Thương mại – Dịch vụ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 33)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011 đạt gần 34.943 tỷđồng. Năm 2012, tuy chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn của kinh tế thế giới và cả

nước, nhưng bằng các nỗ lực trong xúc tiến thương mại, thực hiện các chương trình quảng bá hàng Việt, nên đã giữđược đà tăng trưởng của khu vực thương mại và dịch vụ, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả

năm tăng 17,06% so với năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước tính 836.469 ngàn USD, bằng 95,4% so năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch xuất khẩu giảm hoặc tăng ít so với năm 2011.12

3.1.5 Tiềm năng và lợi thế phát triển

Về du lịch, Đồng Tháp có 1 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống và địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ẩm thực cũng là đặc sắc riêng của tỉnh.

Hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi là điều kiện quan trọng để thu hút nhà đầu tưđến Đồng Tháp với tuyến quốc lộ 30, 54 và 80, cùng với các tuyến N1, N2, cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống đang được triển khai xây dựng, hệ

thống giao thông thủy với sông Cửu Long và nhiều tuyến giao thông thủy trọng điểm quốc gia đáp ứng tốt yêu cầu vận chuyển hàng hoá.

Nguồn nguyên liệu dồi với sản phẩm chủ lực là gạo và thủy sản rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến. Kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp của tỉnh khá hoàn thiện với 3 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn. Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 34 cụm công nghiệp chờ đón các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư.

Về kinh tế cửa khẩu, tỉnh hiện có đến 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà). Khu kinh tế cửa khẩu sẽ phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm giao lưu kinh tế các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Tỉnh Đồng Tháp có nguồn lao động trẻ dồi dào, hệ thống đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh cung cấp tương đối tốt nguồn nhân lực cho nhu cầu sản xuất và phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư.

Kênh phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp được tỉnh chú trọng xây dựng. Hệ thống thương mại và dịch vụ ở Đồng Tháp với các siêu thị, chợ đầu mối ở trung tâm thị xã, thành phố và hơn 228 chợ truyền thống.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt.

Quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ, cùng với những chính sách hỗ

trợ được tỉnh cam kết và thực hiện tốt để các doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển bền vững.13

12 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2012. 13

3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẤP VÒ 3.2.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chánh 3.2.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chánh

Lấp Vò là huyện phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa 2 dòng Tiền giang và Hậu giang, phía Đông giáp thành phố Sa Đéc, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang qua rạch Cái Tàu Thượng, phía Nam giáp quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) qua sông Hậu và huyện Lai Vung, phía Bắc giáp thành phố Cao Lãnh qua sông Tiền.

Hiện nay, huyện Lấp Vò có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 đô thị

loại IV là thị trấn Lấp Vò và 12 xã: Bình Thành, Bình Thạnh Trung, Định An,

Định Yên, Hội An Đông, Long Hưng A, Long Hưng B, Mỹ An Hưng A, Mỹ

An Hưng B, Tân Khánh Trung, Tân Mỹ và Vĩnh Thạnh.

3.2.2 Diện tích - dân số - mật độ dân cư

Lấp Vò có diện tích 246 km2, dân số trung bình năm 2012 là 181,153 người, mật độ dân số 736 người/km2. So với các huyện, thị, thành phố khác trong tỉnh, huyện có diện tích đứng thứ 6, dân số đứng thứ 2 và mật độ dân số đứng hàng thứ 3. Như vậy có thể nói Lấp Vò là một huyện đất chật người

đông.

Bảng 3.2: Diện tích, dân số, mật độ dân cư huyện Lấp Vò năm 2012

Đơn vị hành chính Số khóm ấp Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) - Thị trấn Lấp Vò 4 4,4 11.377 2.586 - Xã Bình Thành 6 18,7 15.213 814 - Xã Định An 4 18,6 17.841 959 - Xã Định Yên 4 18,2 18.326 1.007 - Xã Long Hưng A 5 17,5 10.689 611 - Xã Long Hưng B 6 21,5 11.983 557 - Xã Tân Khánh Trung 6 19,1 15.639 819 - Xã Vĩnh Thạnh 5 30,5 16.079 527 - Xã Tân Mỹ 5 18,2 11.804 649 - Xã Mỹ An Hưng A 4 11,8 10.052 852 - Xã Mỹ An Hưng B 5 23,6 16.270 689 - Xã Hội An Đông 4 12,2 9.336 765 - Xã Bình Thạnh Trung 7 31,2 16.544 530 Huyện Lấp Vò 66 246 181.153 736

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lấp Vò, 2012

3.2.3 Đất đai

Do đặc điểm địa lí nằm giữa 2 nhánh sông Mê Kông nên tài nguyên đất của huyện chủ yếu là đất phù sa và đất phèn. Phần lớn diện tích là đất nông nghiệp (chiếm 72,16%), còn lại là đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lấp Vò năm 2012

STT Phân loại Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Diện tích đất nông nghiệp 17.765,6104 72,16

2 Diện tích đất phi nông nghiệp 6.854,2010 27,84

3 Diện tích đất chưa sử dụng 0 0

Tổng diện tích đất tự nhiên 24.619,8114 100

Nguồn: Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Đồng Tháp

3.2.4 Hệ thống giao thông

Lấp Vò được đánh giá là một vùng đất giàu tiềm năng với hệ thống giao thông huyết mạch, thuận lợi trong việc giao thương. Giao thông đường bộ với Quốc lộ 80, 54 và 4 tỉnh lộ, phà Vàm Cống nối với thành phố Long Xuyên, phà Cao Lãnh nối với thành phố Cao Lãnh. Hiện nay, Trung ương đang đầu tư

nhiều dự án lớn trên địa bàn huyện như: cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, nâng cấp Quốc lộ 54, xây dựng tuyến nối Cao Lãnh - Vàm Cống. Khi các dự án kết nối trung tâm ĐBSCL này hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển. Ngoài ra, giao thông nông thôn cũng được đầu tư khá hoàn chỉnh,

đường ô tô đến được trung tâm của 13/13 xã, thị trấn.

Lấp Vò có điều kiện thuận lợi về giao thông thủy do nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và có tuyến vận tải thủy quốc gia sông Sa Đéc - kênh xáng Lấp Vò chạy dọc chiều dài của huyện, đây là một trong những tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất khu vực ĐBSCL, là cầu nối của 2 khu vực có sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

3.2.5 Tình hình kinh tế14

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện những năm gần đây luôn đạt ở mức cao, trung bình giai đoạn 2010 – 2012 là hơn 15%/năm. Tăng trưởng GDP của huyện dựa rất nhiều vào khu vực Công nghiệp – Xây dựng. Khu vực Nông – Lâm - Thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp, tuy nhiên việc duy trì tăng trưởng

ở khu vực này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế - xã hội do đa số người dân sống ở

khu vực nông thôn.

14

Bảng 3.4: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2012

Khu vực/năm Năm 2010 Năm 2011 Ước 2012

1. Giá thc tế (1000 đồng) 2.369.897.234 3.007.986.499 3.437.236.978

- Nông, lâm, thủy sản 1.207.910.463 1.511.004.149 1.660.132.638 - Công nghiệp- Xây dựng 581.268.665 776.170.369 916.112.757 - Thương mại- Dịch vụ 580.718.106 720.811.981 860.991.583

2. Giá c định năm 1994

(1000 đồng) 1.251.133.435 1.460.267.302 1.642.091.929

- Nông, lâm, thủy sản 555.435.293 597.321.006 635.815.322 - Công nghiệp- Xây dựng 366.619.844 466.972.636 537.810.389 - Thương mại- Dịch vụ 329.078.298 395.973.660 468.466.217

3. Tc độ phát trin GDP

(theo giá 1994) (%) 16,54 16,72 12,45

- Nông, lâm, thủy sản 7,20 7,54 6,44

- Công nghiệp- Xây dựng 28,66 27,37 15,17

- Thương mại- Dịch vụ 21,67 20,33 18,31

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lấp Vò

Về cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch đúng hướng khi tỷ trọng khu vực Nông nghiệp giảm dần qua các năm và tăng dần tỷ trọng khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Khu vực Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao,

điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế

của huyện và thu nhập của người dân.

Bảng 3.5: Cơ cấu GDP huyện Lấp Vò giai đoạn 2010-2012

Khu vực/năm Năm 2010 Năm 2011 Ước 2012

Theo giá thc tế (%) 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm, thủy sản 50,97 50,23 48,30

- Công nghiệp- Xây dựng 24,53 25,80 26,65

- Thương mại- Dịch vụ 24,50 23,97 25,05

Theo giá cđịnh 1994 (%) 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm, thủy sản 44,40 40,91 38,72

- Công nghiệp- Xây dựng 29,31 31,98 32,75

- Thương mại- Dịch vụ 26,29 27,11 28,53

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lấp Vò

3.2.5.1 Nông nghip

Năm 2011 lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện giành thắng lợi trên nhiều mặt.

-Trồng trọt: diện tích lúa cả năm là 34.313 ha, sản lượng đạt 208.994 tấn, tăng 19.250 tấn so với năm 2010. Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày xuống giống được 5.174 ha với các cây trồng chủ yếu là: bắp, khoai lang, đậu. Cây ăn quả 1.891 ha với các loại cây trồng chính là cam, quýt, nhãn, xoài.

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành nông nghiệp - thủy sản huyện Lấp Vò giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Trồng trọt:

- Diện tích cây lúa cả năm (ha) 30.985 31.916 34.313

- Sản lượng lúa (tấn) 178.314 189.744 208.994

- Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg) 990 1.051 1.156 - Diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn

ngày (ha) 4.567 5.174 5.968

- Diện tích cây ăn trái (ha) 1.915 1.905 1.891

2. Chăn nuôi

- Trâu, bò (con) 2.549 2.641 2.840

- Đàn heo (con) 22.561 20.037 22.393

- Sản lương thịt hơi (tấn) 4.288 4.329 4.521

3. Thuỷ sản

- Diện tích nuôi (ha) 328 366 358

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng (tấn) 22.545 29.238 29.562

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lấp Vò

-Chăn nuôi: đàn heo có đến thời điểm cuối năm 2011 là 22.393 con, tăng 2.320 con so với năm 2010, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 2.885 tấn; đàn bò 2.779 con, sản lượng thịt 626 tấn; gia cầm 452.240 con, giảm 23.155 con so với năm 2010, sản lượng thịt xuất chuồng 1.002 tấn.

-Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng tăng nhanh trong các năm qua với nhiều hình thức như nuôi trên ao, ruộng, đăng quầng. Thế mạnh thủy sản là tôm càng xanh và cá tra, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

đến cuối năm 2011 đạt 358 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 29.562 tấn, tăng 1,11% so với năm 2010. Ngành thủy sản đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp của huyện.

3.2.5.2 Công nghip – xây dng và Thương mi – dch v

Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 - 2011 khá sôi động và tăng trưởng tốt.

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành Công nghiệp và Thương mại-dịch vụ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Công nghiệp - TTCN - Số cơ sở sản xuất Cơ sở 3.785 3.833 3.866 - Số lao động Người 11.820 11.914 12.165 2. Thương mại - Dịch vụ - Số cơ sở kinh doanh Cơ sở 7.595 7.954 8.498 - Số lao động Người 13.091 13.526 13.978 - Tổng mức bán lẻ HH-DV Triệu đồng 1.918.878 2.392.620 3.215.475

Công nghiệp – xây dựng: sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 khá phát triển với 3.866 cơ sở, thu hút 12.165 lao động. Các ngành công nghiệp chủ yếu là xay xát, chế biến lương thực - thực phẩm. Hàng trăm nhà máy xay sát và lau bóng lúa gạo đã đưa Lấp Vò trở thành một trong những nơi kinh doanh lương thực nhộn nhịp hàng đầu vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp chủ yếu là cơ sở nhỏ sử dụng ít lao động. Những năm gần

đây đã có một số cơ sở lớn đầu tư vào địa bàn huyện như Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản K&K, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Đa quốc gia IDI hoạt động ở lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng, giúp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn. Ngành xây dựng những năm qua phát triển mạnh do vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng tăng mạnh. Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư tăng nên nhu cầu xây dựng cũng tăng nhanh. Giá trị tăng thêm toàn khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2011 đạt 2.936.607 triệu

đồng, tăng 34,92% so với năm 2010 (tính theo giá thực tế).

Thương mại – dịch vụ: hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển năng động, đều khắp trên các địa bàn, giao lưu trao đổi hàng hóa trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh, huyện đã tập trung nâng cấp và xây dựng mới các chợ Lấp Vò, Vĩnh Thạnh, Vàm Đinh, Nước Xoáy,... tạo được bộ mặt khang trang đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân. Các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, Ngân hàng, Vận tải, ... được mở rộng. Đến cuối năm 2011 toàn huyện có 8.498 cơ sở tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ, thu hút 13.978 lao động, tăng 544 cơ sở và tăng 452 lao động so với cuối năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ năm 2011 đạt hơn 3.215 tỷ đồng, tăng 34,39% so với năm 2010.

3.2.6 Văn hóa xã hội15

Giáo dục: hệ thống giáo dục các cấp trên địa bàn huyện khá hoàn thiện với 15 trường mầm non - mẫu giáo, 31 trường tiểu học, 12 trường THCS, 1 trường THCS - THPT ,4 trường THPT và 1 Trung tâm GDTX. Ngành giáo dục huyện Lấp Vò đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Y tế: huyện có 1 bệnh viện đa khoa 200 giường, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 13/13 xã, thị trấn có trạm y tếđáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Văn hóa: các hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ của người dân, gắn với xây dựng nếp

sống văn minh. Năm 2011 có 37.225 hộđạt gia đình văn hóa, 60/66 khóm ấp

đạt khóm ấp văn hóa.

Công tác chính sách - xã hội và lao động - việc làm, xóa đói giảm nghèo

được đẩy mạnh thực hiện. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 14,36% (theo tiêu chí mới), với 6.162 hộ (tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh là 15,73%). Tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,26% với 3.974 hộ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YU TNH HƯỞNG ĐẾN THU NHP CA NÔNG H HUYN LP VÒ TNH ĐỒNG THÁP 4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ

Theo dự kiến, tác giả sẽ điều tra 120 nông hộ. Tuy nhiên, do các nguyên nhân như không liên hệ được nông hộ, bị từ chối trả lời, thông tin cung cấp không đầy đủ, thời tiết không thuận lợi trong khoảng thời gian tiến hành phỏng vấn,... nên tác giả chỉ xây dựng được cơ sở dữ liệu bao gồm 115 nông hộđể sử dụng vào các phân tích trong đề tài này.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)