Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Giáo dục là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. Khó có thể nói đến thành công trong việc phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN trong những năm qua nếu không có sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong đó, mỗi thành quả đạt được đều thấm đượm công sức của bao người, từ những giảng viên trực tiếp đứng lớp đến các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục và các thế hệ học sinh, sinh viên.
Trước hết cần nghi nhận sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ GD & ĐT, tỉnh uỷ Thái Nguyên, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, Đảng uỷ, Chi bộ các đơn vị trực thuộc ĐHTN là
57
nguyên nhân quan trọng tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên.
Với tinh thần năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tập thể cán bộ lãnh đạo nhà trường đã chủ động, sáng tạo đề ra những chủ trương sát tình hình thực tế, phù hợp với xu thế đổi mới của ngành và đất nước đồng thời đáp ứng được những yêu cầu nhất định về chiến lược nâng cao chất lượng ĐNGV.
Thành quả của việc phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN có được hơn chục năm qua còn bắt nguồn từ sự quản lý, giám sát chặt chẽ, sự chỉ đạo sát sao của các ban ngành chức năng; sự đoàn kết nhất trí, đồng lòng ủng hộ của chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng, tập thể cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên. Đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực đầy tâm huyết hết lòng vì học sinh thân yêu của phần lớn các thế hệ thầy cô đã vượt lên mọi khó khăn thiếu thốn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Đó là nguyên nhân nội tại góp phần vào những thành tựu trong việc phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN.
Với thành tích đã đạt được trong việc phát huy vai trò của ĐNGV, tập thể CBGD và các thế hệ sinh viên ĐHTN như được tiếp thêm sức mạnh, vững tin bước vào thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo.
Nguyên nhân của những hạn chế
Những thiếu hụt về đội ngũ kế cận nhất là giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tình trạng lão hoá, cộng với sự mất cân đối về cơ cấu, khoảng cách chênh lệch khá xa về trình độ giảng viên giữa các trường, khoa trực thuộc ĐHTN bắt nguồn từ khiếm khuyết trong việc hoạch định chiến lược lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng và công tác tuyển dụng nguồn CBGD bổ sung của các cấp lãnh đạo, các phòng ban quản lý ĐHTN cũng như các đơn vị thành viên. Do vậy, phần lớn CBGD đã được đào tạo từ lâu theo nhiều
58
nguồn, nhiều trình độ khác nhau và ít có cơ hội học tập nâng cao trình độ nên chưa có sức mạnh tập thể theo một hướng đào tạo chuyên sâu.
Nguyên nhân của những yếu kém trong việc đổi mới PPGD hướng vào việc phát huy vai trò ĐNGV là do công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Trong hoàn cảnh khó khăn của cơ sở vật chất, trang thiết bị, công việc nghiên cứu cải tiến nội dung và PPGD vốn ít được quan tâm lại không được cấp trên đánh giá đúng mức, chỉ đạo sát sao nên càng dễ bị sao nhãng. Mặt khác, do nhận thức của ĐNGV về hoạt động này chưa cao lại thêm tư duy ngại đổi mới đã tạo nên sức ì trong tư tưởng vốn đã tồn tại từ lâu trong phần lớn CBGD.
Sở dĩ công tác NCKH và chuyển giao công nghệ chưa có những thành tựu nổi bật trước hết là do thời gian và công sức đầu tư cho nghiên cứu thực hiện đề tài NCKH của CBGD còn ít. Nguyên nhân trực tiếp là số lượng giờ giảng quá nhiều đã tạo nên những mệt mỏi nhất định cho giảng viên nên phần lớn CBGD không thiết tha với NCKH. Mặt khác, mức độ đầu tư, cơ chế quản lý, chính sách tài chính phục vụ công tác NCKH, hợp tác quốc tế còn bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ.
Sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, bao khó khăn, lo toan trong cuộc sống đời thường của CBGD, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho ĐNGV ở ĐHTN còn bị xem nhẹ, ý thức tự giáo dục, rèn luyện của bản thân giảng viên chưa cao là nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận những người đang giữ trọng trách làm thầy.
Những yếu kém trong việc phát huy vai trò chủ đạo, tính tích cực, sáng tạo, chủ động của ĐNGV ở ĐHTN thời gian qua còn xuất phát từ chỗ do thiếu cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ hiện có, thu hút cán bộ có năng lực về trường công tác và thực tiễn việc khai thác tiềm năng
59
ĐNGV chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, công tác thi đua còn bị chi phối bởi tệ hành chính, quan liêu trong một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nên chưa có tác dụng và hiệu quả cao đối với việc xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục lành mạnh. Yếu kém ấy còn do nhận thức chưa thật sự sâu sắc của ĐNGV về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đối với việc phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo, chủ động của mình trong GD - ĐT.