Cơ cấu giới tính của chủ hộ
Trong tổng số đối tượng nghiên cứu được khảo sát, thì chủ hộ là nam chiếm 84,3%, chủ hộ là nữ chỉ chiếm 15,7%.
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của chủ hộ
Nguyên nhân được giải thích là do tư tưởng “trọng nam” của truyền thống văn hóa Việt vẫn còn đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, do đa phần người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên nam giới là người đảm nhận các công việc mang tính kỹ thuật, yêu cầu sức mạnh cơ bắp, độc hại. Trong khi phụ nữ đảm nhận các công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ và mất thời gian hơn. Ngoài ra, những hộ có chủ hộ là nữ thường thì người chồng đã qua đời, do đó người vợ đảm nhận vai trò trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, cơ cấu giới tính của chủ hộ chỉ mang nặng đặc trưng hành chính (đăng ký hộ tịch) và văn hóa - xã hội (nam giới lớn tuổi, người đại diện cho hộ, người ra quyết định chính).
Thành phần dân tộc
Về thành phần dân tộc, 100% số hộ được khảo sát thuộc dân tộc Kinh.
sinh sống. Trên địa bàn tỉnh, người Kinh chiếm tới 99,8%, người Hoa chiếm 0,17%, người Khmer chỉ chiếm 0,02% và một số dân tộc thiểu số khác.16
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Theo kết quả khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ vẫn còn ở
mức thấp, cụ thể, có đến hơn một nửa (51,3%) chủ hộ có trình độ cấp I, 25,2% chủ hộ có trình độ cấp II và chỉ có 11,3% chủ hộ có trình độ cấp III. Đáng chú ý hơn là có đến 12,2% chủ hộ không đi học và không có chủ hộ nào có trình
độ trên cấp III. Nguyên nhân là do đa phần chủ hộ là những người lớn tuổi (bảng 4.1), sinh ra trong thời điểm đất nước còn chiến tranh, gia đình có đông anh chị em, điều kiện kinh tế trước đây còn gặp nhiều khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Ngược lại, những chủ hộ có trình độ cấp III thường là những gia đình trẻ, có điều kiện học tập tốt hơn nhiều so với các thế hệ
trước.
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc nắm bắt thông tin, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các cơ hội sản xuất mới. Trình độ học vấn của chủ
hộ còn ở mức thấp cản trở việc nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản, giảm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, từđó ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, với tính cách ham học hỏi, chịu thương chịu khó của nông dân thì việc nâng cao trình độ, chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân không phải là việc khó thực hiện.