Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 74 - 81)

Đây là giải pháp quan trọng đầu tiên tạo điều kiện, tiền đề để mỗi giảng viên khẳng định và phát huy vai trò của mình trong giảng dạy cũng như NCKH. Vai trò, uy tín của nhà giáo có được duy trì, đề cao, phát huy hay không, trước hết phụ thuộc vào việc chúng ta có đủ năng lực, nhạy cảm thường xuyên đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD nhằm đáp ứng những đòi

72

hỏi luôn vận động của nền giáo dục hiện đại hay không. Thực tế đã chứng minh, giảng dạy theo phương pháp truyền thống đã trở nên bất cấp. Càng trở nên bất cập hơn trong sự bùng nổ của thông tin, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nguồn nhân lực. Do vậy, chủ động thực hiện cuộc cách mạng trong đổi mới PPGD là thái độ và quan điểm đúng đắn cần thiết để thực hiện vai trò của nhà giáo. Vấn đề có tính quy luật ấy cộng với những yếu kém, bất cập trong việc chậm đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD ở ĐHTN tạo ra lực cản không nhỏ, hạn chế tính tích cực, chủ động, sáng tạo của phần lớn CBGD ở ĐHTN đã đặt ra yêu cầu phải tiến hành cuộc cách mạng, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy - học. Đây quả là nhiệm vụ cấp bách, vừa có tính lâu dài đòi hỏi trí tuệ, quyết tâm cao, là con đường và phương thức để vượt lên tình trạng lạc hậu, suy thoái của giáo dục hiện nay. Đó vừa là một vấn đề nhạy cảm vì đụng chạm đến lợi ích, thói quen, tư duy của cả ĐNGV và những nhà quản lý giáo dục. Bởi vậy, xét về nguyên tắc, không thể đổi mới một cách nôn nóng, chủ quan mà phải tính toán, có làm thí điểm, rút kinh nghiệm, nhưng luôn luôn phải kiên quyết và thống nhất trong từng “bước đi” từ việc giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGD, xây dựng kế hoạch đổi mới đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Bước 1: Triển khai việc giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của ĐNGV về vai trò của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; về mục tiêu, nội dung, PPGD theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Thực chất việc giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐNGV là việc hiện đại hoá quan niệm giáo dục, tức là làm mới những nhận thức quan niệm về giáo dục, nhà trường, về thầy giáo và học sinh. Sự làm mới này trong tư duy là một sự thay đổi căn bản trong cách nghĩ, cách hiểu, cách đánh giá, cách

73

ứng xử của mọi người đối với giáo dục, đối với vai trò, vị thế của nhà giáo, đối với đặc điểm của lao động sư phạm.

Trước hết, ĐHTN cần giao quyền chủ động cho các đơn vị thành viên

tổ chức có hiệu quả những buổi Hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn, viết đề tài NCKH theo chủ đề “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy – học”, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo lại về PPGD tích cực cho giảng viên. Mời chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, gửi CBGD đi học tập, bồi dưỡng PPGD ở các nước tiên tiến….

Thông qua đó, mục tiêu cần đạt là:

Mỗi nhà giáo phải nhận thức đúng đắn vai trò chủ đạo, tích cực, sáng tạo, chủ động của mình trong giảng dạy, NCKH, với tư cách là “trọng tài”, “cố vấn” định hướng, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên. Chỉ với cách nhìn nhận vai trò của người giảng viên như vậy mới thấy hết tầm vóc và tính bức xúc của vấn đề vì sao phải nhanh chóng đổi mới PPGD trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHTN hiện nay.

Hơn nữa, ĐNGV phải đồng bộ thấm nhuần những vấn đề có tính nguyên tắc về mục tiêu, nội dung đào tạo ở bậc đại học theo tinh thần của luật Giáo dục năm 1998. Ngoài ra, nhấn mạnh tiêu chí: Đào tạo năng lực tư duy, năng lực hành động cho người học, hình thành ở họ phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

Xu hướng và nội dung đổi mới PPGD ở đại học cần sớm được toàn thể CBGD nhận thức đúng và có quyết tâm thực hiện.

“Dạy học lấy người học làm trung tâm”, “Dạy học khám phá”, “Dạy học sử dụng phương pháp sư phạm tích cực”… là những cách tiếp cận trong đổi mới PPGD được nhiều người coi trọng.

Muốn thực hiện được cách tiếp cận này, giảng viên cần kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ dạy học đa

74

dạng mục đích cuối cùng là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học. Trong đó, yếu tố điều khiển sư phạm của giảng viên được đề cao. Điều quan trọng là người giảng viên cần cung cấp cho sinh viên công cụ, phương pháp tư duy hơn là những đáp án theo khuôn mẫu có sẵn.

Đổi mới PPGD của giảng viên phải gắn liền với đổi mới phương pháp học của sinh viên. Với xu hướng nêu trên, đòi hỏi ở người học phải có tâm thế tích cực, chủ động biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Nội dung đổi mới PPGD thực chất là hiện đại hoá PPGD của giảng viên. Đó vừa là việc thanh toán tình trạng lạc hậu, không phù hợp với trình độ hiện đại của các PPGD cũ (nặng về truyền thụ một chiều, áp đặt và ghi nhớ đơn điệu…) vừa là khoa học hoá, trí tuệ hoá phương pháp mới, lấy trò làm trung tâm và thầy là chủ đạo, hướng dẫn người học tự chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, đòi hỏi người giảng viên phải kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học. Bởi trên thực tế, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học tích cực vừa là mục đích, vừa là phương án tổ chức dạy học nhằm khơi dậy, phát huy vai trò, tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên cũng như học sinh, sinh viên.

Trước hết, mỗi giảng viên cần chú trọng đổi mới phương pháp thuyết giảng, sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp nhóm…

Đặc biệt cần chủ động tăng cường sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hỗ trợ và áp dụng công nghệ thông tin cho việc dạy học. Mặt khác, coi trong các buổi thực hành, tổ chức có hiệu quả các buổi hay các phần thảo luận trong quá trình dạy học.

Như vậy, việc đổi mới nhận thức cho ĐNGV về giáo dục, về mục tiêu, nội dung, PPGD không chỉ bao hàm việc trang bị tri thức mà còn phải giáo

75

dục tư tưởng, ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lòng tâm huyết với nghề cho mỗi giảng viên. Khó khăn sư phạm là ở chỗ, sự đổi mới không chỉ thể hiện trong tư duy, nhận thức, trong hoạt động thực tiễn của mỗi giảng viên mà phải “tạo được sự chuyển biến tích cực, đồng bộ ở cả tập thể sư phạm, có sự thống nhất, đồng thuận trong hành động phối hợp, tác động cùng chiều tới học sinh, cùng hướng tới các giá trị, mục tiêu: Chân - Thiện - Mỹ trong mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục“ [15, tr.25-26]. Điều quan trọng là hiện đại hoá PPGD gắn liền với việc xây dựng ĐNGV tài năng. Đây là khâu then chốt, là điểm đột phá, là vấn đề của mọi vấn đề trong cuộc cách mạng về phương pháp. “Chỉ với phương pháp khoa học hiện đại được những nhà sư phạm có tài năng, tâm huyết và bản lĩnh cao thực hiện, làm chủ thì nội dung tư tưởng của giáo dục mới trở thành hiện thực, được chuyển vào người học, biến thành thư tưởng, nhân cách của người học”. [15; tr.24]

Như vậy, việc giáo dục ý thức cho ĐNGV về mục tiêu, nội dung, PPGD có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo hành trang cốt yếu và tâm thế chủ động để mỗi nhà giáo vững tin tiến hành cuộc “cách mạng” đầy khó khăn, thách thức này.

Bước 2: ĐHTN cần chủ động giao cho các đơn vị xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, nhất là PPGD.

Đây là một quá trình đòi hỏi sự chuyển biến chất lượng thực sự, sự chuyển đổi tích cực và sự tập trung cao nhất trí tuệ của cả thầy, trò và nhà quản lý.

Các trường, khoa trực thuộc ĐHTN phải xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD lựa chọn các hình thức dạy học tích cực có thể áp dụng tại đơn vị mình một cách phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. Xây dựng chỉ tiêu về số

76

lượng, thời gian, kết quả đạt được để có kế hoạch giao cho từng tổ, bộ môn, từng CBGD và từng lớp học.

Việc đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp đủ về số lượng cho từng khoa và môn như projector, Overhead, máy tính, phần mềm dạy học) theo ước tính mức độ và khả năng áp dụng phải được coi là nhiệm vụ cấp bách trong từng đơn vị trực thuộc ĐHTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoa, bộ môn trực thuộc trường cần lập kế hoạch, tổ chức biên soạn giáo trình phục vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD và đưa ra hướng dẫn học tập để sinh viên chủ động nghiên cứu.

ĐHTN và các trường, khoa thống nhất chủ động xây dựng các test đánh giá mới và chuẩn bị lộ trình chuyển dần từ giảng dạy theo niên chế sang giảng dạy theo tín chỉ vào năm 2010.

Trên cơ sở kế hoạch chung của trường, khoa, tổ bộ môn, bản thân giảng viên cũng phải chủ động lập kế hoạch cá nhân: Chuẩn bị giáo án, phương tiện hỗ trợ bài giảng, sinh viên phải được thông báo trước về kế hoạch đổi mới, PPGD, phương pháp học tập , thời gian tự học, tự nghiên cứu.

Bước 3: Tổ chức thực hiện.

Trước hết, cần thiết phải thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình đổi mới mục tiêu, nội dung PPGD ở các trường, khoa và ĐHTN gắn với nhiệm vụ đôn đốc, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy theo hướng đổi mới của giảng viên.

- Các trường, khoa, tổ bộ môn, CBGD đăng ký đổi mới PPGD với Ban Chủ nhiệm chương trình theo cấp quản lý. Hoặc các đơn vị chủ động lựa chọn chương trình giao cho bộ môn tổ chức soạn giảng theo hướng đổi mới PPGD, xây dựng giáo án mẫu, cử giảng viên trong tổ dạy thử nghiệm: Sau đó cùng trao đổi, rút kinh nghiệm. Từ đó có thể tiến tới tổ chức các đợt thao

77

giảng vận dụng đổi mới PPGD theo hướng tích cực hoá hoạt động dạy – học của cả thầy và trò.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD.

Đây là khâu cuối cùng của tiến trình đổi mới. Kiểm tra, đánh giá góp phần tạo động lực cho từng CBGD. Tổ bộ môn, khoa có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, thông qua dự giờ, thăm lớp, giáo án, sổ sách chuyên môn .. tiến hành nhiều hình thức (có báo trước, không có báo trước).

Quá trình kiểm tra, đánh giá cần đặc biệt chú ý xếp hạng một cách khách quan, mang tính giáo dục để xác nhận năng lực, phẩm chất, sự cố gắng, nỗ lực của CBGD. Đánh giá chất lượng bài giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp cần căn cứ vào những tiêu chí sau:

1.Giảng viên có biết kích thích tư duy của người học và lôi cuốn họ không? 2. Giảng viên có làm rõ các kết quả học tập cần đạt và bám sát chúng trong quá trình lên lớp không?

3. Giảng viên có biết sử dụng thích hợp các phương tiện dạy học như ngôn ngữ, cử chỉ, phương tiện kỹ thuật, các công nghệ dạy học tiên tiến… trong việc dạy học không?

4. Giảng viên có đảm bảo logic bài học và biết tạo cơ hội cho người học tự đánh giá kiến thức của mình không?

5. Giảng viên có tổ chức tốt hoạt động sư phạm của người dạy và người học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học không ?

78

7. Giảng viên có quan tâm thích đáng 5 nguyên tắc của việc học là: đa giác quan, tham gia tích cực, thực hành củng cố, phản hồi, phát huy vai trò của tài liệu và kiến thức sẵn có của người học?

Ban Chủ nhiệm chương trình đổi mới cần tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện, tuyên dương, khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Sau khi làm thí điểm có kết quả, Ban chủ nhiệm chương trình cần kết hợp với nhà quản lý các đơn vị thành viên để phát động và quán triệt thực hiện phong trào đổi mới mục tiêu, nội dung, PPGD một cách sâu rộng và được phát triển trong toàn ĐNGV ở ĐHTN.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên hiện nay (Trang 74 - 81)