CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THUNH ẬP CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 58)

4.4.1 Tổng hợp các biến và kỳ vọng của các hệ số βi trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan đã được trình bày trong chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố có khả năng

THUNHAP = β0 + β1NHANKHAU + β2KINHNGHIEM+ β3TDHVCHUHO +

β4SID + β5TUOILAODONG + β6DIENTICHDAT + β7VAYVON +

β8PHINONGNGHIEP + β9LAMNGHETC + β10KHOANGCACH +

β11NGUOIPT

Trong đó, biến phụ thuộc THUNHAP là tổng thu nhập của nông hộ (triệu

đồng). Các biến giải thích và kỳ vọng của các hệ sốβi trong mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.16 Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình hồi quy

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị tính Kỳ

vọng

Số nhân khẩu NHANKHAU Người -

Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ KINHNGHIEM Năm + Trình độ học vấn của chủ hộ TDHVCHUHO 0: mù chữ ; 1,2,3: học cấp 1,2,3 +

Đa dạng thu nhập SID Nhận giá trị trong khoảng [0,1] +

Độ tuổi của lao động TUOILAODONG Tuổi lao động

trung bình +

Diện tích đất DIENTICHDAT m2 +

Vay vốn VAYVON 1 = có vay; 0 =

không vay + Hoạt động phi nông

nghiệp PHINONGNGHIEP

1 = có tham gia; 0 = không tham gia + Làm nghề TTCN LAMNGHETC 1= có tham gia; 0

= không tham gia +

Khoảng cách KHOANGCACH Km -

Số người phụ thuộc NGUOIPT Người -

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

4.4.2 Kết quả mô hình hồi quy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ cho việc phân tích mô hình hồi quy. Kết quả mô hình phù hợp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.17 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Biến phụ thuộc: THUNHAP – tổng thu nhập của nông hộ trong năm 2012 (triệu đồng) Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số VIF Hằng số 144,277 0,046 NHANKHAU 15,939 0,063*** 1,792 KINHNGHIEM -0,940 0,325 1,234 TDHVCHUHO -16,965 0,160 1,258 SID -76,048 0,147 1,537 TUOILAODONG 0,080 0,949 1,099 DIENTICHDAT 0,005 0,000* 1,176 VAYVON -59,646 0,023** 1,110 PHINONGNGHIEP 54,043 0,017** 1,519 LAMNGHETC -72,913 0,029** 1,459 KHOANGCACH 1,294 0,738 1,274 NGUOIPT -7,419 0,482 1,645 Hệ số R2điều chỉnh 0,339 Hệ số Sig. F 0,000 Kiểm định Durbin-Watson 1,860

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra của tác giả, 2013.

Ghi chú: (*):có ý nghĩa ở mức 1%; (**):có ý nghĩa ở mức 5%; (***):có ý nghĩa ở mức 10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,339 có nghĩa là 33.9% sự biến thiên của thu nhập của nông hộđược giải thích bởi các yếu tố đưa vào mô hình, còn lại là các yếu tố khác chưa

được nghiên cứu. Giá trị Sig.F của mô hình rất nhỏ (Sig.F = 0,000) nên mô hình hồi quy có ý nghĩa. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,860 chứng tỏ

mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Mai Văn Nam, 2008). Bên cạnh

đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên có thể kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Chu Nguyễn Mông Ngọc và Hoàng Trọng, 2008).

Theo kết quả phân tích, thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố. Trong đó, một số yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hay 10%, một số yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể, các yếu tố số nhân khẩu, diện tích đất và phi nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ, trong khi yếu tố vay vốn và nghề

thủ công nghiệp có tác động tiêu cực. Mức độ tác động của từng yếu tốđược giải thích cụ thể như sau:

NHANKHAU: biến số nhân khẩu có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và ngược chiều với kỳ vọng của mô hình ban đầu, có hệ số tương quan dương với thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò (β1 = 15,939). Điều này cho thấy, nếu số

nhân khẩu của hộ càng cao thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên. Nguyên nhân là do số nhân khẩu tăng có thể sẽ làm tăng số lao động và làm gia tăng thu nhập. Thực tế cho thấy, số nhân khẩu của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Lấp Vò thường khá cao, trung bình 4,64 nhân khẩu thì đã có 3,83 thành viên trong độ tuổi lao động (và có khả năng lao động) (bảng 4.1). Do đó, số nhân khẩu tăng có thể làm gia tăng lực lượng lao động của hộ và tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân khẩu tăng cũng làm tăng thu nhập, nhất là khi nhân khẩu là người phụ thuộc (hay không có khả năng lao

động), hay không góp phần tạo ra thu nhập.

DIENTICHDAT: biến diện tích đất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và thuận chiều với kỳ vọng của mô hình ban đầu, có hệ số tương quan dương với thu nhập của nông hộ (β6 = 0,005). Theo đó, nếu diện tích đất tăng lên 1m2 sẽ

làm thu nhập tăng 0,005 triệu đồng hay thu nhập sẽ tăng thêm 6,5 triệu đồng nếu nông hộ sỡ hữu thêm một công đất tầm cắt (1.300m2) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này được giải thích là do đa phần nông hộ được phỏng vấn là nông dân, mà hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa vào tư liệu sản xuất là đất đai. Nếu diện tích đất tăng lên, hộ sẽ có điều kiện thuận lợi lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập phù hợp với điều kiện gia đình như

mở rộng sản xuất, bán được nhiều sản phẩm hơn, tiết giảm chi phí sản xuất nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô, từđó góp phần tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, nếu không tự sản xuất thì nông hộ cũng có thể cho thuê đất để gia tăng thu nhập cho gia đình.

VAYVON: kết quả phân tích cho thấy, biến vay vốn có ý nghĩa thống kê

ở mức 5% và nghịch chiều với kỳ vọng ban đầu của mô hình, có hệ số tương quan âm với thu nhập của nông hộ huyện Lấp Vò (β7 = -59,646). Theo đó, nếu hộ có vay vốn thì thu nhập sẽ giảm hơn so với những hộ không vay. Điều này nghe qua có vẻ vô lí, bởi đa số nông dân thường không có nhiều vốn lưu động, phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn tín dụng phi chính thức (mua chịu vật tư

nông nghiệp). Nguồn vốn rất cần thiết cho nông hộ phát triển, mở rộng sản xuất để tăng thu nhập. Thực tế lại cho thấy, có đến gần 73,9% số nông hộ có vay phi chính thức qua hình thức mua chịu vật tư với lãi suất trung bình lên

đến 30,146%/năm, thậm chí nhiều hộ phải chịu mức lãi suất lên đến 36%/năm (bảng 4.15), trong khi nguồn tín dụng giá rẻ hơn thì số hộ có vay rất thấp

(bảng 4.13). Điều đó trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất và gián tiếp làm giảm thu nhập của nông hộ.

PHINONGNGHIEP: biến phi nông nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và thuận chiều với kỳ vọng ban đầu của mô hình, có hệ số tương quan dương với thu nhập của nông hộ (β8 = 54,043). Kết quả này cho thấy, nếu hộ

có tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (công nhân, viên chức, buôn bán, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,...) sẽ góp phần đáng kể gia tăng thu nhập. Nghiên cứu cũng cho thấy, 61,7% nông hộ cho rằng rủi ro thường gặp nhất là giá sản phẩm thấp và không ổn định (bảng 4.12). Do đó, hoạt động phi nông nghiệp có thể xem như một “cứu cánh” cho nông dân. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân (2011), Đoàn Thị Cẩm Vân và cộng sự (2010) khi cho rằng các hoạt động phi nông nghiệp thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của nông hộ, thông qua đó cải thiện về điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống của họ.

LAMNGHETC: biến làm nghề thủ công nghiệp có ý nghĩa thống kê ở

mức 5% và nghịch chiều với kỳ vọng ban đầu của mô hình, có hệ số tương quan âm với nhu nhập của nông hộ (β9 = -72,913). Điều này cũng khá nghịch lí khi những hộ có tham gia các hoạt động làm nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ có thu nhập giảm hơn so với những hộ không tham gia. Thực tế cho thấy, những hộ có tham gia các hoạt động làm nghề thủ công là những hộ ít tư liệu sản xuất, dựa vào làm thuê làm mướn để kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, đầu ra của các sản phẩm nghề thủ công vẫn còn chưa ổn định, quy mô sản xuất còn nhỏ, máy móc còn thô sơ, thiếu vốn, tay nghề chưa cao, công việc vất vả trong khi thu nhập lại thấp. Ngoài ra, nông hộ còn cho biết các hoạt động làm nghề thủ

công sau khi học không duy trì lâu, và thu nhập thấp hơn nhiều so với làm mướn nên nhiều hộ cũng không mặn mà tham gia. Điều đó có thể giải thích một phần về kết quả có vẻ nghịch lí này. Tuy nhiên trong thời gian qua, các chính sách đào tạo nghề, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vấn đề là cần có những chính sách hỗ trợ tốt hơn.

Các yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê bao gồm kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, đa dạng thu nhập, độ tuổi của lao động, khoảng cách và số người phụ thuộc. Nguyên nhân được tác giả giải thích cụ thể như sau:

KINHNGHIEM: nhưđã phân tích ở phần trên, đa số nông hộ có tham gia tập huấn sử dụng các yếu tốđầu vào sản xuất và kỹ thuật nuôi trồng, hơn nữa, nông hộ phần lớn đã được tiếp xúc với công việc làm nông từ nhỏ, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật khó nên kinh nghiệm làm việc ít có ảnh hưởng đến thu nhập.

TDHVCHUHO: do hầu hết các hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ

trên địa bàn huyện là các hoạt động tương đối đơn giản, phần lớn là các công việc chân tay, do đó không đòi hỏi nhiều trình độ và kỹ năng.

SID: biến đa dạng hóa thu nhập không có ý nghĩa thống kê do phần lớn nông hộ tập trung các nguồn lực để đầu tư vào các hoạt động tạo ra thu nhập chính của gia đình, vào số ít hoạt động mà mình am hiểu, có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhiều hộ chỉ có hoạt động sản xuất lúa là tạo ra thu nhập nhưng diện tích canh tác lớn nên thu nhập cũng rất cao. Trong khi đó, hộ có nhiều hoạt động lại thường có hoàn cảnh còn khó khăn nên tìm nhiều cách để

tăng thêm thu nhập.

TUOILAODONG: tuổi của lao động bình quân không có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Theo lý thuyết thì ở nông thôn cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc thường là những việc làm nặng nhọc. Tuy nhiên, cùng với việc công nghiệp hóa hoạt động nông nghiệp, máy móc dần dần thay thế con người làm những việc nặng nhọc. Do đó mà hoạt

động sản xuất không cần nhiều lao động có sức khỏe vì đã có máy móc làm thay. Ngoài ra, nông hộ cũng có thể thuê mướn lao động chớ không nhất thiết là lao động trong gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHOANGCACH: biến khoảng cách gần nhất đến trung tâm huyện, thị xã hoặc thành phố không có ảnh hưởng đến thu nhập. Nguyên nhân là do hiện nay các tuyến đường tỉnh lộ, liên xã đã được tỉnh và huyện đầu tư khá hoàn chỉnh. Các tuyến đường trong xã cũng được đầu tư nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hệ thống giao thông thủy cũng được thường xuyên nạo vét kết hợp với gia cố đê bao, khoảng cách từ nơi ở của nông hộđến đường giao thông thủy gần nhất trung bình chỉ 0,54km (bảng 4.2). Giao thông phát triển nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các địa phương. Do đó, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng dần thu hẹp. Vì vậy, khoảng cách về mặt địa lí đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố hầu như không ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộởđịa bàn nghiên cứu.

NGUOIPT: nhưđã phân tích, số người phụ thuộc trong gia đình nhỏ hơn nhiều so với số lao động (bảng 4.1) nên đây cũng không phải là nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập.

Tuy tác giảđã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian và nhân lực còn hạn chế, quy mô mẫu không được lớn nên mô hình ước lượng chỉ mang tính chính xác tương đối, vẫn còn hiện tượng bỏ sót biến nên mức độ giải thích ảnh hưởng của các biến độc lập đến thu nhập vẫn còn chưa cao.

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUT MT S GII PHÁP NÂNG CAO THU NHP CHO NÔNG H HUYN LP VÒ TNH ĐỒNG THÁP 5.1 CƠ SỞĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trên cở sở phân tích thống kê mô tả các đặc điểm thông tin về nhân khẩu học, thực trạng thu nhập và đời sống, thực trạng sản xuất nông nghiệp cũng như phân tích hồi quy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, tác giả tóm tắt một số thuận lợi cũng như những khó khăn mà nông hộ đang gặp phải để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập.

5.1.1 Những thuận lợi

-Nông hộ có tính cách ham học hỏi, chịu thương chịu khó, sẵn sàng nâng cao trình độ, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất.

-Chủ hộ tạo lập tốt các mối quan hệ xã hội, có nhiều kinh nghiệm sản xuất và vốn sống phong phú, đã sống lâu năm tại địa phương, am hiểu điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng.

-Số người trong độ tuổi lao động (và có khả năng lao động) cao hơn số

người phụ thuộc (không tạo ra thu nhập), nguồn lao động dồi dào.

-Độ tuổi lao động trung bình tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ

năng cần thiết cho hoạt động sản xuất.

-Vị trí địa lí thuận lợi, nằm giữa 2 dòng sông Tiền và sông Hậu, nằm liền kề và tiếp giáp với các thành phố lớn trong vùng (thành phố Cần Thơ, Sa

Đéc, Cao Lãnh, Long Xuyên), là cầu nối của 2 khu vực có sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Nơi ở của nông hộ gần các tuyến giao thông, không quá xa trung tâm xã, huyện, thị xã, thành phố.

-Các tiện nghi cơ bản của cuộc sống (điện công cộng, điện thoại cố định/di động, nước máy) được đảm bảo ở mức khá cao.

-Nông hộđã có chú trọng vào việc đa dạng hóa nguồn thu nhập để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

-Nhiều hộđược hỗ trợ và tiếp cận với các thông tin về kiến thức sử dụng các yếu tốđầu vào và kỹ thuật nuôi trồng nên có ảnh hưởng tốt đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

-Tài nguyên đất của huyện chủ yếu là đất phù sa, thích hợp cho trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, mưa bão.

-Hệ thống giao thông thủy chằng chịt, nhiều tuyến giao thông thủy trọng

điểm quốc gia đi qua. Nguồn nước ngọt dồi dào, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

-Các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội đều tăng trưởng tốt.

-Giao thông đường bộ với nhiều tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đi qua, nhiều dự án lớn về giao thông đang được trung ương đầu tư xây dựng. Giao thông nông thôn cũng phát triển, đường ô tô đến được tất cả các trung tâm xã, thị

trấn.

5.1.2 Những khó khăn còn gặp phải

-Trình độ học vấn của chủ hộ còn ở mức thấp (51,3% học cấp I, 12,2% không đi học) cản trở việc tiếp thu kỹ thuật sản xuất. Nhiều hộ quá phụ thuộc vào kinh nghiệm mà quên đi việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật do tư duy cũ kỹ.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 58)