Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Phương pháp phân tích số liệu trong nghiên cứu được chọn ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:

Đối với mục tiêu 1

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng thu nhập và đời sống của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu với các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng như: trung bình cộng, tổng cộng, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Thống kê mô tả có thểđược định nghĩa như là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu (Trần Bá Nhẫn và Đinh Thái Hoàng, 1998).

Đối với mục tiêu 2

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến bội để xác định và phân tích các nhân tốảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Mô hình hồi quy bội là mở rộng của mô hình hồi quy 2 biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc. Mô hình có dạng:

Y = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i+ β4 X4i + ... + βp Xpi + εi

Trong đó: Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. Các hệ số βk là hệ số hồi quy riêng phần, εi là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội giả định biến phụ thuộc có phân phối chuẩn với bất kỳ kết hợp nào của biến độc lập; không có biến giải thích nào có thể được biểu hiện dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích còn lại (Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng, 2008).

Đối với mục tiêu 3

Dựa vào kết quả phân tích từ các mục tiêu 1 và 2, sử dụng phương pháp luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ởđịa phương phát triển.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT V ĐỊA BÀN NGHIÊN CU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chánh

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL trù phú, có diện tích tự nhiên 337.876,1822 ha (trong đó 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), chiếm 8,27% diện tích của toàn vùng ĐBSCL. Đồng Tháp cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia), phía Nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây giáp An Giang, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang, có đường biên giới với Campuchia dài hơn 48,7 km từ Hồng Ngựđến Tân Hồng và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp có hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và Campuchia.

Nguồn: Cổng thông tin điện tửĐồng Tháp, 2013

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các huyện: Tân

Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành với 144 xã, phường, thị trấn.6

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Đặc đim địa hình

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam, cao ở ven sông Tiền và thấp dần vào trong, độ cao trung bình từ 2 đến 3 mét, có thời gian ngập nước khá dài; vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét.

3.1.2.2 Khí hu, thy văn

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 27,190C; độ ẩm 83%; số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

Thủy văn chịu tác động bởi 3 yếu tố: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa: mùa khô (tháng 12 đến tháng 6 năm sau) và mùa lũ.

3.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

Đồng Tháp có nhiều khu rừng đặc dụng: Tràm Chim, Xẻo Quýt, Gò Tháp,... có giá trị bảo tồn lịch sử, văn hóa, nghiên cứu khoa học và là nơi sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, được đánh giá có tiềm năng du lịch sinh thái, có giá trị bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước khu vực ĐBSCL.

Tài nguyên đất gồm 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất xám và

đất cát. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững, khó khăn cho xây dựng các công trình kỹ thuật nhưng phù hợp cho sản xuất lương thực.

Đất đai của tỉnh chủ yếu là đất nông nghiệp, chiếm trên 81% trong cơ cấu sử

dụng đất năm 2012.

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Phân loại Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

1 Diện tích đất nông nghiệp 274.905,9996 81,36

2 Diện tích đất phi nông nghiệp 62.970,1826 18,64

3 Diện tích đất chưa sử dụng 0 0

Tổng diện tích đất tự nhiên 337.876,1822 100

Nguồn: Báo cáo Kết quả thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp có nguồn nước mặt dồi dào, ngọt quanh năm và không bị

nhiễm mặn với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng hết sức dồi dào ở các độ sâu khác nhau.

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh chủ yếu là cát xây dựng các loại, phân bốở ven sông, cồn, các cù lao; sét cao lanh phân bố ở các huyện phía bắc của tỉnh; than bùn phân bốở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3; sét gạch ngói phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn.7

3.1.3 Dân số và mật độ dân cư

Dân số của Đồng Tháp năm 2012 là 1673,2 nghìn người, mật độ dân số

khá cao (495 người/km2). Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được đẩy mạnh nhưng tỷ lệ dân thành thị còn ở mức thấp (17,76%). Tỷ

lệ hộ nghèo vẫn còn cao 10,01%, cao hơn mức 9,24% của khu vực và mức 9,6% của cả nước. Trên địa bàn tỉnh, người Kinh chiếm tới 99,8%, người Hoa chiếm 0,17%, người Khmer chỉ chiếm 0,02% và một số dân tộc thiểu số khác.8

Tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh luôn giảm qua các năm. Công tác dân số được thực hiện tốt, đời sống và nhận thức nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên,

Đồng Tháp vẫn là một tỉnh đông dân, do đó cần có chính sách tạo nhiều công

ăn việc làm cho nguồn lao động trẻ dồi dào.9

3.1.4 Kinh tế

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh đạt 14,12%. Năm 2012, Đồng Tháp đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh, tăng trưởng kinh tếđạt 9,76%, GDP bình quân đầu người (giá 1994) ước đạt 10,68 triệu đồng, tương đương 967 USD.

3.1.4.1 Kinh tế nông nghip

Trng trt : cây lúa được xác định là thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Năm 2012, diện tích lúa cả năm đạt 488.266 ha, năng suất bình quân 62,88 tạ/ha; sản lượng trên 3,07 triệu tấn. Hiện nay, tỉnh đang triển khai thực hiện cánh

đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao, đây được xem là lời giải cho bài toán lợi nhuận bền vững cho nông dân.

Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích gieo trồng cả năm là 31.105 ha. Nhiều cây trồng chủ lực như đậu nành, mè, ớt, nấm rơm,... đã và

đang được xây dựng thành vùng chuyên canh phục vụ xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

Diện tích hoa - kiểng các loại đạt 524 ha chủ yếu ở thành phố Sa Đéc, mang lại lợi nhuận cao, bình quân là 300 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, trồng

7 Cổng thông tin điện tửĐồng Tháp, 2012. 8 Tri thức Việt, 2012.

9

hoa - kiểng cũng đang phát triển theo hướng chuyên canh đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, Đồng Tháp còn có nhiều loại trái cây nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành. Diện tích cây ăn trái toàn tỉnh năm 2012 là 24.500 ha (xoài 9.200 ha; cây có múi 3.990 ha; nhãn 4.610,8 ha; còn lại là cây ăn trái khác). Hiện nay, các vườn cây kiểu mẫu được xây dựng theo hướng chuyên canh, đạt chất lượng, độđồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Chăn nuôi: chăn nuôi chưa là thế mạnh của tỉnh nhưng được duy trì ổn

định. Năm 2012, đàn gia cầm đạt 7,5 triệu con; đàn heo 350.000 con; đàn trâu 2.110 con; đàn bò 40.000 con. Công tác tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được tăng cường thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thy sn: ngành thủy sản của tỉnh có bước phát triển khá cả về quy mô, phương thức nuôi trồng và chất lượng sản phẩm. Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản có sự kết hợp với trồng lúa, làm vườn, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả. Năm 2012 tổng diện tích nuôi thủy sản là 7.503 ha (nuôi cá tra 1.943 ha, tôm càng xanh 1.285 ha, các loại thủy sản khác 4.275 ha). Sản lượng nuôi 452.446 tấn (cá tra 386.610 tấn, tôm 1.666 tấn). Sản lượng khai thác đạt 15.746 tấn.

Lâm nghip: diện tích rừng tập trung toàn tỉnh là 7.069,076 ha/13.284,371 ha đất lâm nghiệp. Công tác trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng

được tỉnh coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.10

3.1.4.2 Công nghip – xây dng

Nguồn nguyên liệu nông - thuỷ sản dồi dào là lợi thếđể phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản hướng vào xuất khẩu. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012 khoảng 14.001 tỷđồng, tăng 7,81% so năm 2011. Các sản phẩm chủ yếu như: thuỷ sản đông lạnh, xay xát, lau bóng gạo, thức ăn thuỷ sản, gia súc, thuốc viên các loại đều tăng so với năm 2011.11

3.1.4.3 Thương mi – dch v

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011 đạt gần 34.943 tỷđồng. Năm 2012, tuy chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn của kinh tế thế giới và cả

nước, nhưng bằng các nỗ lực trong xúc tiến thương mại, thực hiện các chương trình quảng bá hàng Việt, nên đã giữđược đà tăng trưởng của khu vực thương mại và dịch vụ, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả

năm tăng 17,06% so với năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước tính 836.469 ngàn USD, bằng 95,4% so năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch xuất khẩu giảm hoặc tăng ít so với năm 2011.12

3.1.5 Tiềm năng và lợi thế phát triển

Về du lịch, Đồng Tháp có 1 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống và địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ẩm thực cũng là đặc sắc riêng của tỉnh.

Hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi là điều kiện quan trọng để thu hút nhà đầu tưđến Đồng Tháp với tuyến quốc lộ 30, 54 và 80, cùng với các tuyến N1, N2, cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống đang được triển khai xây dựng, hệ

thống giao thông thủy với sông Cửu Long và nhiều tuyến giao thông thủy trọng điểm quốc gia đáp ứng tốt yêu cầu vận chuyển hàng hoá.

Nguồn nguyên liệu dồi với sản phẩm chủ lực là gạo và thủy sản rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến. Kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp của tỉnh khá hoàn thiện với 3 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn. Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 34 cụm công nghiệp chờ đón các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư.

Về kinh tế cửa khẩu, tỉnh hiện có đến 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà). Khu kinh tế cửa khẩu sẽ phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm giao lưu kinh tế các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Tỉnh Đồng Tháp có nguồn lao động trẻ dồi dào, hệ thống đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh cung cấp tương đối tốt nguồn nhân lực cho nhu cầu sản xuất và phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư.

Kênh phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp được tỉnh chú trọng xây dựng. Hệ thống thương mại và dịch vụ ở Đồng Tháp với các siêu thị, chợ đầu mối ở trung tâm thị xã, thành phố và hơn 228 chợ truyền thống.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt.

Quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ, cùng với những chính sách hỗ

trợ được tỉnh cam kết và thực hiện tốt để các doanh nghiệp đến đầu tư và phát triển bền vững.13

12 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2012. 13

3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẤP VÒ 3.2.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chánh 3.2.1 Vị trí địa lí và các đơn vị hành chánh

Lấp Vò là huyện phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa 2 dòng Tiền giang và Hậu giang, phía Đông giáp thành phố Sa Đéc, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang qua rạch Cái Tàu Thượng, phía Nam giáp quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) qua sông Hậu và huyện Lai Vung, phía Bắc giáp thành phố Cao Lãnh qua sông Tiền.

Hiện nay, huyện Lấp Vò có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 đô thị

loại IV là thị trấn Lấp Vò và 12 xã: Bình Thành, Bình Thạnh Trung, Định An,

Định Yên, Hội An Đông, Long Hưng A, Long Hưng B, Mỹ An Hưng A, Mỹ

An Hưng B, Tân Khánh Trung, Tân Mỹ và Vĩnh Thạnh.

3.2.2 Diện tích - dân số - mật độ dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấp Vò có diện tích 246 km2, dân số trung bình năm 2012 là 181,153 người, mật độ dân số 736 người/km2. So với các huyện, thị, thành phố khác trong tỉnh, huyện có diện tích đứng thứ 6, dân số đứng thứ 2 và mật độ dân số đứng hàng thứ 3. Như vậy có thể nói Lấp Vò là một huyện đất chật người

đông.

Bảng 3.2: Diện tích, dân số, mật độ dân cư huyện Lấp Vò năm 2012

Đơn vị hành chính Số khóm ấp Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) - Thị trấn Lấp Vò 4 4,4 11.377 2.586 - Xã Bình Thành 6 18,7 15.213 814 - Xã Định An 4 18,6 17.841 959 - Xã Định Yên 4 18,2 18.326 1.007 - Xã Long Hưng A 5 17,5 10.689 611 - Xã Long Hưng B 6 21,5 11.983 557 - Xã Tân Khánh Trung 6 19,1 15.639 819 - Xã Vĩnh Thạnh 5 30,5 16.079 527 - Xã Tân Mỹ 5 18,2 11.804 649 - Xã Mỹ An Hưng A 4 11,8 10.052 852 - Xã Mỹ An Hưng B 5 23,6 16.270 689 - Xã Hội An Đông 4 12,2 9.336 765 - Xã Bình Thạnh Trung 7 31,2 16.544 530 Huyện Lấp Vò 66 246 181.153 736

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lấp Vò, 2012

3.2.3 Đất đai

Do đặc điểm địa lí nằm giữa 2 nhánh sông Mê Kông nên tài nguyên đất của huyện chủ yếu là đất phù sa và đất phèn. Phần lớn diện tích là đất nông

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 29)