Tạo chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng ĐNGV ở ĐHTN, phát triển số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng là hướng đi đúng đắn cần được coi trọng để phát huy vai trò ĐNGV. Bởi lẽ, khối lượng công việc lớn thì tăng số lượng giảng viên để đảm bảo cường độ lao động hợp lý, từ đó có thể tăng hiệu suất công việc. Đây là điều kiện cần thiết để ĐNGV có thời gian, sức lực chuyên tâm vào việc phát huy vai trò của mình. Mặt khác, chất lượng toàn đội ngũ là tiền đề để thể hiện năng lực – một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách những người thầy. Phát huy vai trò ĐNGV là mắt khâu quan trọng trong chiến lược đổi mới giáo dục. Song đổi mới giáo
70
dục sẽ không thể thực hiện tốt bằng một đội ngũ nhân lực giáo dục với tư duy cũ và chất lượng cũ. Phải tiến hành một cuộc “cách mạng”, sâu sắc, rộng rãi để đổi mới tư duy, chất lượng ĐNGV để họ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp “trồng người”, xứng đáng là tấm gương sáng về trí tuệ, đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo.
Đào tạo và phát triển nhân tài, trọng dụng và trọng đãi hiền tài là kế sách căn bản của việc kiến thiết quốc gia. Tư tưởng ấy đã từng có trong những bài học về trị nước, an dân được ông cha ta tổng kết từ bao đời nay. Phát huy vai trò ĐNGV cũng cần quán triệt quan điểm ấy như một chiến lược vừa lâu dài vừa mang tính cấp bách.
Để hiện thực hoá mục tiêu nêu trên cần tiến hành đồng bộ những chủ trương sau:
Đổi mới quy hoạch đào tạo, kết hợp với sử dụng và đãi ngộ hợp lý
nhằm xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu: Đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức mẫu mực, thiết tha gắn bó với nghề, tạo tiền đề để phát huy có hiệu qủa vai trò ĐNGV trong ĐHTN.
Có giải pháp khắc phục sự hụt hẫng đội ngũ kế cận, đảm bảo có được một cơ cấu ĐNGV cân đối về số lượng, trình độ, chức danh, tuổi đời. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập tính đồng bộ để phát huy vai trò của ĐNGV. Bởi vì, tác động giáo dục của mỗi giảng viên lên người học là vô cùng to lớn, nhưng chỉ thật sự có ý nghĩa khi tác động ấy cùng nhịp với tác động của tập thể giảng viên trong từng trường và các đơn vị thành viên của ĐHTN. Giải quyết có hiệu quả nạn “chảy máu chất xám”, tình trạng “lão hoá” đồng thời sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực NCKH; tình trạng thiếu điều kiện cơ bản, thiếu
71
động lực để phát huy vai trò ĐNGV cũng là vấn đề cấp bách đòi hỏi ĐHTN phải sớm quan tâm giải quyết bằng những giải pháp thiết thực, hữu hiệu.
ĐHTN cần kiên quyết đoạn tuyệt với PPGD cũ . Đây là phương hướng cần thiết quan trọng để phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo, chủ động của ĐNGV trong giảng dạy cũng như NCKH.
Thanh toán dứt điểm tình trạng sa sút về đạo đức và lập trường chính trị ở một bộ phận CBGD. Phải phấn đấu sao cho mỗi người thầy thực sự là nhà sư phạm tài năng và đức độ. Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc, sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học trò, đoàn kết, chia sẻ với đồng nghiệp. Phải làm sao để tập thể nhà giáo cũng như cá nhân mỗi người thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa, luôn coi trọng tri thức, tôn thờ đạo thánh hiền, trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí, khẳng định vai trò của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ, bằng học vấn và cống hiến.
Chỉ khi nào có được nền tảng vững chắc là trình độ chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ sư phạm, đạo đức cách mạng, lương tâm nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị kiên định thì khi ấy ĐNGV mới “gánh được nặng, đi được xa” luôn bền bỉ trên con đường dài muôn vàn khó khăn – con đường phát huy vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, NCKH.