-Trình độ học vấn của chủ hộ còn ở mức thấp (51,3% học cấp I, 12,2% không đi học) cản trở việc tiếp thu kỹ thuật sản xuất. Nhiều hộ quá phụ thuộc vào kinh nghiệm mà quên đi việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật do tư duy cũ kỹ.
-Số hộ sử dụng nước máy đạt tỷ lệ cao nhưng nếu có giải pháp tích cực sẽ còn nhiều hơn do người dân “ngán tiền” và thói quen lâu nay.
-Khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống còn cao. Diện tích
đất sản xuất trung bình còn nhỏ lẻ. Sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu trong khi chi phí sản xuất lại chiếm tỷ lệ cao.
-Thông tin về nguồn vốn hỗ trợ sản xuất và thị trường đầu ra của sản phẩm chưa được hỗ trợ mà nông dân phải tự tìm lấy, vì thếđiệp khúc mất giá thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất.
-Hoạt động sản xuất còn gặp nhiều rủi ro như giá sản phẩm thấp và không ổn định, thiếu vốn, mất mùa dịch bệnh.
-Nguồn vốn chính thức khó tiếp cận, nguồn vốn bán chính thức thì rất hạn hẹp và khắc khe nên nông hộ phải vay phi chính thức (mua chịu vật tư) với lãi suất rất cao, trung bình là hơn 30%.
-Để tiêu thụ sản phẩm nông hộ phải phụ thuộc nhiều vào thương lái, dẫn
đến bị “ép giá” nên thu nhập giảm đáng kể.
-Nhiều tuyến giao thông liên xã và các tuyến đường nông thôn còn nhỏ
hẹp, bắt đầu xuống cấp và quá tải, không đáp ứng đủ yêu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng.
-Nhiều khu vực đất trũng (do địa hình dạng lòng máng hướng từ 2 bờ
sông Tiền, sông Hậu vào trong), thường xuyên bị ngập nhưng chưa có đê bao nên không sản xuất được lúa vụ thu đông.