Một số thông tin khác về nông hộ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 44)

Tuổi của chủ hộ nhỏ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi, tuổi trung bình của chủ hộ ở mức khá cao (57,95 tuổi). Nguyên nhân là do các hộ gia đình ở

nông thôn thường có nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, chủ hộ

thường là người lớn tuổi nhất, có vị trí và vai trò quan trọng trong gia đình,

được con cháu yêu mến, kính trọng. Chủ hộ ở độ tuổi này sẽ có nhiều kinh nghiệm sản xuất và vốn sống phong phú. Tuy nhiên, do lớn tuổi nên sẽ khó tiếp cận với những cái mới, những tiến bộ mới mà thường đi theo “lối mòn kinh nghiệm”. Lấy ví dụ về việc làm ruộng, thực tế khảo sát cho thấy, những chủ hộ lớn tuổi cho rằng muốn tăng năng suất lúa phải sạ giầy, có hộ sạ tới 2 giạ (40kg)/công, trong khi những hộ áp dụng kỹ thuật sạ hàng cao nhất chỉ

khoảng 20kg/công (công tầm cắt = 1300m2). Bảng 4.1: Một số thông tin khác của nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi của chủ hộ Tuổi 86,0 26,0 57,95 13,21

Kinh nghiệm của chủ hộ Năm 55,0 6,0 29,64 10,50

Số nhân khẩu Người 9,0 2,0 4,64 1,42

Số người phụ thuộc Người 5,0 0,0 1,55 1,09

Tổng số thành viên trong độ tuổi lao động (và có khả năng lao động)

Người 7,0 1,0 3,83 1,19

Độ tuổi lao động trung bình Tuổi 68,5 19,7 39,18 7,51

Thời gian hộ sống ở địa phương

Kinh nghiệm của chủ hộ được đo lường bằng khoảng thời gian chủ hộ

bắt đầu tham gia vào công việc tạo ra thu nhập đến thời điểm hiện tại. Theo kết quả khảo sát, kinh nghiệm của chủ hộ dao động mạnh từ 6 đến 55 năm, trung bình kinh nghiệm của chủ hộ là gần 30 năm. Những hộ có kinh nghiệm ít thường là những gia đình trẻ, nhưng do làm quen với công việc làm nông từ

nhỏ nên ít nhất cũng có 6 năm kinh nghiệm. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, góp phần tăng năng suất và tạo ra nhiều thu nhập.

Số nhân khẩu trong hộ trung bình là 4,64 người, cao nhất là 9 người và thấp nhất là 2 người. Hộ có ít nhân khẩu là những gia đình trẻ, vừa mới kết hôn và tách hộ khẩu, trong khi những hộ có nhiều nhân khẩu bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống, nhân khẩu của hộ giàu cũng thường ít hơn hộ nghèo. Nhìn chung, số nhân khẩu trung bình là khá hợp lý. Số nhân khẩu cao giúp giảm bớt chi phí thuê mướn lao động, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, nhân khẩu tăng đồng nghĩa với chi tiêu cũng tăng theo.

Số người phụ thuộc là những thành viên không tạo ra thu nhập. Đối tượng này là những người lớn tuổi, học sinh, sinh viên,... Số người phụ thuộc trong khảo sát cao nhất lên đến 5 người, trung bình là 1,55 người.

Tổng số thành viên trong độ tuổi lao động (và có khả năng lao động)

trung bình là 3,83 người. Con số này cao hơn nhiều so với số người phụ thuộc, tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế mà các nhà xã hội học gọi là “dân số vàng”. Tuy nhiên, có những hộ số thành viên có khả năng lao động chỉ

có 1 người. Đây là những trường hợp mà con cháu đã lập gia đình và có cuộc sống riêng, chỉ còn lại vợ chồng già nhưng vẫn làm việc và tạo ra thu nhập. Độ tuổi lao động trung bình trong mỗi hộ thấp nhất là hơn 19 tuổi, cao nhất là hơn 68 tuổi, trung bình là gần 40 tuổi. Ở độ tuổi này, lao động đã có thể tích lũy đủ kinh nghiệm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hoạt

động sản xuất. Đây là một thuận lợi lớn để nâng cao thu nhập.

Thời gian hộ sinh sống tại địa phương trung bình lên đến 51,72 năm.

Đây là khoảng thời gian dài, đủ để chủ hộ am hiểu các điều kiện địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương, từ đó có các phương án sản xuất hợp lí và hiệu quả. Thời gian sống ổn định và lâu dài cũng giúp nông hộ tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống và tạo ra nhiều thu nhập.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)