gia cầm) và thu nhập từ các hoạt động khác (làm mướn, buôn bán, làm dịch vụ, cho thuê đất, thủ công nghiệp, từ người thân trong và ngoài nước, và các nguồn thu nhập khác). Giá trị các nguồn thu nhập (chưa khấu trừ chi phí)
Bảng 4.8: Thu nhập của nông hộ năm 2012 ĐVT: triệu đồng Tiêu thức Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Thu nhập từ hoạt động sản xuất 418,30 0,00 103,71 90,32 Thu nhập từ hoạt động khác 848,00 0,00 61,07 96,49
+ Làm mướn 35,00 0,00 3,94 8,06
+ Buôn bán, làm dịch vụ 140,00 0,00 5,13 19,72
+ Công nhân, viên chức 240,00 0,00 31,83 49,69
+ Thu nhập từ đất cho thuê 140,00 0,00 2,19 14,08
+ Tiểu thủ công nghiệp 54,00 0,00 3,57 10,62
+ Từ người thân trong nước 12,00 0,00 0,22 1,48
+ Từ người thân ở nước ngoài 100,00 0,00 1,74 13,13
+ Khác 800,00 0,00 12,45 80,62
Tổng thu nhập của nông hộ 877,00 31,00 164,78 117,93 Thu nhập bình quân trên mỗi nhân khẩu 175,36 9,00 36,12 25,03
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Tổng thu nhập của nông hộ trung bình năm 2012 đạt khá cao (164,78 triệu đồng/hộ). Thế nhưng, khoảng cách về chênh lệch mức thu nhập lại rất lớn (hơn 28 lần), hộ có thu nhập nhỏ nhất chỉ đạt 31 triệu đồng, trong khi hộ
có thu nhập cao nhất là 877 triệu đồng. Khoảng cách này làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng thêm sâu sắc, có thể gây nên những hệ lụy khó lường. Tuy nhiên, do số nhân khẩu trong mỗi hộ là không hoàn toàn giống nhau, nên chỉ tiêu tổng thu nhập không phản ánh đúng thực tế thu nhập của nông hộ, mà cần xem xét chỉ tiêu thu nhập bình quân trên mỗi nhân khẩu. Theo đó, thu nhập bình quân trên mỗi nhân khẩu đạt 36,12 triệu đồng/năm hay 3,01 triệu
đồng/tháng. Đây không phải là một mức thu nhập cao, nhưng cũng “sống
được” ở vùng nông thôn của huyện trong điều kiện không có áp lực về “bão giá”. Ngoài ra, mức chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người cũng rất cao, giữa hộ cao nhất và thấp nhất lên đến gần 19,5 lần. Hơn nữa, thực tế khảo sát cho thấy, số hộ có thu nhập ở mức cao hơn trung bình chỉ là số ít, đại bộ phận nông hộ có mức thu nhập rất hạn chế. Nguyên nhân được giải thích là do ít tư
liệu sản xuất (trung bình mỗi hộ chỉ có hơn 11.000m2), trong khi hoạt động nông nghiệp lại gặp nhiều rủi ro, gánh nặng về chi phí phân thuốc và áp lực tăng giá trong chi tiêu sinh hoạt. Bên cạnh đó là việc khó khăn trong tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức, gây ra nhiều khó khăn cho nông dân. Những hộ ít đất sản xuất, thiếu vốn nên muốn vay nhưng không được vì không có tài
sản thế chấp, vì vậy mà nghèo lại càng nghèo (nông dân Trần Văn Vui, Hòa Thuận, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò).