Có thể nói: Số lượng, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức của ĐNGV là những yếu tố quan trọng tạo tiền đề cần thiết cho việc phát huy vai trò của họ trong hoạt động giảng dạy và NCKH. Những đổi mới, cố gắng nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV của ĐHTN trong nhiều năm qua đã đem lại những chuyển biến bước đầu đáng ghi nhận.
Một là, ý thức được yêu cầu cần thiết phải xây dựng ĐNGV chất lượng cao, đủ khả năng thực hiện vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo trong
37
giảng dạy và NCKH, những năm qua ĐHTN đã và đang có bước đi phù hợp trong vấn đề quy hoạch ĐNGV.
Điều chỉnh cơ cấu giảng viên theo hướng phù hợp với yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ, quy mô đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của ĐHTN. Vì vậy, ĐNGV đã được xây dựng về cơ bản và tiếp tục có sự bổ sung theo diện hợp đồng. Hàng năm ĐHTN tuyển dụng trên 50 cán bộ tạo nguồn, góp phần giải quyết một bước tình trạng hụt hẫng CBGD kế cận trong tương lai. Từ 963 giảng viên năm 2000 đến nay ĐHTN đã có 1547 CBGD, trong đó có 1104 CBGD biên chế và 433 CBGD hợp đồng (thỉnh giảng). Mặc dù chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu nhưng điều đó thể hiện sự quan tâm của ĐHTN đến vấn đề phát triển số lượng giảng viên cho từng trường, từng khoa trực thuộc. Với chính sách này bước đầu đã giải quyết một phần mâu thuẫn giữa cường độ lao động và hiệu suất công việc. Nhờ vậy, mỗi giảng viên có thời gian để tự đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực. Thông qua đó, vai trò chủ thể, tích cực, sáng tạo của ĐNGV được phát huy.
Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến vấn đề phát huy vai trò của ĐNGV. Vì độ tuổi có liên quan trực tiếp đến năng lực,kinh nghiệm của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và NCKH. Nhận thức sâu sắc điều này, hàng năm ĐHTN đã chủ trương bổ sung vào hợp đồng và biên chế một số lượng nhất định giảng viên trẻ.
Bảng 1: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi của ĐHTN
Độ tuổi Năm học 2000 - 2001 2002-2003 2004-2005 2006-2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Dưới 35 130 12,89 173 15,84 220 16,65 271 17,51
38
Từ 35 đến 50 691 68,55 710 65,01 715 54,12 747 48,28 Từ 51 đến 65 187 18,55 209 19,13 386 29,22 529 34,19
Tổng số 1008 1092 1321 1547
Căn cứ vào bảng số liệu ta dễ nhận thấy tỷ lệ CBGD trẻ của ĐHTN được tăng lên đáng kể hàng năm. Tại thời điểm năm 2006 – 2007, các đơn vị trực thuộc đã được bổ sung lực lượng giảng viên trẻ dưới 35 tuổi gấp 02 lần so với 6 năm về trước. Tỷ lệ 17,51% CBGD trẻ dưới 35 tuổi tuy chưa phải là lớn song nó cũng thể hiện sự quan tâm của ĐHTN đến vấn đề “trẻ hoá” đội ngũ CBGD.
Với quan điểm dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm xây dựng cho được ĐNGV chất lượng cao, trong những năm gần đây, ĐHTN đã chú trọng đến hiệu quả của công tác tuyển dụng CBGD. Tạo nguồn CBGD từ những sinh viên khá, giỏi, ưu tiên những người có trình độ Thạc sĩ là hướng đi cơ bản, chiến lược của ĐHTN trong điều kiện thiếu CBGD. Mặt khác,
năng lực thực giảng hướng vào tiêu chí khẳng định vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của đối tượng tham gia tuyển dụng được coi là điểm trọng tâm trong khâu tuyển dụng nguồn nhân lực. Đây là một quan điểm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD - ĐT, kết hợp được năng lực khoa học với phương pháp sư phạm trong xây dựng ĐNGV.
Hơn nữa, ĐHTN còn đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo tính công khai, bình đẳng trong công tác tuyển dụng. Điều đó đã tạo nên môi trường dân chủ, cạnh tranh lành mạnh, là cơ sở để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, công tác tuyển dụng của ĐHTN đã thu được kết quả, lựa chọn, trọng dụng được người tài, có đủ trình độ, năng lực đáp ứng tiêu chuẩn người giảng viên.
39
Hai là, ĐHTN đã từng bước hiện thực hoá chủ trương nâng cao chất lượng ĐNGV biểu hiện ở việc xây dựng đội ngũ CBGD có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm giỏi, phẩm chất chính trị, đạo đức mẫu mực. Đây là tiêu chí không thể thiếu để thực hiện vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo của ĐNGV.
Cùng với chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHTN đã rất coi trọng việc chuẩn hoá đội ngũ CBGD. Qua từng giai đoạn phát triển, các chỉ tiêu về tỷ lệ giảng viên có trình độ ThS, TS, TS khoa học; có chức danh PGS, GS cũng như các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBGD luôn được ĐHTN quan tâm. Mục tiêu trước mắt là trang bị trình độ ThS cho hầu hết giảng viên.
Sau gần 10 năm kiên trì theo đuổi mục tiêu, ĐNGV của ĐHTN cơ bản đã được nâng cao về chất lượng. Tính đến đầu năm 2007, số giảng viên có trình độ ThS là 665, chiếm 42,99% tổng số CBGD. Trên thực tế đã tăng 331 giảng viên so với năm 2000.
Với chủ trương tiếp tục nâng cao trình độ cho ĐNGV, ĐHTN đã có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho CBGD đi đào tạo ở bậc trên đại học, làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước đồng thời tiến hành bồi dưỡng số giảng viên có trình độ TS để đủ tiêu chuẩn phong học hàm PGS và GS. Mặc dù, hiện nay ở ĐHTN tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học vẫn chiếm 41,44% nhưng 12,86% tỷ lệ TS, PGS, GS (xem phụ lục : Bảng số 1), chưa kể đến một số lượng lớn giảng viên đang được đào tạo nghiên cứu sinh và dự kiến tốt nghiệp vào những năm tới (xem phụ lục: bảng số 2) là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực và phấn đấu vươn lên của đội ngũ CBGD, là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía các ban, phòng chức năng thuộc ĐHTN.
40
Trong chiến lược nâng cao chất lượng ĐNGV, ĐHTN luôn quan tâm, chú trọng đến việc không ngừng nâng cao năng lực sư phạm, tạo tiền đề để phát huy vai trò của ĐNGV.
Về năng lực giảng dạy:
Chủ trương nâng cao trình độ chuyên môn của ĐNGV được ĐHTN triển khai thực hiện đã có tác động tích cực đến việc phát huy năng lực giảng dạy của đội ngũ này. Thông qua việc chuẩn hoá trình độ Ths, chú trọng công tác đào tạo TS cho CBGD, tri thức và tầm hiểu biết của ĐNGV được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát huy tính chủ động, tích cực trong vai trò là chủ thể hướng dẫn việc tiếp nhận, xử lý thông tin, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Quan trọng hơn, đổi mới nội dung chương trình, PPGD là hoạt động cơ bản, thường xuyên đang phát huy hiệu quả, nhất là đối với việc phát huy vai trò của ĐNGV. Trước hết, các ban, phòng chức năng của từng đơn vị thành viên đã chỉ đạo triển khai và thực hiện một số bước tích cực hoá quá trình giảng dạy, biên soạn giáo trình mới trên cơ sở vừa đảm bảo tính khoa học, cơ bản và hệ thống, vừa mang tính thực tiễn, hiện đại và chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đây là một công việc lâu dài đòi hỏi trí tuệ cao, song trước mắt nhiều giáo trình, đề cương bài giảng mới đã được biên soạn theo hướng phát huy vai trò chủ đạo, tính tích cực, chủ động của cả người dạy và người học.
Tình hình biên soạn giáo trình ở ĐHTN
Tên trƣờng môn Số Số môn sử dụng giáo trình chung Số môn có giáo trình tự biên soạn Số môn/ % Số môn/ % Trường ĐHYK 110 30 27,3 80 72,7
41 Trường ĐHSP 557 351 60,01 206 36,99 Trường ĐHKTCN 119 110 92,4 119 100 Trường ĐHNL 140 10 7,14 49 35 Trường ĐHKT và QTKD 101 101 100,0 8 7,9 Trường CĐ KT – KT 76 76 100,0 14 19,4 Khoa KHTN 250 175 70,0 75 30,0 Khoa CNTN 80 70 87,5 10 12,5 Toàn đại học 1357 847 62,4 437 32,2
Ngoài ra, việc triển khai viết đề cương bài giảng đã được phần lớn CBGD tham gia tích cực, chủ động. Đây là hoạt động bổ ích để khơi dậy, bồi dưỡng và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong mỗi giảng viên là điều kiện thiết yếu để ĐNGV thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong giảng dạy cũng như NCKH.
Gắn liền với việc đẩy mạnh hoạt động biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, ĐHTN đã tổ chức những lớp học tập, nghiên cứu về giáo dục học đại học thu hút hầu hết CBGD tham gia. Các trường và khoa trực thuộc đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhiều hội thảo khoa học về đổi mới PPGD. Đây là chủ trương, giải pháp có ý nghĩa thiết thực tạo tiền đề cho việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của ĐNGV. Trước hết, nhận thức về mục tiêu, nội dung, PPGD ở bậc đại học, nhận thức về vai trò, chức trách của người giảng viên của đội ngũ CBGD được nâng lên đáng kể. Điều đáng nói là một bộ phận giảng viên đã vận dụng đổi mới PPGD vào thực tiễn và đem lại những chuyển biến tích cực. Bên cạnh PPGD truyền thống vẫn được duy trì ở những nội dung phù hợp, đã có nhiều PPGD theo hướng “lấy người học làm
42
trung tâm”, phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên, tính tích cực, sáng tạo của cả người dạy và người học. Số lượng giảng viên thực hiện giáo án với sự hỗ trợ của các phương tiện trình chiếu ngày càng tăng. Đó là những cố gắng, nỗ lực biểu hiện tinh thần đổi mới PPGD ở một bộ phận giảng viên, là thành quả bước đầu của một cuộc “cách mạng” khó khăn, lâu dài, phức tạp trong GDĐH nói chung. Sự quyết tâm đổi mới PPGD ở một bộ phận giảng viên nòng cốt sẽ có tác động to lớn trong việc khơi dậy phong trào đổi mới PPGD mang tính sâu rộng trong tương lai. Thực tiễn đổi mới PPGD ở ĐHTN đặt ra yêu cầu đòi hỏi mỗi giảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực dạy học. Theo đó, tầm hiểu biết của giảng viên không ngừng được nâng cao, mặt khác vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo với tư cách là người “cố vấn”, “trọng tài” của ĐNGV không chỉ được xác lập mà còn có điều kiện để phát huy.
Ngoài việc chú trọng phát huy vai trò của ĐNGV trong hoạt động giảng dạy, việc bồi dưỡng năng lực NCKH cho CBGD cũng được ĐHTN xác định là nhiệm vụ cần triển khai có hiệu quả.
Đã nhiều năm, ĐHTN nêu cao quyết tâm từng bước đưa công tác NCKH lên ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo và chỉ rõ “cần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng NCKH không chỉ để phục vụ công tác đào tạo mà còn nhằm đóng góp vào sự phát triển lý luận nói chung”.
Trong đó, ĐHTN đặc biệt chú trọng hướng hoạt động NCKH vào việc đối mới nội dung, PPGD, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trên thực tế, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh, mở rộng. Trong giai đoạn 2000 - 2007, ĐHTN đã chủ trì và thực hiện trên 2000 đề tài NCKH các cấp, thực hiện tốt việc quản lý, hướng dẫn, đánh giá hơn 1000 công trình NCKH của sinh viên .
Với kết quả đạt được, hoạt động NCKH đã cơ bản khai thác được tiềm năng trí tuệ của một bộ phận giảng viên, phục vụ có hiệu quả công tác đào
43
tạo, góp phần nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, phát huy tính chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm của không ít CBGD.
Ý thức được nguy cơ và hậu quả của tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, bàng quan, thờ ơ về chính trị trong một bộ phận giảng viên, ĐHTN đã bước đầu quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo bằng những hoạt động khác nhau, được vận dụng khá linh hoạt trong từng đơn vị thành viên. ĐHTN chủ động thường xuyên tổ chức các lớp học quán triệt Nghị quyết của Đảng, tìm hiểu về Đảng, cách mạng, lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam; tổ chức các phong trào về nguồn, đền ơn đáp nghĩa; nêu gương “người tốt, việc tốt”…. để khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần bất khuất, quả cảm của nhân dân trước muôn vàn khó khăn, thách thức. Điều này, có tác động to lớn đến tâm tư, tình cảm của ĐNGV. Ngoài những buổi tham quan di tích lịch sử, các đơn vị còn chủ động tổ chức hội thảo, tiêu biểu là các bài nói chuyện chuyên đề, những buổi toạ đàm sinh hoạt chính trị có ý nghĩa thiết thực đến việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho toàn thể giảng viên.
Từ năm 2000 đến nay, bám sát tiến trình đổi mới của đất nước và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Công đoàn Giáo dục ĐHTN đã phối hợp với Công đoàn các đơn vị thành viên phát động và thực hiện nhiều cuộc vận động lớn mang tính hướng nghiệp sâu sắc. Gắn với phong trào “Thi đua yêu nước”, “Dạy tốt - học tốt” là cuộc vận động “Xã hội hoá giáo dục”; “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ CBGD… Gần đây, ĐHTN đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT phát động ngày 31/7/2006 và được đông đảo các thế hệ thầy, trò nhiệt tình hưởng ứng. Thông qua đó, kỷ cương học đường bắt đầu được lập lại, những yếu kém trong ngành nhất
44
là những sai phạm về đạo đức, lối sống, tác phong của đội ngũ CBGD được khắc phục một phần, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo và vai trò chủ thể của nhà giáo trong nhiệm vụ GD - ĐT thế hệ trẻ.
Từ thực tiễn các cuộc vận động giáo dục trong nhà trường phối kết hợp chặt chẽ với những đợt sinh hoạt chính trị, các phong trào thi đua… được phát động sâu rộng, đại đa số CBGD đã ý thức được vị trí, vai trò, trọng trách vinh quang của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Bởi vậy, không ít thầy cô đã cụ thể hoá lòng yêu nước thành lòng yêu người, yêu nghề, coi trọng chữ “tâm”, giữ gìn uy tín, nguyện là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Theo kết quả điều tra xã hội học tiến hành với 500 phiếu cho CBGD kết quả thu được: Có 168 phiếu chiếm 93,6% tán thành với ý kiến: ĐNGV ở ĐHTN có lập trường chính trị vững vàng. Có 337 phiếu chiếm 67,4% nhận định: Phần lớn ĐNGV ĐHTN có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng được học sinh, sinh viên khen ngợi; 301 phiếu chiếm 60,2% cho rằng: ĐNGV ĐHTN có lòng yêu người, yêu nghề: 335 phiếu chiếm 67,0% xác nhận ĐNGV ĐHTN có ý thức trách nhiệm cao đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Các số liệu trên, chứng tỏ hiện nay phần lớn CBGD ở ĐHTN đều giữ vững bản lĩnh chính trị và đạo đức nhà giáo.
Ba là, Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc tạo động lực cho ĐNGV phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo, ĐHTN đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách đảm bảo quyền, lợi ích, nhu cầu chính đáng của CBGD, mặt khác tôn vinh lao động sáng tạo, khích lệ gương giảng viên điển hình xuất sắc trong giảng dạy và NCKH
Trước hết, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo là chủ trương đã đạt được kết quả nhất định.
Tất cả các trường, khoa trực thuộc ĐHTN (trừ trường ĐHKT và QTKD) đều trang bị đầy đủ giảng đường, phòng máy tính, phòng ngoại ngữ,
45