Giáo dục nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị và đạo đức của

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 98 - 113)

96

Sự thay đổi vai trò, chức năng của nhà giáo đã đánh dấu một sự chuyển biến có tính bước ngoặt của hoạt động sư phạm. Điều đó cần đến một cuộc “cách mạng” trong tư duy nhằm xoá bỏ quan niệm cũ về vai trò của người thầy. Để phát huy vai trò mới của ĐNGV càng cần đến ý thức trách nhiệm cao của toàn xã hội, quan trọng hơn cả là bản thân mỗi nhà giáo. Khắc phục tình trạng một bộ phận giảng viên còn thờ ơ, “lãnh đạm” trước trọng trách vinh quang làm thấy, ĐHTN cần kiên quyết đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV. Bởi lẽ, nếu không có ý thức, tinh thần trách nhiệm biểu hiện ở sự cố gắng nỗ lực, tự phấn đấu của mỗi nhà giáo thì mọi tác động bằng cơ chế, chính sách từ phía nhà quản lý, lãnh đạo nhằm phát huy vai trò ĐNGV đều trở nên vô nghĩa. Việc giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm cho CBGD phải hướng vào các vấn đề: Vị trí, vai trò người thầy giáo trong bối cảnh hội nhập, trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng; những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giảng viên, trách nhiệm nhà giáo trước yêu cầu phát huy vai trò ĐNGV trong hoạt động nghề nghiệp… thông qua đó mỗi nhà giáo phải tự đổi mới trong cả nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Một người thầy chân chính, tâm huyết yêu nghề không thể không trăn trở trước thực tế sự xuống cấp về mặt đạo đức đang ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của nhà giáo . Từ đó xác định cho mình ý thức, trách nhiệm nâng cao tri thức, trau dồi đạo đức góp phần thực hiện cuộc cách mạng đổi mới trong giáo dục. Do đó, giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm, niềm say mê cống hiến cho sự nghiệp ở mỗi giảng viên là nhiệm vụ quan trọng để mỗi thầy cô đều có ý thức rõ rệt về trách nhiệm thiêng liêng của mình và luôn tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”, để rồi hình thành động cơ phấn đấu vươn lên trở

97

thành người chiến sĩ dũng cảm, sáng tạo trên “mặt trận” phát huy vai trò nhà giáo hiện nay.

Ý thức được nguy cơ và biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức trong một bộ phận giảng viên, nếu ĐHTN không kiên quyết khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức thì nhân cách của chính những nhà giáo ấy khó có thể cảm hoá học trò. Điều này thực sự tạo lực cản cho việc phát huy vai trò của ĐNGV. Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBGD trong toàn đại học là nhiệm vụ cấp bách, không thể xem thường.

Nội dung giáo dục chính trị - đạo đức cho CBGD cần tập trung củng cố lập trường, tư tưởng vững vàng, hình thành tác phong làm việc khoa học, chủ động, sáng tạo, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống giản dị, lành mạnh, phấn đấu mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức.

Giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBGD là phải hình thành cho được ở mỗi người tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc, làm cho những chuyển biến tích cực về giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức sẽ thức đẩy tính tích cực lao động khoa học của các nhà giáo, phát huy tài năng sáng tạo vào sự nghiêp giáo dục. Bởi tài năng có thể đào tạo song để nó hữu dụng thì nhất thiết phải có “đức” và “tâm”. Đó là một trong những tiêu chí làm nên tố chất người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay.

Công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV phải quan tâm đến việc hình thành thái độ đối với bản thân, đối với người khác, đối với công việc. Ngoài ra, công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV cần đặc biệt quan tâm hình thành ở mỗi nhà giáo lòng yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp. Đó là động lực để người giảng viên thực hiện phương châm: “Dù khó đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt”, luôn bền lòng

98

giữ đạo (đạo đức nghề nghiệp) - một yếu tố quan trọng không thể thiếu để phát huy vai trò của ĐNGV.

Như vậy, nội dung cốt lõi trong công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV là coi trọng rèn luyện, phát triển phẩm chất trí tuệ, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng; nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, danh dự, lương tâm nghề nghiệp; bồi dưỡng các phẩm chất: Trung thực, khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thái độ đúng đắn với bản thân, với người khác, với công việc. Để đạt được nội dung ấy, ĐHTN cũng như các đơn vị thành viên phải tiến hành đồng bộ, hiệu quả những hoạt động cơ bản sau: Nâng cao chất lượng của những tuần sinh hoạt chính trị nhằm giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh phong trào “Thi đua yêu nước”, “Dạy tốt - học tốt”; “Sáng kiến” trong giảng dạy và NCKH”; thực hiện có hiệu qủa các cuộc vận động của ngành; thường xuyên nêu gương tiên tiến, điển hình, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện trong ĐNGV. Hơn nữa, phẩm chất chính trị, đạo đức phải trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá giảng viên; công tác thanh tra, quản lý quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của CBGD phải được đặt song hành với thanh tra chuyên môn.

Những hoạt động này, nếu được tổ chức có hiệu quả sẽ góp phần hữu ích cho việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV.

Thực tế đã chứng minh, ĐNGV càng quan trọng bao nhiêu thì sự yếu kém trong bản thân đội ngũ nhà giáo càng gây hậu quả tiêu cực bấy nhiêu. Vì vậy, phát huy vai trò ĐNGV trong GD - ĐT phải được xác định là trọng trách lớn lao của toàn ngành và toàn xã hội. Góp phần hoàn thành sứ mệnh

99

ấy, ĐHTN tất yếu phải chung sức, hợp lòng, đoàn kết, chủ động đề ra phương hướng, giải pháp nhằm phát hiện, bồi dưỡng, kích thích đồng thời sử dụng đúng đắn và phát huy có hiệu quả vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo của ĐNGV ở đơn vị mình.

Biến đổi một hiện trạng về ĐNGV ở ĐHTN với những yếu kém, bất cập trong việc phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và NCKH đòi hỏi phải tính đến các yếu tố tác động như cơ chế, chính sách đối với nhà giáo; điều kiện, môi trường giáo dục; ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến tâm tư, nguyện vọng và nhân cách người thầy; ý thức trách nhiệm trong bản thân đội ngũ nhà giáo… Nhận diện đầy đủ vấn đề này là không hề đơn giản. Mọi tiến trình và bước đi của việc phát huy vai trò ĐNGV phải bắt đầu từ đổi mới nhận thức giáo dục tạo nên sự chuyển biến tích cực trong tư duy của các nhà lãnh đạo, quản lí giáo dục, trong ý thức xã hội nói chung nhất là của ĐNGV về vai trò, nhiệm vụ, chức trách của nhà giáo trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là điều cần thiết nhưng chưa đủ. Vấn đề là ở chỗ, chuyển biến trong nhận thức phải dẫn tới chuyển biến trong hành động, từ việc ban hành, thực thi cơ chế, chính sách tạo động lực cho nhà giáo phát huy vai trò của mình đến việc chủ động, tích cực thực hiện cuộc cách mạng trong đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD, phương thức đánh giá chất lượng, năng lực giảng viên đồng thời giáo dục nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức của ĐNGV.

Tuy nhiên, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để phát huy hơn nữa vai trò ĐNGV trong GD- ĐT, ĐHTN luôn cần những ý kiến đóng góp của mọi người trong và ngoài ngành giáo dục. Điều quan trọng là tất cả cần xuất phát từ tâm huyết, thiện chí với cái nhìn thực sự khách quan và công tâm.

100

KẾT LUẬN

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cùng với bối cảnh hội nhập đã và đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Góp phần quan trọng để chuẩn bị nguồn nhân lực ấy phải kể đến vai trò của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó, GDĐH có sứ mạng đi đầu và mang ý nghĩa quyết định.

ĐNGV – một bộ phận hợp thành đội ngũ trí thức nói riêng và nguồn nhân lực nói chung. Trong thời đại hiện nay, khi giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên thì vai trò của nhà giáo ở bậc đại học càng được khẳng định. Họ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong hoạt động giảng dạy và NCKH, mỗi giảng viên phải đóng vai trò như “trọng tài”, “cố vấn” để điều khiển, tổ chức hoạt động nhận thức của bao thế hệ học sinh, sinh viên. Do vậy, họ phải là lực lượng chủ đạo, tích cực, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, nhất là giảng dạy và NCKH.

Phát huy vai trò ấy là khâu quan trọng để tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng GD - ĐT cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Nó đòi hỏi cần có sự quan tâm của mọi chủ thể trong và ngoài ngành.

ĐNGV ĐHTN là một bộ phận của đội ngũ trí thức GDĐH trong cả nước. Nhiều năm qua, trên cơ sở ý thức đúng đắn về trọng trách vinh quang của mình, mỗi giảng viên luôn cố gắng, nỗ lực, phấn đấu để khẳng định và phát huy vai trò của một nhà giáo đại học. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và những nhà quản lý giáo dục, việc phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN - một trung tâm đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Từng bước bổ sung lực lượng CBGD từ nhiều nguồn góp phần giải quyết khó khăn về sự thiếu hụt giảng viên, phần nào đáp ứng yêu cầu “trẻ hoá” đội ngũ. Những cơ chế, chính sách về quy hoạch,

101

đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trước mắt đã có ý nghĩa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức cho ĐNGV và tạo tiền đề cần thiết để phát huy vai trò của đội ngũ trong hoạt động giảng dạy và NCKH… Những thành quả ấy phản ánh sự nỗ lực, cố gắng của toàn ĐHTN trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về vốn và vật chất. Tuy nhiên, nó chưa hoàn toàn đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng trong bản thân mỗi nhà giáo và toàn xã hội.

Những hạn chế, yếu kém, một số vấn đề đặt ra về sự hụt hẫng cán bộ kế cận, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu, tình trạng “lão hoá”, nạn “chảy máu chất xám”, chậm đổi mới PPGD, những biểu hiện xuống cấp, về đạo đức và lòng yêu nghề trong một bộ phận giảng viên, cơ chế chính sách tạo động lực chưa đủ mạnh để khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở phần lớn CBGD. Đó là lực cản không nhỏ trong việc phát huy vai trò ĐNGV .

Sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi ĐHTN phải tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát huy vai trò ĐNGV. Vì vậy, ĐHTN cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các giải pháp: Đổi mới mục tiêu, nội dung và PPGD; tạo động lực để phát huy vai trò ĐNGV từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ nhà giáo tự bồi dưỡng, tự phát triển và toàn tâm, toàn ý với nghề; đổi mới có chế đánh giá chất lượng giảng viên; tăng cường giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV.

Nghiên cứu việc phát huy vai trò của ĐNGV ở ĐHTN, luận văn này mới chỉ là khái quát bước đầu. Về lí luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu. Đó là:

- Làm rõ đặc trưng lao động của giảng viên, nhất là nhà giáo trong trường ĐHSP. Hướng nghiên cứu này sẽ đi sâu vào lí luận cơ bản.

102

- Thực trạng, giải pháp phát huy vai trò ĐNGV ở các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu mở rộng quy mô, phạm vi đối tượng.

- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đây cũng là một hướng nghiên cứu quan trọng, kết hợp lí luận với thực tiễn, kiến nghị các vấn đề về chính sách, cơ chế tạo động lực phát triển GDĐH ở nước ta.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Anh(1999), “Đội ngũ trí thức trẻ trong các trường đại học, cao đẳng”, Báo Nhân dân, ngày 24/4.

2. Vũ Anh (1999), “Giáo dục đại h ọc thế kỷ 21: Tầm nhìn và hành động”,

Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (1).

3. Bộ chính trị (18/02/1995), Nghị quyết 09 về một số định hướng lớn trong các tư tưởng hiện nay.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Kỷ yếu hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”, Hà Nội

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tài liệu Hội nghị đào tạo đại học, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành GD - ĐT thực hiện Nghị quyết TW2 khoá VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tài liệu dùng cho thi nâng ngạch từ giảng viên lên giảng viên chính, Hà Nội

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (2004),

Số liệu thống kê giáo dục các trường đại học, cao đẳng năm học 2004- 2005, Hà Nội.

104

11. Nguyễn Kế Bính (1998), “Vấn đề bồi dưỡng giáo viên cho giáo dục chuyên nghiệp”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (1).

12. Đặng quốc Bảo, (2003), Kinh tế học giáo dục, Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng

tới tương lai – Vấn đề và giải pháp , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hoàng Chí Bảo (1997), “Văn hoá và sự phát triển nhân cách của thanh

niên”, Tạp chí Nghiên cứu lí luận, (1).

15. Hoàng Chí Bảo (2001), Toàn cầu hoá kinh tế và những tác động, ảnh hưởng của nó đối với giáo dục đào tạo ở nước ta, Viện Khoa học chính trị - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch (1998), Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

17. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Tất Dong (1994), Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Đề tài KX 04 - 06, Hà Nội.

19. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 98 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)