Những căn cứ làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 68 - 72)

Một là, những quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vai trò, vị trí nhà giáo, về trách nhiệm của Đảng và nhân dân trước công lao to lớn của những người thầy - những “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng” đã trở thành chỉ dẫn quan trọng để đề ra phương hướng phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN.

Từ thực tiễn lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, CMác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin đều khẳng định: Trong cuộc đấu tranh ấy, công tác giáo dục giữ vị trí rất quan trọng, nó đào tạo ra những con người phục vụ cho giai cấp đã sản sinh ra nó. Lực lượng giáo viên và viên chức ngành giáo dục phải là những trí thức cách mạng, mang tư tưởng cách mạng. Do đó, đào tạo những người làm công tác giáo dục là một nhiệm vụ cấp bách, lâu dài trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.

Vì thế, Đảng phải quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên, để họ có được điều kiện tốt về trí tuệ cũng như vật chất, tinh thần xứng đáng với vai trò lịch sử của họ.

Phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, vị trí của nhà giáo, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, mà GD - ĐT con người thì phải công phu, tỉ mỉ như người làm vườn vậy; phải có tầm nhìn xa, rộng, có kế hoạch chủ trương và chính sách đúng đắn, cụ thể; phải có nội

66

dung thiết thực và phương pháp thật sự khoa học; phải phát triển giáo dục và nhà trường, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy giáo. Muốn có nhiều trò giỏi để sau này trở thành những nhân tài giúp nước thì phải có nhiều thầy giỏi, nêu gương sáng mẫu mực cho các thế hệ học sinh noi theo. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, là chỉ dẫn quan trọng để xây dựng phương hướng phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN.

Quan điểm coi trí thức là lực lượng quan trọng của mọi giai đoạn cách mạng đã được Đảng ta nhận thức và sớm quan tâm trong suốt tiến trình lãnh đạo.

Ý chí quyết tâm xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh, không ngừng tăng về số lượng, mạnh về chất lượng của Đảng ta đã được cụ thể hoá thành chủ trương “Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước”.

Đảng ta chỉ đạo đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức. Trong đó đào tạo mới kết hợp với đào tạo lại bồi dưỡng thường xuyên

kiến thức cho đội ngũ trí thức có ý nghĩa quyết định để phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ này.

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp phát triển GD - ĐT, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Đảng ta xác định GD - ĐT cùng với khoa học và công nghệ là “khâu đột phá” trong thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng GD - ĐT . Nhà giáo phải có đủ đức, đủ tài. Đảng ta đặc biệt coi trọng nhiệm vụ “đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức, tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [25; tr.109 - 110].

Đối với giảng viên, Đảng ta xác định :Nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng giảng viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Cần có kế hoạch

67

đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước cán bộ phụ trách các môn khoa học và giảng viên trẻ kế cận để khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ.

Những chủ trương trên đây của Đảng được coi là quan điểm chỉ đạo để đề xuất phương hướng phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN.

Hai là, quy định của Hiến pháp, luật Giáo dục, pháp lệnh Cán bộ công chức và những kết luận của Thủ tướng Chính phủ về GD - ĐT, về nhà giáo nói chung và ĐNGV nói riêng.

Hiến pháp (1992) đã quy định: “GD & ĐT là quốc sách hàng đầu” Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giảng viên.

Luật Giáo dục (1998) đã ghi nhận “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; nhà nước tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng nhà giáo; Có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.

Pháp lệnh Cán bộ công chức (1998) quy định rất rõ những tiêu chí về chức trách, hiểu biết, yêu cầu về trình độ đối với ngạch giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực và tận tuỵ phụng sự nhân dân đã được cụ thể hoá trong các mục, điều của pháp lệnh. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng , sử dụng cán bộ công chức; chế độ tuyển dụng và quản lý, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công chức cũng là nội dung được pháp lệnh ghi nhận.

68

Những quy định chung về nhà giáo, giảng viên trong luật giáp dục và pháp lệnh Cán bộ công chức là hành lang pháp lý để đề ra phương hướng phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN.

Gần đây, chiến lược phát triển GD - ĐT cùng với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng năm 2001 - 2010 và Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 của Chính phủ là cơ sở quan trọng có ý nghĩa định hướng cho việc hoạch định phương hướng phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN.

Trong 8 giải pháp chiến lược để phát triển GD - ĐT giai đoạn 2001- 2010 có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến việc phát huy vai trò ĐNGV. Đặc biệt là chủ trương đổi mới nội dung, PPGD coi trọng tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người dạy và người học; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, trong đó chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo; xây dựng, ban hành chính sách mới đối với giảng viên… đã được coi là chủ trương xuyên suốt trong các chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển GD - ĐT và Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 vừa được Chính phủ thông qua.

Ba là, để đề ra những phương hướng phát huy vai trò ĐNGV ở ĐHTN, còn phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của Bộ GD & ĐT về chủ trương, kế hoạch “Xây dựng ĐNGV từng bước đạt trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, có cơ cấu trình độ hợp lý, có đủ các loại hình giảng viên, các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi, nhất là ở các môn khoa học mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GDĐH và sau đại học trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước“ [6;tr.87].

Cụ thể hơn, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ra chỉ thị: “Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần chủ động xây dựng ĐNGV,

69

nhanh chóng khắc phục sự hẫng hụt đội ngũ, nâng dần tỷ lệ giảng viên là ThS, TS, PGS và GS.

Bốn là, việc đề xuất những phương hướng phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN không thể không căn cứ vào cơ sở thực tiễn là kết quả khảo sát thực trạng phát huy vai trò của đội ngũ CBGD ở ĐHTN những năm qua. Trong đó, kết quả đạt được đáng khích lệ cộng với hạn chế, yếu kém và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng chính là cơ sở trực tiếp, quan trọng quy định nội dung phương hướng nhằm nâng cao, phát huy hơn nữa vai trò ĐNGV ở ĐHTN hiện nay.

Xuất phát từ những căn cứ trên đây, người viết luận văn cho rằng: Phát huy vai trò ĐNGV là bộ phận quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức GDĐH nói riêng. Vì vậy, luận giải những phương hướng để phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo chủ động cho toàn thể CBGD ở ĐHTN trong GD - ĐT thực chất là việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước đồng thời góp phần hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHTN về chủ trương xây dựng, phát triển ĐNGV một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)