Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 59)

Một là, về nguồn tuyển dụng và cơ cấu ĐNGV.

Tạo nguồn CBGD từ những sinh viên khá giỏi ,ưu tiên những cán bộ có bằng Ths là hướng đi cơ bản của ĐHTN trong những năm qua. Tuy nhiên năm 2006 - 2007 do chủ trương thành lập các khoa cơ bản ở từng trường, khoa thành viên, do nhu cầu cần một lượng lớn CBGD nên nhiều đơn vị đã buông lỏng tiêu chuẩn về trình độ. Tạo nguồn cán bộ một cách ồ ạt, coi trọng số lượng. Sự vội vàng ít nhiều mang tính chủ quan của các cấp lãnh đạo và các chủ thể quản lý ở các trường, khoa thành viên, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của ĐHTN trong việc tuyển dụng tạo nguồn cán bộ là một hạn chế còn để lại hậu quả trong tương lai.

Cơ cấu ĐNGV chưa đồng đều, có đơn vị chưa tương xứng với qui mô đào tạo. Trường CĐ KT - KT là một minh chứng điển hình. Hiện nay toàn trường có 10 CBGD tính đến đầu năm 2007. Trường ĐHKT & QTKD do mới được thành lập nên chỉ có 104 giảng viên. Số lượng đó chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy thường xuyên ở thời điểm hiện tại chứ chưa nói đến tương lai không xa. Tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng trong ĐNGV là một trở ngại căn bản cho việc phát huy khả năng tích cực, sáng tạo, chủ động của ĐNGV.

Độ tuổi của ĐNGV cũng có những bất hợp lý và được phản ánh qua biểu đồ sau:

Biều đồ: Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi ở ĐHTN (số liệu tháng 01/2007)

47 130 691 187 173 710 209 220 715 386 271 747 529 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000-2001 2001-2003 2004-2005 2006-2007 D-íi 35 tuæi Tõ 35-50 tuæi Tõ 51 - 65 tuæi

Theo biểu đồ, ta dễ nhận thấy: Sự chênh lệch khá lớn về độ tuổi của CBGD. Trong đó, CBGD có tuổi đời từ 35 đến 50 chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với số giảng viên có độ tuổi dưới 35. Mặc dù CBGD trẻ được tăng lên đáng kể hàng năm do chính sách tuyển dụng nhưng vẫn chưa thể tạo ra sự cân đối so với tỷ lệ giảng viên từ 35 tuổi trở lên. Điều đó chứng tỏ sự hụt hẫng về ĐNGV kế cận vẫn là một thực tế ở ĐHTN những năm gần đây. Mặt khác, phần lớn GS, PGS đều ở độ tuổi 51 đến 65 chiếm 82,35% và chỉ tập trung ở 4 trường đại học; đa số TS, TS khoa học ở độ tuổi trên 35 chiếm 95,09%; giảng viên có trình độ Ths và đại học ở độ tuổi từ 35 đến 50 là phổ biến (xem phụ lục: Bảng số 4).

Khó khăn hơn trong việc phát huy vai trò ĐNGV, khi hầu hết CBGD có học hàm, học vị cao thường tham gia công tác quản lý ở chức vụ cao. Vì vậy thời gian dành cho hoạt động chuyên môn ít nhiều bị chi phối, chậm đổi mới PPGD, ít cập nhật kiến thức mới cũng là hệ quả khó tránh khỏi.

Hai là, công tác xây dựng ĐNGV theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức đã được ĐHTN sớm quan tâm và có nhiều quyết sách song trên thực tế việc phát huy vai trò của

48

đội ngũ này chưa tương xứng với sứ mệnh của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ như ĐHTN.

Trước hết, số giảng viên có học hàm, học vị cao đều chiếm tỷ lệ thấp tạo nên sự thiếu đồng bộ về cơ cấu và kéo theo là khoảng cách về năng lực thực tế trong ĐNGV. Điều này được phản ánh qua biểu đồ sau:

41.43 10.53 2.33 42.99 Th¹c sÜ §¹i häc TS & TSKH GS & PGS

Trình độ trung bình của ĐNGV còn ở mức thấp cộng với tỷ lệ giảng viên trên tổng sinh viên ở mức cao (1/30) tất yếu dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút, vai trò của ĐNGV khó có thể được phát huy một cách hiệu quả. Hiện tượng thầy, cô giảng cho lớp học trên 100 sinh viên, học viên đã diễn ra ở diện rộng, mang tính phổ biến nhiều năm trước đây. Ở những môn thuộc khoa cơ bản do phải giảng dạy cho nhiều đối tượng nên đã dẫn đến tình trạng “quá tải” về cường độ lao động. Điều này tác động hai mặt đến việc phát huy vai trò của ĐNGV. Một mặt, họ có cơ hội được cải thiện mức sống, đó là một tiền đề tạo nên tâm lý yên lòng với sự nghiệp. Mặt khác, cường độ lao động lớn không chỉ làm phương hại đến sức khoẻ của người giảng viên mà còn đồng nghĩa với việc quỹ thời gian dành cho tự nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của CBGD ít nhiều bị

49

hạn chế. Đó là chưa kể đến tâm lý chán nản, thờ ơ không muốn giảng dạy ngoài định mức lao động của phần lớn CBGD có thâm niên công tác, bởi chính sách chi trả cho giờ vượt định mức của ĐHTN trong năm học vừa qua là chưa tương xứng với công sức của ĐNGV. Khó có thể thừa nhận việc phát huy vai trò của ĐNGV đạt được hiệu quả cao khi hiện tượng cắt xén bài giảng, bớt giờ lên lớp, gộp lớp hoặc bỏ giờ… đã diễn ra ở một bộ phận giảng viên. Vi phạm quy chế và kỷ luật giáo dục đã từng xảy ra. Đây chính là tình huống tạo ra khó khăn, cản trở việc phát huy vai trò của ĐNGV.

Về năng lực sư phạm, mặc dù các giảng viên đã được chú trọng đào tạo, rèn luyện song chưa thể khắc phục hết những hạn chế nhất định.

Chủ trương đổi mới nội dung, chương trình, PPGD đã đi vào thực tế nhưng hiệu quả chưa cao.

Việc biên soạn giáo trình còn nhiều biểu hiện yếu kém, hạn chế. Đại đa số CBGD chưa tích cực, chủ động với nhiệm vụ này mà chỉ tham gia viết đề cương bài giảng. Thực tế cho thấy, việc viết giáo trình chưa trở thành niềm đam mê, hăng say của ĐNGV. Sự thờ ơ của phần đa CBGD với nhiệm vụ này là biểu hiện khá rõ nét trong tâm lý “ngại tư duy” và tiếp cận tri thức mới. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ giảng viên vẫn giữ thói quen: Nói nhiều hơn giảng, đọc chép nhiều hơn thảo luận. Điều này không chỉ hạn chế mà còn làm thui chột khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi giảng viên.

Đổi mới PPGD là hoạt động quan trọng, cơ bản nhất để đánh giá thực trạng phát huy vai trò của ĐNGV. Mặc dù hoạt động này đã được ĐHTN triển khai sâu rộng nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn vẫn là thực tế không thể phủ nhận. Hiện nay ở ĐHTN chỉ có 388 môn trên tổng số 1379 môn sử dụng phương pháp mới, chiếm tỷ lệ 28,14%. Việc đào tạo, bồi dưỡng phương pháp sư phạm tích cực cho giảng viên tuy được triển khai một

50

cách tương đối đồng bộ nhưng chưa tỷ lệ thuận với hiệu quả đạt được. Điều đó phản ánh qua bảng sau:

Thực trạng triển khai phương pháp sư phạm tích cực cho ĐNGV ở ĐHTN

Trường khoa Tổng số giảng viên biên chế Tỷ lệ giảng viên được đào tạo PPSP tích cực Đã soạn được giáo án điện tử Được đánh giá bình giảng n % n % n % ĐHYK 192 154 80,20 44 28,57 20 12,98 ĐHSP 403 148 36,72 99 66,89 88 59,45 ĐHKTCN 150 108 72,00 80 74,07 101 93,51 ĐHNL 179 112 62,56 78 69,64 53 47,32 ĐHKT & QTKD 56 46 82,14 11 23,91 0 0 CĐKT - KT 10 10 100,0 2 20,00 0 0 Khoa KHTN 71 50 70,42 10 20,00 10 20,00 Khoa CNTT 43 40 93,02 40 100,0 15 37,50 Toàn ĐH 1104 668 60,50 364 54,49 287 42,96

Những số liệu cho thấy, tính toàn ĐHTN mới chỉ có 54,49% giảng viên đã soạn được giáo án điện tử, có trường đạt tỷ lệ thấp như CĐKT - KT và khoa KHTN chỉ có 20%. Số lượng giảng viên đã được đánh giá bình giảng của ĐHTN còn ở mức rất khiêm tốn là 42,96%.

Đổi mới PPGD là một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo, chủ động của ĐNGV trong hoạt động giảng dạy và NCKH. Tuy nhiên trên thực tế, ĐHTN vẫn thiếu cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát. Tính đến nay PPGD của ĐNGV vẫn còn nhiều yếu kém. Việc triển khai đổi mới PPGD chỉ mang tính chất

51

như những cuộc vận động, phổ biến, tuyên truyền, chưa gắn với yêu cầu bức thiết, trách nhiệm và niềm say mê của ĐNGV. Vì vậy, đổi mới PPGD còn ở phạm vi hẹp chưa trở thành phong trào sâu rộng. Phần lớn giảng viên khá lúng túng trong đổi mới PPGD nên vẫn dạy theo phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Cách dạy thầy đọc, trò chép, sự nhồi nhét kiến thức theo lối áp đặt kèm theo việc quá thiếu sách tham khảo có chất lượng đang là nguy cơ bào mòn trí tuệ, năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, tính tích cực, chủ động của cả thầy và trò trong việc kiếm tìm chân lý mới. Đó là những biểu hiện suy thoái đáng lo ngại về PPGD của một bộ phận không nhỏ giảng viên.

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là khâu cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy vai trò của ĐNGV. Song, những năm qua ĐHTN chưa chú trọng nhiều đến công tác này. Quy trình, kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV chưa được thực hiện một cách hợp lý, thường xuyên, hiệu quả, trái lại công tác này chỉ được triển khai cho số giảng viên phụ trách bộ môn PPGD ở trường ĐHSP.

Trong giai đoạn hiện nay, ngoại ngữ và tin học được coi là công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động giảng dạy và NCKH. Trên thực tế thì trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học ở mức thành thạo của ĐNGV ĐHTN còn rất hạn chế. Điều này đã dẫn đến những khó khăn cho việc phát huy tính chủ động của ĐNGV trong việc tiếp nhận, xử lí thông tin, trong NCKH và đổi mới PPGD.

Hoạt động NCKH là lĩnh vực bước đầu được chú trọng nhưng chưa tạo lập được tính đồng bộ, chưa khích lệ được niềm say mê của đông đảo CBGD. Do vậy, Phần lớn giảng viên tham gia NCKH với tâm thế bị động, kém nhiệt huyết. Không ít giảng viên có tư tưởng ngại nghiên cứu. Hàng năm, một bộ phận giảng viên cố gắng hoàn thành đề tài NCKH chỉ để không phải trừ 80 tiết theo quy định của Bộ GD & ĐT. Thậm chí có những giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52

viên vẫn “vui lòng” chấp nhận trừ 80 tiết với suy nghĩ “miễn sao không phải NCKH”. Thời gian qua, số đề tài NCKH quy mô lớn, mang tính trọng điểm của ĐHTN còn quá ít. Điều đó cho thấy khả năng chủ động phối hợp trong nghiên cứu của ĐNGV còn hạn chế. Tiến độ thực hiện các đề tài NCKH được đánh giá là chậm. Trong 5 năm gần đây, số lượng đề tài quá hạn rất đáng kể. Mảng thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu còn yếu. Cho đến nay, trang thông tin điện tử của một số đơn vị chưa có hoặc không hoạt động. Chưa tạo ra một phong trào NCKH rộng lớn trong giảng viên là một điểm yếu của ĐHTN. Do ảnh hưởng tâm lý của một thời bao cấp kéo dài, cộng với tác động từ mặt trái cơ chế thị trường, thêm vào đó là chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng, chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn nên một bộ phận khá đông giảng viên hiện nay gần như không có thói quen tự học, tự NCKH. Mặt khác, do phải đảm nhận khối lượng giờ giảng quá nặng nề, nên việc tham gia NCKH của phần lớn CBGD ĐHTN còn mang tính hình thức, chưa được đầu tư tương xứng về thời gian, sức lực và tâm huyết…. Thực trạng này đã hạn chế rất nhiều vai trò chủ động nhất là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của ĐNGV.

Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà giáo là vấn đề cần bàn đến như một tiêu chí không thể thiếu để mỗi giảng viên thực hiện vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo của mình trong hoạt động giảng dạy và NCKH.

Quả là trong đội ngũ nhà giáo ở ĐHTN hiện nay còn một bộ phận “chưa tận tâm với nghề, chưa tận nghĩa với đời”, có thái độ bàng quan, thờ ơ về chính trị. Thậm chí, một số ít giảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, sai lạc về chính trị, phai nhạt về lý tưởng. Sự biến dạng quan hệ thầy trò, lối sống thực dụng, buông thả, chủ nghĩa cá nhân, sự kèn cựa địa vị, đố kỵ với đồng nghiệp, thiếu ý thức đoàn kết trong tập thể, xem nhẹ trọng trách giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên… là những hạn chế không thể

53

không nói đến. Thiết nghĩ, những yếu kém về phẩm chất chính trị, đạo đức ở một số ít giảng viên sẽ là nguyên nhân căn bản làm mai một tư chất nhà giáo trong bản thân những người thầy đang tự khước từ sự tôn vinh của xã hộị.

Tiến hành điều tra xã hội học (với 500 phiếu dành cho CBGD ở các đơn vị trực thuộc ĐHTN), kết quả thu được như sau:

Một bộ phận giảng viên thường mắc những khuyết điểm như:

Không thường xuyên gần gũi sinh viên, ít quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của sinh viên với 62% số phiếu; kèn cựa địa vị (35,3%); thiếu ý thức đoàn kết (25%); sống buông thả (nát rượu, cờ bạc) với 0,6%; vi phạm quan hệ thầy trò (1,01%); ý thức phê và tự phê bình chưa cao (81,34%); có tâm lý ngại học tập, nâng cao trình độ (34%). Tuy số CBGD tán thành những đánh giá về nhược điểm nêu trên không nhiều song đó vẫn là một thực tế cần phê phán. Đáng buồn hơn, mặc dù cuộc vận động “hai không” trong giáo dục đã và đang được triển khai rộng khắp, song tình trạng “bán điểm” “cho điểm” vẫn diễn ra cần phải nghiêm khắc lên án. Nó tồn tại như một vấn nạn gây lên những bất bình trong các thế hệ học trò đối với bản thân những người thầy với tư cách là “cố vấn”, “trọng tài” cho hoạt động học của sinh viên. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Có 67% số phiếu thừa nhận một số ít giảng viên còn biểu hiện nhận “hối lộ” từ sinh viên. Con số ấy là quá lớn đủ để chúng ta thẳng thắn thừa nhận việc “bán điểm” đã trở thành vấn nạn dù đã cương quyết nhưng chưa thanh trừng được tận gốc. Mặc dù, đó chỉ là hiện tượng “con sâu bỏ dầu nồi canh” nhưng không thể phủ nhận sức lây lan về ảnh hưởng xấu của vấn đề này tới toàn thể ĐNGV.

Tất cả những sai phạm về phẩm chất chính trị, đạo đức người thầy giáo nêu trên ở ĐHTN đã và đang làm giảm sút phần nào năng lực, khả năng chủ động, tích cực, sáng tạo, vai trò nêu gương, tinh thần tận tuỵ và lòng yêu nghề của bản thân đội ngũ nhà giáo.

54

Ba là, quá trình thực hiện chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích của ĐNGV và việc xây dựng môi trường giáo dục còn có những hạn chế nhất định.

Chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân tài chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Chính sách tài chính cho NCKH mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kinh phí in ấn. Với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho một đề tài NCKH cấp trường chưa thể gọi là đủ để hoàn thành sản phẩm. Khâu thủ tục từ đăng ký, xét duyệt, nghiệm thu đến khâu hoàn tất hồ sơ, chứng từ để thanh toán còn rườm rà, chậm được đổi mới. Do vậy, CBGD tham gia NCKH với tâm thế chủ động, lòng nhiệt huyết và niềm say mê thì ít, phần lớn là để hoàn thành nghĩa vụ và định mức lao động.

Chính sách hỗ trợ cho học viên cao học, nghiên cứu sinh, TS, PGS, GS chủ yếu mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Xét đến cùng, chính sách ấy chưa tạo được động lực hấp dẫn đối với CBGD trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Chủ trương giao quyền tự chủ cho các đơn vị tuyển sinh hệ tại chức ngắn hạn với số lượng lớn đã được ĐHTN thực hiện từ nhiều năm nay. Do

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 59)