Giải pháp nâng cao hơn tỷ lệ nông hộ sử dụng những tiện nghi cơ bản (chủ yếu là nước sạch): cần có chính sách hỗ trợ nông hộ sử dụng nước máy bằng cách giảm hoặc miễn chi phí lắp đặt đồng hồ nước. Có biện pháp tuyên truyền người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, hội nông dân,... Hội phụ nữ cũng nên mở rộng cho vay xây nhà vệ sinh và vào nước sạch để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài ra, đối với những khu vực khó khăn chưa có cây nước, cần có chính sách kêu gọi đầu tư, xã hội hóa việc cung cấp nước sạch. Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra để nguồn nước đảm bảo an toàn, hợp vệ
sinh.
Giải pháp tăng cường các mối quan hệ xã hội: cần khyến khích nông hộ
tham gia các tổ chức đoàn thể, xã hội. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các hội, đoàn thể để đây thực sự là kênh tuyên truyền hiệu quả, thu hút nhiều nông hộ tham gia. Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách phải là những người có trách nhiệm, có đủ trình độ, kỹ năng và lòng nhiệt huyết, có khả năng thu hút người khác, am hiểu địa bàn và đời sống của người dân.
Giải pháp về giao thông: cần nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông nông thôn đang xuống cấp, thay thế và bê tông hóa những cây cầu yếu, tải trọng nhỏđể rút ngắn hơn nữa khoảng cách đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố, nông sản hàng hóa được vận chuyển dễ dàng, hoạt động giao thương
được thuận lợi.
Giải pháp về nâng cao hiểu biết và kiến thức về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp: hệ thống khuyến nông của Nhà nước, doanh nghiệp, các viện, trường
đại học cần chuyển giao quy trình kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất và điều kiện
canh tác của từng địa phương bằng cách tăng cường các buổi hội thảo, tập huấn, trình diễn kỹ thuật sản xuất mới. Bên cạnh đó, nông hộ cũng cần tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin và áp dụng tốt vào sản xuất để từng bước nâng cao thu nhập.
Giải pháp về chi phí sản xuất: cần giảm chi phí sản xuất bằng cách thực hiện tốt các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, áp dụng “quy tắc 4 đúng” trong bón phân, áp dụng kỹ thuật sạ hàng,... Sản xuất lúa theo hướng VietGAP nhằm hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao, giảm giá thành sản xuất thông qua tổ chức liên kết sản xuất. Sử
dụng các giống lúa xác nhận, chất lượng. Ngoài ra, nông dân cũng nên thống nhất với nhau chuyển đổi sang canh tác các giống lúa chất lượng để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa, cũng cần xem xét các mô hình sản xuất luân canh khác có khả năng tăng thêm thu nhập.
Giải pháp về hỗ trợ thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm: các cơ
quan chức năng cần có biện pháp mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư, thu mua sản phẩm cho nông dân. Thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, trong đó, phải có đại diện từ chính quyền địa phương đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân một cách tốt nhất. Doanh nghiệp cũng nên trực tiếp thu mua nông sản để người dân không phải mất đi nguồn thu nhập lớn từ “chút đỉnh đồng lời” của thương lái. Nông hộ cũng nên tham gia vào các tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã để dễ tiếp cận hơn với thị trường. Ngoài ra, nông hộ cũng cần quan sát nắm bắt thị trường để đáp ứng tốt các nhu cầu mà thị trường đang cần.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng thu nhập và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Số liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập thông qua khảo sát 115 nông hộ. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập số liệu có liên quan từ các phương tiện truyền thông và nguồn thông tin từ Phòng thống kê huyện Lấp Vò cung cấp. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính bội để xử lý số liệu.
Kết quả cho thấy, thu nhập của nông hộ ở mức khá, bình quân trên mỗi nhân khẩu là 36,12 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, khoảng cách về chênh lệch thu nhập giữa hộ cao nhất và thấp nhất còn rất lớn, hơn 28 lần, khoảng cách về chênh lệch thu nhập trung bình trên mỗi nhân khẩu là 19,5 lần. Gần 63% nguồn thu nhập của nông hộ là đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập vẫn chưa được nông hộ chú trọng nhiều
để nâng cao thu nhập. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được đảm bảo, tuy nhiên mức sống lại không cao và không đồng đều.
Về hoạt động sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ, chi phí sản xuất còn cao, đặc biệt là chi phí vật tư và chi phí giống. Đa số nông hộ được hỗ trợ về kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) và kỹ thuật nuôi trồng, các nguồn thông tin này có ảnh hưởng tốt đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, thông tin về
nguồn tín dụng và thị trường đầu ra của sản phẩm thì còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá sản phẩm thấp và không
ổn định, lãi suất mua chịu vật tư nông nghiệp cao, bị thương lái ép giá là những nguyên nhân trực tiếp làm giảm thu nhập của nông hộ. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, hoạt động liên kết sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và được bao tiêu sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho nông dân nên cần tiếp tục được mở rộng triển khai.
Nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở mức ý nghĩa từ 1 – 10%. Trong đó, các yếu tố nhân khẩu, diện tích đất và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp có tác động cùng chiều với thu nhập, trong khi yếu tố vay vốn và hoạt động nghề thủ công có tác động nghịch chiều. Các yếu tố còn lại khác trong mô hình thì không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Yếu tố số nhân khẩu có hệ số tương quan dương với thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò (β1 = 15,939). Thực tế khảo sát cho thấy, trung bình 4,64 nhân khẩu thì có 3,83 thành viên trong độ tuổi lao động. Do vậy, số nhân khẩu tăng sẽ làm tăng lực lượng lao động và tăng thu nhập.
Yếu tố diện tích đất có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập (β6 = 0,005) do nguồn thu nhập chủ yếu của người dân huyện Lấp Vò là làm nông nên đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng. Diện tích đất tăng sẽ giúp nông hộ mở
rộng quy mô sản xuất, tiết kiệm chi phí và làm gia tăng thu nhập.
Hoạt động phi nông nghiệp cũng là yếu tố có tương quan thuận với thu nhập (β8 = 54,043). Kết quả này một lần nữa khẳng định hoạt động phi nông nghiệp thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của nông hộ như nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra. Hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là giá sản phẩm thấp và không ổn
định, do đó tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp sẽ giúp nông hộ giảm bớt rủi ro giá cả, ổn định và tăng thêm thu nhập đểđảm bảo cuộc sống.
Yếu tố vay vốn và làm nghề tiểu thủ công nghiệp lại có tác động nghịch chiều với thu nhập với hệ số β trong mô hình hồi quy lần lượt là β7 = -59,646 và β9 = -72,913. Nguyên nhân là do nông hộ phải phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng phi chính thức là mua chịu vật tư nông nghiệp với lãi suất cao.
Điều đó làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm nguồn thu nhập. Bên cạnh đó,
đầu ra cho sản phẩm nghề thủ công còn bấp bênh, các lớp dạy nghề thu hút nhiều nông hộ tham gia nhưng sau khi học thì không được duy trì lâu, thu nhập cũng thấp hơn nhiều so với làm mướn nên nhiều hộ cũng không mặn mà với nghề.
Cuối cùng, tác giảđã đề xuất một số giải pháp và chính sách gợi ý nhằm góp phần ổn định đời sống và tăng thu nhập cho nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp.
6.2 KIẾN NGHỊ
Với những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và mức sống cũng như
hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho nông hộđã đưa trong chương 5, tác giả xin gởi một số kiến nghị cụ thể như sau:
Đối với địa phương
+ Khuyến khích nông hộ tham gia các hoạt động phi nông nghiệp. Chú trọng giải quyết đầu ra cho sản phẩm và duy trì các hoạt động nghề TTCN.
+ Khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp. Vận động người dân tham gia mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, giúp nông dân tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản.
+ Phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn cho nông dân về kỹ
thuật sản xuất, các mô hình canh tác hiệu quả.
Đối với nông hộ
+ Chủđộng, tích cực tham gia và vận động bạn bè, hàng xóm thực hiện liên kết sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.
+ Chú trọng các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập. + Chủđộng nâng cao trình độ, tìm hiểu và thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng vào thực tiễn sản xuất.
+ Nên tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể, hợp tác xã để nắm bắt thông tin nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thị trường và các nguồn tín dụng.
Đối với tổ chức tín dụng chính thức
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay, đơn giản thủ tục vay vốn.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng thẩm định cho cán bộ tín dụng. Do phần lớn nông hộ có trình độ thấp, nên phải giải quyết thắc mắc, hướng dẫn khách hàng một cách đơn giản, dễ hiểu, hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay sao cho hợp lí, hiệu quả.
+ Nâng cao mức vay cho nông dân, có những khoản tín dụng vi mô cho hộ nghèo, hộ gặp nhiều khó khăn, giảm lãi suất và tài sản thế chấp.
Đối với các doanh nghiệp
+ Cần trực tiếp thu mua sản phẩm của nông dân với giá cao, hạn chế qua khâu trung gian là thương lái. Thực hiện kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
+ Không nên vì cạnh tranh không lành mạnh mà hạ giá nông sản xuất khẩu, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
+ Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Anh Phương, 2013. Bức tranh nông thôn Việt: Nhiều màu xám. Kênh thông tin đối ngoại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam <http://vccinews.vn/?page=detail&folder=165&Id=10051> [truy cập ngày 15/8/2013].
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2007. Vai trò và vị trí của kinh tế
hộ gia đình trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm. <http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/48966/seo/Vai- tro-va-vi-tri-cua-kinh-te-ho-gia-dinh-trong-phat-trien-kinh-te-va-giaI- quyet-viec-lam/language/vi-VN/Default.aspx > [truy cập ngày 15/8/2013]. 3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Thông tin tỉnh Đồng Tháp.
<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/t inhdongthap/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1358 > [truy cập ngày 2/9/2013].
4. Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp. Giới thiệu chung Huyện Lấp Vò. <http://dongthap.gov.vn> [truy cập ngày 15/8/2013].
5. Cổng thông tin điện tửĐồng Tháp, 2013. Nông thôn vẫn “khát” nước sạch. <http://www.dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodi entu/sitatintucsukien/sitavanhoaxahoi/20131014-
nong+thon+con+khat+nuoc+sach> [truy cập ngày 4/11/2013].
6. Đặng Thị Thảo Triều, 2010. Ảnh hưởng của tín dụng đến thu nhập của nông hộ tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Cần Thơ.
7. Đinh Thái Hoàng và Trần Bá Nhẫn, 1998. Lý thuyết thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế. Hà Nội: NXB Thống kê. 8. Đoàn Thị Cẩm Vân, Lê Long Hậu và Vương Quốc Duy, 2010. Vai trò của
hoạt động phi nông nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11/2010.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS (tập 1). Hà Nội: NXB Hồng Đức.
10.Hoàng Thị Hồng Lộc và Lê Thị Diệu Hiền, 2013. Các nhân tốảnh hưởng
đến thu nhập của công nhân tại các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
Đại học Cần Thơ, trang 263-268.
11.Huỳnh Thanh Hương, Huỳnh Văn Tùng, Trần Thị Mỹ Trinh và Bùi Văn Trịnh, 2013. Nghiên cứu tác động của thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất ở thành phố
Cần Thơ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
Đại học Cần Thơ, trang 240-247.
12. Hoài Thuộc, 2012. Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp dọc sông Xáng Lấp
Vò.<http://thdt.vn/?s=TTDT&ArID=QwSFrtG5BxzxiIh1Xcwpvg==&CA TID=EMFie3lNP8doxQfdhM+VdA== > [truy cập ngày 14/9/2013].
13. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng nghiên cứu Marketing. Đại học Cần Thơ.
14. Mai Văn Nam, 2012. Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ tham gia hoạt động làng nghềở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 262, Tháng 8/2012.
15. Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 17b, trang 87-96.
16. Nguyễn Công Bằng, 2012. Phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập
đến thu nhập của nông hộ tỉnh Cà Mau. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Cần Thơ.
17. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ởĐồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 240-250.
18. Nguyễn Văn Đông, 2012. Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Cần Thơ.
19. Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Xuân Khoát và Trần Thị Thu Thủy, 2010. Những nhân tố ảnh hưởng thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62, trang 5-13.
20. Phạm Ngọc Dưỡng, 2013. Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế - Luật, [pdf] <http://www.uel.edu.vn/Resources/Docs/PhongSauDaiHoc/TomtatLA_%2 0PNDuong.pdf > [truy cập ngày 15/8/2013].
21. Phòng thống kê huyện Lấp Vò, 2012. Niên giám thống kê 2012.
22. Phòng thống kê huyện Lấp Vò, 2012. Kết quả điều tra các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp của huyện Lấp Vò – năm 2011.
23.Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê tóm tắt 2012. <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=1369 9> [truy cập ngày 23/9/2013].
24. Tin nhanh Việt Nam, 2013. Nông dân mãi nghèo vì bị thương lái ép giá. < http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/nong-dan-mai-ngheo-vi-bi-
thuong-lai-ep-gia-2879115.html > [truy cập ngày 6/11/2013].