Đổi mới phương thức đánh giá chất lượng giảng viên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 96 - 98)

Đánh giá chất lượng giảng viên là công việc quan trọng và cần thiết trong quá trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của giảng viên. Đánh giá giúp người quản lý có được phương cách sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc giảng viên một cách hữu hiệu, đồng thời giúp giảng viên không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất để vươn lên hoàn thiện mình hơn trong nghề nghiệp. Nhất là đối với việc phát huy vai trò của ĐNGV - một nhiệm vụ đòi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân nhà giáo thì đánh giá chất lượng giảng viên càng trở nên cần thiết.

Trong những năm qua, khâu đánh giá giảng viên ở ĐHTN chưa được chú trọng đúng mức. Tính hình thức, đại khái trong đánh giá đã trở thành lực cản cho sự cố gắng, nỗ lực cống hiến hết mình của phần lớn CBGD. Đã đến lúc, công tác đánh giá chất lượng giảng viên ở ĐHTN cần được đề cao đúng mức và đổi mới toàn diện.

94

-Mục đích của việc đánh giá là để xác nhận đúng đắn tài - đức và cống hiến của giảng viên. Kết quả đánh giá khách quan sẽ góp phần thôi thúc giảng viên, khích lệ mỗi CBGD cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên vì sự tiến bộ của mình.

Về nguyên tắc đánh giá giảng viên phải đảm bảo tính khách quan, công tâm. Chú trọng phân loại, đánh giá giảng viên từ nhiều kênh thông tin: nhà quản lý, đồng nghiệp, sinh viên và bản thân nhà giáo. Không chỉ đánh giá cá nhân mà cần đánh giá cả ĐNGV.

Nội dung đánh giá giảng viên bao gồm: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, năng lực NCKH, phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo.

Để phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo của giảng viên thì những nội dung nêu trên cần được chuẩn hoá, trong đó đặc biệt chú trọng các tiêu chí sau:

- Phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, nhất là đạo đức nghề nghiệp.

- Ý thức, trách nhiệm về việc tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu, tính tích cực, chủ động triển khai việc đổi mới PPGD, tham gia NCKH của giảng viên.

-Mức độ hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ được giao. -Việc sử dụng thành thạo phương pháp dạy học.

-Mức độ, khả năng làm chủ của giảng viên đối với kiến thức của môn học trong quá trình chuyển giao.

- Khả năng tạo điều kiện cho người học tích cực, tự lực, chủ động trong lĩnh hội, tự kiểm tra, đánh giá mình.

- Tiêu chí để đánh giá có thể giống nhau ở mọi chủ thể. Song phương thức đánh giá phải có sự phân định rõ ràng.

95

Đối với nhà quản lý giáo dục: Đánh giá giảng viên căn cứ vào mức độ, kết quả ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao; căn cứ ưu, nhược điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức của từng giảng viên. Phương thức đánh giá thường là thông qua bản nhận xét về cán bộ công chức.

Đối với đồng nghiệp và sinh viên: Đánh giá CBGD thông qua bảng hỏi, phiếu nhận xét hoặc trao đổi trực tiếp.

Đối với bản thân giảng viên : Tự đánh giá một cách trung thực qua bản tự kiểm điểm cá nhân là phương thức được coi trọng.

Thực hiện đánh giá giảng viên, ĐHTN cần đẩy mạnh công tác thanh tra. Nhiệm vụ giáo dục càng khó khăn bao nhiêu, vai trò của ĐNGV càng quan trọng bao nhiêu thì càng phải thanh tra tốt bấy nhiêu. Với mục đích đánh giá giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp, qua đó biểu dương các mặt tích cực, uốn nắn tiêu cực, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh những hành vi sai trái. Công tác thanh tra giảng viên cần được tiến hành nghiêm túc, quyết tâm đưa thanh tra chuyên môn vào nề nếp.

Ban Thanh tra, Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng ở ĐHTN, phòng Thanh tra, kiểm định và đảm bảo chất lượng ở mỗi trường cần tích cực làm tốt thẩm quyền của mình trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động giảng dạy, NCKH của ĐNGV. Công tác kiểm tra, thanh tra phải có sự kết hợp giữa hai hình thức: Định kỳ hàng năm và đột xuất nhằm nắm sát thực tế, kịp thời chỉ đạo điều chỉnh và giải quyết khi có vướng mắc hoặc những vấn đề đặt ra trong thực tiễn nghề nghiệp. Kết quả thanh tra là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giảng viên. Đó là nhiệm vụ ĐHTN cần phải bắt đầu làm, dù thiếu nhiều điều kiện.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)