TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 42)

3.1.1 Lịch sử hình thành tên gọi “Cần Thơ”

Tên gọi Cần Thơ đến nay vẫn chưa có cách giải thích rõ ràng, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” xuất bản năm 1966 có đề cập đến 2 cách giải thích như sau:

Quan điểm 1: Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh

vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa Nguyễn Ánh mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là “Cầm thi

giang” tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần hai tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ.

Quan điểm 2: Sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Cũng có thể từ đó mà người địa

phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ.

Quan điểm 3: Ngoài hai quan điểm nêu trên thường được nhắc đến,

tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng nầy. Do vậy “kìn tho” được người

dân địa phương đọc trại thành Cần Thơ, và con rạch có nhiều cá “ kìn tho” được người dân gọi là rạch Cần Thơ. (Lê Trung Hoa, 2005).

Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã

dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần

Thơ sau này.

3.1.2 Đặc điểm chung, vị trí địa lý và đơn vị hành chính

Cần Thơ là Thành Phố trực thuộc Trung ương nằm ở vị trí trung tâm

đồng bằng Sông Cửu Long. Cần Thơ được biết đến là một đô thị miền

sông nước và được mệnh danh với cái tên “Tây Đô” (Thủ đô của Miền Tây). Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và

Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Với vị trí này, Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với tứ giác Long Xuyên, Bắc sông Tiền và vùng trọng

điểm kinh tế phía Nam. Mặt khác, Cần Thơ còn là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng. Hiện nay Cần Thơ có tổng diện tích

31

tự nhiên 1.408,95 km2 , dân số là 1.220.160 người (2012) và mật độ dân số866,01 người/km2.

Cần Thơđược chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 Quận và 4 huyện: 1. Quận Ninh Kiều có 13 phường

2. Quận Bình Thủy có 8 phường 3. Quận Cái Răng có 7 phường 4. Quận Ô Môn có 7 phường 5. Quận Thốt Nốt có 9 phường

6. Huyện Phong Điền gồm 1 thị trấn và 6 xã 7. Huyện CờĐỏ gồm 1 thị trấn và 9 xã 8. Huyện Thới Lai gồm 1 thị trấn và 12 xã 9. Huyện Vĩnh Thạnh gồm 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Niên giám thống kê Thành Phố Cần Thơ, 2012).

3.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất

Thành Phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.

a) Địa hình: nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất

nông, ngư nghiệp. Cao độ trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đông

Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, Thành Phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

b) Địa mạo: bao gồm 3 dạng chính là ven sông Hậu hình thành dải

đất cao (đê tự nhiên) và các cù lao ven sông Hậu. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

c) Địa chất: địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

32

3.1.4 Đặc điểm về khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa

kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,7ºC, số giờ nắng trung bình cả năm :

2.681,9 giờ. Lượng mưa trung bình năm: 1.226,9 mm (năm 2005 khoảng

1.731,9 mm, năm 2011 khoảng 1.495,5 mm). Độ ẩm trung bình năm 2012 là 81,33%

3.1.5 Đặc điểmvề kinh tế

3.1.5.1 Tăng trưởng kinh tế

Ước tính 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm GDP (giá so sánh

1994) trên địa bàn đạt 16.756,2 tỷ đồng, tăng 10,32% so cùng kỳ, trong

đó: Khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) đạt 1.533,2 tỷ đồng, giảm 0,41%; Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt 6.689,4 tỷ đồng, tăng

9,85%; Khu vực III (thương mại - dịch vụ) đạt 8.533,5 tỷ đồng, tăng

12,87% so cùng kỳ.

3.1.5.2 Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 đầu năm 2013 tăng 7,3% so với

tháng trước; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 4.063,4 tỷ đồng, tăng 10,4%. Lũy kế 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp

tăng 7,6% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước 31.184,9 tỷ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ đến cuối tháng 8 năm 2013 tăng 4,2% so với cùng kỳ

và Chỉ số tồn kho chung ngành công nghiệp đến cuối tháng 8 năm 2013 là

20,4%.

3.1.5.3 Sản xuất nông nghiệp

Về sản xuất lúa: Ngành nông nghiệp tăng cường sử dụng các giống

lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá

trị hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho nông dân; trong vụ Đông Xuân

2012-2013, Hè Thu 2013 gần 80% diện tích lúa sử dụng giống chất lượng

cao và lúa thơm; vụ Thu Đông trên 70% diện tích. Tình hình sản xuất lúa Thu Đông tính đến ngày 02/10/2013 đã thu hoạch được 60.731/66.981 ha, sô diện tích còn lại chủ yếu trong giai đoạn chín.

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây, rau quả tính đến ngày

33

cây bắp được 924,60 ha, đã thu hoạch được 727,36 ha; cây đậu được

583,53 ha, đã thu hoạch được 449,95 ha; cây ăn trái được 13.928 ha. Ngành Nông nghiệp tích cực áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng kỹ thuật thiết bị, công nghệ mới, góp phần tăng hiệu quả sản xuất,

tăng thu nhập cho nông hộ.

Về chăn nuôi: Ước sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm xuất chuồng 30.735 tấn, đạt 99% KH, tăng 4,7%; sản lượng trứng khoảng 97.000 ngàn quả, vượt 20% KH, tăng 3,4% so cùng kỳ. Ngành nông nghiệp thực hiện tiêm phòng thường xuyên và định kỳ cho đàn gia súc gia cầm; tiêu độc sát trùng, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tại các trạm đầu mối tương đối chặt chẽ.

Về nuôi trồng thủy sản: Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng tập trung, tăng cường liên kết để đảm bảo ổn định đầu ra và thực hiện nuôi theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tính nay, ước tính diện tích nuôi thủy sản được 11.090 ha, đạt 79,2% KH, giảm 7,6% so cùng kỳ; sản

lượng thu hoạch đạt 144.195 tấn, đạt 73,9% KH, giảm 2,8% so cùng kỳ. Triển khai nạo vét kênh nội đồng, củng cố nâng cấp bờ bao, đắp đập thời vụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ, đảm bảo thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp theo định hướng quy hoạch…; đến nay thủy lợi nội đồng và xây dựng vùng khép kín đạt trên 87.000 ha, đáp ứng gần 100% diện

tích đất canh tác lúa.

3.1.5.4 Thương mại - dịch vụ

Giá cả: chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,86% so với tháng trước,

tăng 4,3% so tháng 12 năm 2012 và bình quân tăng 4,09% so cùng kỳ.

Về thương mại nội địa: Thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước

tháng 9 đạt 7.280,4 tỷ đồng; ước 9 tháng thực hiện 79.551,8 tỷ đồng, đạt

66,3% KH, tăng 13,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 42.477,3 tỷ đồng, đạt 66,4% KH, tăng 12,7% so cùng kỳ.

Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn do nhu cầu các

nước nhập khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 9 ước đạt 125,2 triệu USD, ước 9 tháng đạt 995,8 triệu USD, bằng 68,2% KH, tăng

10,2% so cùng kỳ.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2013 ước thực hiện 31,6 triệu USD; ước 9 tháng đạt 272,6 triệu USD, đạt 77,9% KH, tăng 33,8%

34

so với cùng kỳ; trong đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; vải và nguyên phụ liệu may mặc; máy móc, thiết bị, phụ tùng.

Giao thông vận tải: Trong tháng, thực hiện vận chuyển hàng hóa 511,8 ngàn tấn, tăng 0,5% so tháng trước, ước 9 tháng thực hiện vận chuyển hàng hóa 3.657,2 ngàn tấn, đạt 62,3% KH, giảm 1,5% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách ước thực hiện 20.296,9 ngàn lượt hành khách,

đạt 62,9% KH, tăng 1,3%.

Du lịch: Ngành du lịch tăng cường khảo sát, phát triển các tuyến

điểm du lịch, các loại hình, sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách du lịch trong các dịp lễ, tết. Trong 9 tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 934.400 lượt khách lưu trú, đạt 74,8% KH,

tăng 8% (trong đó khách quốc tế ước đạt 153.500 lượt khách). Về hoạt

động lữ hành quốc tế đón 12.100 khách nước ngoài đến Cần Thơ, đạt

83,4% KH, tăng 8%; đưa 9.700 khách đi du lịch nước ngoài, đạt 84,3%

KH, tăng 9%; về hoạt động lữ hành nội địa đón phục vụ 58.000 khách, đạt

80,6% KH, tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu toàn ngành ước đạt 730 tỷ đồng, đạt 75,3% KH, tăng 13% so với cùng kỳ.

Thông tin và truyền thông: Việc triển khai phần mềm quản lý văn

bản và điều hành phát huy hiệu quả tích cực; đảm bảo an toàn cơ sở hạ

tầng, thông tin liên lạc được thông suốt. Hoạt động báo chí, xuất bản phát triển theo hướng tích cực, tuyên truyền tốt các sự kiện chính trị của cả nước và Thành Phố.

3.2 TỔNG QUAN QUẬN NINH KIỀU3.2.1 Lịch sử tên gọi “Ninh Kiều” 3.2.1 Lịch sử tên gọi “Ninh Kiều”

Ninh Kiều vốn là một địa danh ở đất Bắc, được nhắc đến trong Bình

Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi qua câu "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm". Nơi đây đã diễn ra trận đánh giữa nghĩa quân Lam Sơn

của Lê Lợi và quân Minh năm 1426 mà chiến thắng đã thuộc về nghĩa quân Lam Sơn.

Tên gọi Ninh Kiều đó là nguyện vọng của dân chúng Cần Thơ được

dùng để đặt tên cho bến sông ở Cần Thơ từ năm 1958, thay cho tên gọi cũ

là bến Hàng Dương. Khi thành phố Cần Thơ được nâng cấp lên thành phố

trực thuộc Trung Ương, Ninh Kiều được dùng để đặt tên cho quận trung tâm của thành phố. Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02-01-2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP. Diện tích của Ninh Kiều hiện nay là 29,27

35

km2 và dân số năm 2012 là 252.189 người, mật độ dân số là 8.617 người/ km2.

3.2.2 Đặc điểm vềhệthống giao thông đường bộ, đường thủy, giáo dục, công nghệ, y tế dục, công nghệ, y tế

a) Giao thông đường thủy, đường bộ: Ninh Kiều có hệ thống giao

thông đường thủy, đường bộ Quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hoà, siêu thị Co.op Mart, siêu thị

CitiMart, siêu thị Metro Cash Hưng Lợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế...

b) Giáo dục: quận Ninh Kiều tập trung các trường đại học lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y

dược Cần Thơ và nhiều trường cao đẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế… Các trường

này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với

quy mô hàng nghìn sinh viên/năm.

c) Công nghệ: trên địa bàn có một trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công nghệ, một trung tâm Công nghệ phần mềm, một trung tâm triển lãm, hai trung tâm truyền hình đã tạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố

Cần Thơ, cũng như của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

d) Y tế: quận Ninh Kiều có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện

Đa khoa thành phố Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 61.664 m2 tọa lạc tại Quốc lộ 91B,

phường Bình An, quận Ninh Kiều. Bệnh viện khánh thành vào ngày 28- 06-2008. Bệnh viện có quy mô 700 giường, gồm 35 khoa phòng (với 20 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng). Với quy mô là một trung tâm y tế lớn nhất của trung ương tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh viện vừa có nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân vừa đào tạo đội

36

3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỜI GIAN QUA CỦA CÁC CÔNG TY XỔ SỐ MIỀN NAM

3.3.1 Hoạt động XSKT Miền Nam

Theo thông tư 75/2007/TT-BTC ban hành ngày 4/6/2007, XSKT Khu vực Miền Nam gồm 21 tỉnh, Thành Phố : An Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa -

Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần

Thơ, Đồng Tháp, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long

An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh

và Vĩnh Long.

Tất cả các công ty phát hành XSKT trên hoạt động mở thưởng 1 lần trong tuần, riêng công ty XSKT Thành Phố Hồ Chí Minh được phép mở 2 lần trong tuần theo quy định của Bộ Tài Chính.

3.3.2 Các hình thức xổ số hiện nay

Hoạt động xổ số càng ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu vui chơi trúng thưởng của người dân.

Hiện nay, có 4 hình thức xổ số phổ biến tại Việt Nam là: + Xổ số kiến thiết truyền thống

+ Xổ số lô tô

+ Xổ số biết kết quả ngay + Xổ số điện toán

Theo quy định của Bộ Tài Chính thì xổ số Khu vực Miền Nam chỉ có 2 loại hình đó là Xổ số truyền thống và xổ số biết ngay kết quả. Đề tài này nghiên cứu về loại hình Xổ số kiến thiết truyền thống.

3.3.3 Thực trạng kinh doanh xổ số Miền Namhiện nay

Theo Hội nghị xổ số kiến thiết Khu vực Miền Nam lần thứ 94 được tổ chức ngày 15/5/2013 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên Xổ số kiến thiết Hậu Giang báo cáo cho thấy doanh số phát hành của 21 công ty vé số kiến thiết Miền Nam đạt 17.470 tỷ đồng, tăng 1,81% so cùng kỳ năm 2012, doanh số tiêu thụ đạt gần 13.430 tỷđồng, tăng 5,22%,

tỷ lệ tiêu thụ bình quân đạt 76,8%, tăng 2,49% so cùng kỳ, nộp ngân sách

đạt trên 5.110 tỷ đồng, tăng 15,33% so cùng kỳ và đạt gần 40% kế hoạch

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 42)