Số ngày mua vé sô trong một tuần theo độ tuổi

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 59)

Bảng 4.12: Số ngày mua vé số trong một tuần theo độ tuổi khách hàng

Số ngày mua trong tuần Độ Tuổi Tổngcộng

18 – 30 31 – 40 Trên 40 1 - 2 Tần số 15 6 8 29 % theo tuổi 60,0 20,0 17,0 29,0 3 - 4 Tần số 4 13 9 26 % theo tuổi 16,0 43,3 20,0 26,0 5 - 7 Tần số 6 11 28 45 % theo tuổi 24,0 36,7 62,2 45,0 Tổngcộng Tần số 25 30 45 100 % theo tuổi 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Kết quả điều tra cho ta thấy rằng, trong 25 khách hàng thuộc nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi thì đã có tới 15 khách hàng (chiếm 60,0%) mua vé số chỉ khoảng 1 đến 2 ngày trong một tuần. Bên cạnh đó, trong nhóm này chỉ có 4 khách hàng (chiếm 16%) là mua từ3 đến 4 ngày trong 1 tuần và 6 khách hàng (chiếm 24%) có tần suất mua thường xuyên là mua từ 5 ngày trở lên. Nhìn chung, đối tượng khách hàng nhóm tuổi này có tần suất mua không cao lắm, chủ yếu một tuần họ mua khoảng 1 đến 2 ngày trong một tuần là chính.

Nhóm khách hàng có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có tần suất mua cao, cụ thể là trong 30 khách hàng thuộc nhóm đối tượng này có 6 khách hàng (chiếm 20%) là mua khoảng 1 đến 2 ngày. Còn là 80% thuộc nhóm này có tần suất mua tương đối cao, cụ thể trong đó có 13 khách hàng (chiếm 43,3%) mua hết 3 đến 4 ngày trong một tuần, 11 khách hàng còn lại (chiếm 36,7%) mua hết 5 ngày đến trọn một tuần.

Nhóm khách hàng có độ tuổi trên 40 tuổi có sự chênh lệch rõ ràng nhất về tần suất mua, cụ thể có chỉ 8 khách hàng (chiếm 17%) là mua vé số 1 đến 2 ngày trong một tuần, 9 khách hàng (20%) mua hết 3 đến 4 ngày trong một tuần. Con sốấn tượng ở nhóm tuổi này là có đến 28 khách hàng (chiếm 62,2%) trong tổng số 45 khách hàng quyết định mua hết 5 ngày

48

Để giúp chúng ta nhận định rõ ràng là có sự khác nhau hay giống nhau về số ngày mua trong một tuần theo độ tuổi khách hàng, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định chi bình phương để xem xét có hay không có sự

khác nhau giữa số ngày mua trong tuần theo độ tuổi. Kiểm định chi bình

phương với giả thuyết sau:

H0: Không có sự khác biệt về số ngày mua vé số trong tuần theo độ

tuổi khách hàng.

H1: Có sự khác biệt về số ngày mua vé số trong tuần độ tuổi khách hàng.

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định chi bình phương mối quan hệgiữa số ngày mua trong tuần và độ tuổi khách hàng

Giá trị df Giá trị quan sát Sig. Giá trị kiểm định Chi bình phương 22,007a 4 0,000

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Qua kiểm định Chi bình phương có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% rất nhiều nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, từ đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về

số ngày mua vé số trong tuần theo độ tuổi của khách hàng. Điều này có thể được giải thích như sau, đối với nhóm khách hàng có cơ cấu tuổi trẻ

thì thu nhập còn tương đối thấp nên họ cũng sẽ không thường xuyên mua vé số, ngoài ra trong nhóm tuổi trẻ từ 18 đến 30 này cũng có những người vừa kết hôn nên cuộc sống chưa được sự tự do về tài chính, bên cạnh việc mua ít vé số trong mỗi ngày, họ lại lâu lâu mới mua một lần, cả tuần họ

chỉ mua 1 đến 2 lần là việc dễ hiểu. Còn những người thuộc hai nhóm tuổi còn lại thì đa phần họ có việc làm tương đối ổn định hơn nên việc tham gia dự thưởng hằng ngày là chuyện tất nhiên (ở đây tác giả không đề cập là sốlượng vé mua trong một ngày).

49

4.2.6 Số lượng vé mua theo thu nhập

Bảng 4.14: Số lượng vé mua trong một ngày theo thu nhập

Số lượng vé mua trong một ngày Thu nhập Tổngcộng

1 – 3 tr 3 – 5 tr Trên 5 tr 1 – 2 vé Tần số 29 24 7 60 % theo thu nhập 85,3 61,5 25.9 60,0 >= 3 vé Tần số 5 15 20 40 % theo thu nhập 14,7 38,5 74.1 40,0 Tổngcộng Tần số 34 39 27 100 % theo thu nhập 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Nhóm khách hàng có thu nhập từ 1 đến 3 triệu có sự chênh lệch rất lớn về quyết định mua bao nhiêu vé trong một ngày, cụ thể trong 34 khách hàng thuộc nhóm thu nhập này đã có tới 29 khách hàng (chiếm 85,3%) đã

có quyết định mỗi ngày mua từ 1 đến 2 vé, còn lại chỉ có 5 khách hàng (chiếm 14,7%) là mua từ 3 vé trở lên.

Nhóm khách hàng có thu nhập từ 3 triệu cho đến 5 triệu cũng có sự

chênh lệch cao giữa quyết định mua bao nhiêu vé trong một ngày, cụ thể

trong 39 khách hàng thuộc nhóm thu nhập này đã có 24 khách hàng

(chiếm 61,5%) đã có quyết định mỗi ngày mua từ 1 đến 2 vé, 15 khách hàng còn lại (chiếm 38,5%) là mua từ 3 vé trở lên. Nhìn chung, ở đối

tượng này, tỷ lệ mua nhiều vé số trong một ngày đã tăng so với nhóm thu nhập từ1 đến 3 triệu/ tháng.

Nhóm khách hàng có thu nhập trên 5 triệu cho ta thấy được sự phân hóa rõ ràng về quyết định sốlượng vé cần mua trong một ngày, cụ thể với kết quả điều tra thì số lượng khách hàng thuộc nhóm thu nhập này có 27 người, trong đó chỉ có 7 người (chiếm 25,9% ) là mua mỗi ngày khoảng từ 1 đến 2 vé, còn lại 20 khách hàng (chiếm 74,1%) là đưa ra quyết định mỗi ngày mua từ 3 vé trở lên.

Tuy nhiên, đây chỉ là sựđánh giá tổng quan trên dữ liệu thống kê, để

có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng vé mua trong một ngày với thu nhập của người mua, tác giả tiến hành kiểm định chi bình phương mối quan hệ này. Kiểm định chi bình phương với giả thuyết sau:

50

H0: Không có sự khác biệt về số lượng vé mua trong một ngày theo thu nhập khách hàng.

H1: Có sự khác biệt về số lượng vé mua trong một ngày theo thu nhập khách hàng.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định chi bình phương mối quan hệ giữa số lượng vé

mua trong một ngày vàthu nhập khách hàng

Giá trị df Giá trị quan sát Sig.

Giá trị kiểm định Chi bình phương 22,164a 2 0,000

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Qua kiểm định Chi bình phương có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% rất nhiều nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giải thuyết H1, từ đó ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về số lượng vé số mua trong một ngày theo thu nhập khách hàng. Điều này có thể giải thích rằng vì các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp thì họ thường dè chừng việc mua vé số và sợ vượt tiêu chuẩn số lượng vé

được phép mua trong một ngày – nghĩa là các đối tượng này thường đặt ra giới hạn mỗi ngày không mua quá 2 tờ vé số, đây là một điều rất sát thực tế. Còn những người có thu nhập cao hơn thì họ tự do về tài chính, việc

tham gia vui chơi trúng thưởng lớn như một kênh đầu tư siêu lợi nhuận nên việc bỏ vốn đầu tư cũng nhiều hơn, cho nên mọi người mua vé số

truyền tai nhau câu nói “người giàu lại càng giàu hơn”, câu nói này có ý nghĩa là những người có thu nhập cao họ thường mạnh tay chi tiền nhiều

hơn để mua được nhiều vé số, nâng cơ hội trúng giải của họ cao hơn

những người khác. Một điểm khá thực tế và lý thú là những đối tượng này

thường mua nguyên 1 cặp số (tùy loại 6 vé, hay 7 vé) vì họ quan điểm là trúng một lần cho đáng, còn những người có thu nhập thấp thì họ thường có một lí do rất cũng chính đáng là muốn san sẻ cơ hội trúng thưởng vé số

này cho những người khác nên họ thường mua từ 1 đến 2 tờ trong cùng một cặp số, số tờ còn lại nhường cho người đến sau. Đấy là nguyên nhân lý giải cho sự khác nhau này.

51

4.2.7 Số ngày mua theo thu nhập

Bảng 4.16: Số ngày mua trong một tuần theo độ tuổi khách hàng

Số ngày mua trong một tuần Thu nhập Tổngcộng

1 – 3 tr 3 – 5 tr Trên 5 tr 1 - 2 Tần số 16 9 4 29 % theo thu nhập 47,1 23,1 14,8 29,0 3 - 4 Tần số 6 14 6 26 % theo thu nhập 17,6 35,9 22,2 26,0 >= 5 Tần số 12 16 17 45 % theo thu nhập 35,3 41,0 63,0 45,0 Tổngcộng Tần số 34 39 27 100 % theo thu nhập 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Dựa vào kết quả phân tích bảng trên, trong 34 khách hàng thuộc nhóm thu nhập từ 1 đến 3 triệu có 16 khách hàng (chiếm 47,1%) có quyết

định mua vé số mỗi tuần khoảng 1 đến 2 ngày, 6 khách hàng (chiếm 17,6%) mỗi tuần mua từ 3 đến 4 ngày, và còn lại 12 khách hàng (chiếm 35,3%) có tần suất mua vé số thường xuyên từ5 ngày đến trọn 1 tuần.

Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 3 triệu cho đến 5 triệu có xu

hướng gia tăng tần suất mua số, việc mua vé số từ 1 đến 2 ngày trong một tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất cụ thể trong 39 khách hàng thuộc nhóm thu nhập này thì chỉ có 9 khách hàng (chiếm 23,1%) là có quyết định này, 14 khách hàng (chiếm 35,9%) có quyết định mua vé số hết 3 đến 4 ngày trong một tuần và 16 khách hàng (chiếm 41%) có tần suất mua vé số cao trong tuần, cụ thể16 khách hàng này đã mua hết 5 ngày đến trọn 1 tuần lễ. Nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng trờ lên có sự chênh lệch rất lớn trong quyết định số ngày mua vé số trong tuần, cụ thể trong 27 khách hàng thuộc nhóm thu nhập lớn hơn 5 triệu đồng này đã có 17 người (chiếm 63,3%) là mua mức độ thường xuyên từ 5 ngày cho đến trọn 1 tuần, 6 khách hàng (chiếm 22,2%) mua từ3 đến 4 ngày trong 1 tuần và chỉ

52

Ta tiến hành thực hiện kiểm định chi bình phương mối quan hệ giữa số ngày mua vé số trong tuần với thu nhập khách hàng. Kiểm định chi

bình phương với giả thiết sau:

H0: Không có sự khác biệt về số ngày mua trong một tuần theo thu nhập khách hàng.

H1: Có sự khác biệt về số ngày mua trong một tuần theo thu nhập khách hàng

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định chi bình phương mối quan hệ giữa số ngày mua

vé số trong một tuần và thu nhập khách hàng

Giá trị df Giá trị quan sát Sig.

Giá trị kiểm định Chi bình phương 11,483a 4 0,022

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Qua kiểm định Chi bình phương có mức ý nghĩa quan sát sig. =

0,022 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, từ đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt về số ngày mua vé số trong một tuần theo thu nhập khách hàng. Điều này có thể giải thích rằng vì tùy thuộc theo thu nhập mà người mua sẽ gắn bó thường xuyên hay không thường xuyên với vé số, người thu nhập cao thì 1 tuần họ có thể mua hết 1 tuần, còn người thu nhập thấp thì 1 tuần mua vài ngày có khi chỉ mua 1 ngày.

4.2.8 Nhận định của người mua vé số

Trong phần này tác sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường các biến định lượng ở các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, tổng hoặc trung

bình để mô tả những nhận định của người mua vé số kiến thiết tại địa bàn Q.NK, TPCT. Thông qua đó, tác giả sẽ sử dụng kết quả từ bảng này kết hợp với các kết quả phân tích trong bài sẽ là cơ sở lý luận cho giải pháp khắc phục những hạn chế và đồng thời phát huy mạnh hơn những ưu điểm

đang có của các công ty XSKT Miền Nam phân phối vé số tại địa bàn Q.NK, TPCT.

53

Bảng 4.18 Nhận định của người mua vé số

Nhận định Số mẫu Trung

bình Tổng

Mệnh giá vé số 10.000đ hiện này đã hợp lí 100 4,11 411

Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng hiện nay hợp lí 100 2,23 223

Thiết kế tờ vé số vừa, dễ để túi 100 4,08 408

Chất lượng giấy in của tất cả các công ty phát hành xổ

số đã tốt, đều in bóng, giấy dày khó rách 100 2,41 241 Màu sắc vé số hiện nay đa dạng, phong phú và gây rất

dễ chú ý 100 3,98 398 Hình ảnh in trên tờ vé số của tất cả công ty phát hành

xổ số hiện nay rất đa dạng, ấn tượng bắt mắt và gây

chú ý

100 2,55 255

Kích thước dãy chữ số in trên tờ vé số của tất cả công

ty hiện nay đã to, rõ và dễ nhìn 100 2,39 239 Thời hạn lãnh thưởng không quá 30 ngày đã hợp lí 100 2,60 260

Vận hành quay số mở thưởng của tất cả các công ty

phát hành hiện nay đều đã được thực hiện bằng lồng cầu điện tử

100 2,42 242

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Theo kết quả từ bảng trên cho thấy rằng có 3 yếu tố được người mua vé số Q.NK, TPCT hiện nay hài lòng và đánh giá cao là : “Mệnh giá vé số 10000đ hiện này đã hợp lí” với điểm trung bình là 4,11 (thuộc khoảng hài

lòng đồng ý), “Thiết kế tờ vé số vừa, dễ để túi” với điểm trung bình là 4,08 (thuộc khoảng hài lòng đồng ý) và nhận định “Màu sắc vé số hiện

nay đa dạng, phong phú và gây rất dễ chú ý” với điểm trung bình là 3,98 (thuộc khoảng hài lòng đồng ý). Qua đó, ta thấy rằng hiện nay các công ty phát hành vé số kiến thiết Khu vực Miền Nam đã đạt được sự tin cậy và

đánh giá cao của người mua ở các tiêu chí về mệnh giá, màu sắc và thiết kế. Điều này là sự nỗ lực thay đổi để đemđến sự hài lòng nhất cho khách hàng của các công ty phát hành vé số kiến thiết Miền Nam trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, ngoài những mặt đánh giá phản hồi tích cực thì còn rất nhiều tiêu chí vẫn chưa đem lại sự hài lòng cao cho khách hàng, các công ty XSKT nên chú ý. Cụ thể các tiêu chí còn lại đều có mức điểm trung

54

bình rất thấp, không nhận được sự đánh giá hài lòng cao của người mua vé số kiến thiết Q.NK, TPCT như “Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng hiện nay hợp lí” với điểm trung bình là 2,23 (thuộc khoảng không đồng ý), “Chất lượng giấy in của tất cả các công ty phát hành xổ số đã tốt, đều in bóng, giấy dày khó rách” với điểm trung bình là 2,41 (thuộc khoảng

không đồng ý), “Hình ảnh in trên tờ vé số của tất cả công ty phát hành xổ

số hiện nay rất đa dạng, ấn tượng bắt mắt và gây chú ý” với điểm trung bình là 2,55 (thuộc khoảng không đồng ý), “Kích thước dãy chữ số in trên tờ vé số của tất cả công ty hiện nay đã to, rõ và dễ nhìn” với điểm trung bình là 2,39 (thuộc khoảng không đồng ý), “Thời hạn lãnh thưởng không

quá 30 ngày đã hợp lí” với điểm trung bình là 2,6 (thuộc khoảng không

đồng ý) và tiêu chí cuối “Vận hành quay số mở thưởng của tất cả các công ty phát hành hiện nay đều đã được thực hiện bằng máy quay điện”

với điểm trung bình là 2,42 (thuộc khoảng không đồng ý). Vì thế, cần tập trung khắc phục những mặt chưa hài lòng này để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CÁC THANG ĐO

Cỡ mẫu được sử dụng để xử lí thang đo chính thức là N = 100.

Phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)