Theo kết quả thống kê, chi phí sản xuất nông nghiệp là khá cao. Trung bình mỗi nông hộđầu tư 59,245 triệu đồng vào sản xuất (chưa tính lãi vật tư), hộ đầu tư cao nhất là 276,5 triệu đồng, thấp nhất cũng hơn 6 triệu đồng. Nếu so với con số thu nhập trung bình từ hoạt động sản xuất 103,90 triệu đồng (bảng 4.8) và số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ là 4,64 người (bảng 4.1) thì nguồn thu nhập còn lại để chi tiêu trung bình mỗi nhân khẩu chỉ hơn 9,6 triệu đồng/năm. Điều này lý giải vì sao nông dân luôn là người thiệt thòi nhất, công việc vất vả nhưng thu nhập lại chẳng là bao.
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất của nông hộ năm 2012
ĐVT: 1.000đ
Loại chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Giống 128.360 500 8.100 19.619
Phân, thuốc hóa học 125.170 0 25.749 21.272
Thức ăn (trong chăn nuôi) 190.500 0 3.308 19.788
Lao động nhà 41.250 0 5.417 6.018 Lao động thuê 17.100 0 3.593 4.070 Bơm tưới 14.400 0 2.495 2.658 Thu hoạch 31.500 0 6.715 5.941 Các loại chi phí khác 19.800 0 4.163 4.703 Tổng chi phí sản xuất 276.500 6.300 59.245 53.481
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Về tỷ trọng của các loại chi phí sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của nông hô được mô tả qua biểu đồ sau:
Nguồn: Tác giảđiều tra và tính toán, 2013
Hình 4.7 Biểu đồ cơ cấu chi phí sản xuất nông nghiệp năm 2012
Dựa vào biểu đồ ta thấy, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm hơn 43% trong tổng chi phí sản xuất, tiếp đến là chi phí giống. Chi phí thức ăn (trong chăm nuôi) chiếm tỷ trọng thấp do hoạt động chăn nuôi không được nhiều hộ tham gia, vật nuôi chủ yếu là bò, vịt nên ít tốn nhiều chi phí thức ăn. Chi phí thu hoạch (chủ yếu là lúa) chiếm tỷ trọng cũng khá cao, tuy nhiên do máy gặt đập cắt nên theo nông dân thì đã giảm nhiều so với trước đây. Về lao
động, do nông hộ muốn tiết kiệm bớt chi phí sản xuất nên tỷ lệ lao động nhà cao hơn so với lao động thuê. Từ những phân tích trên cho thấy, để cải thiện thu nhập cho nông hộ thì cần có các biện pháp giảm bớt chi phí sản xuất.