Thang đo về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 70 - 74)

4.4.1.1 Xác định nhân tố

Như đã trình bày ở trên, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định mua vé số được đánh giá bằng 13 biến quan sát (trong đó MT1, MT2,

MT3, MT4 thuộc thang đo môi trường; CN1, CN2, CN3, CN4 thuộc thang

đo cá nhân; TL1, TL2, TL3, TL4, TL5 thuộc thang đo tâm lý). Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha đã loại đi hai biến không phù hợp là MT1 (thang đo môi trường) và TL4 ( thang đo tâm lý).

Kết quả sau cùng khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy (do

tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3), thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua chỉ còn lại 11 biến có độ tin cậy khá cao và phù hợp để

tiến hành nghiên cứu, với kết quả này các biến còn lại này sẽ được đưa

59

Bảng 4.22:KMO và Kiểm định Bartlettthang đo các biến ảnh hưởng

KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO) 0,719

Kiểm định Bartlett

về các thông số

Chi –bình phương 346,956

Df 55

Sig. 0,000

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định

Bartlett ≤ 0,05. (KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của

EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa

thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số KMO = 0,719 nên EFA phù hợp với dữ liệu phân tích. Kiểm định Barlett test xem xét giả thuyết:

+H0: các biến không có tương quan với nhau +H1: Các biến tương quan với nhau.

Kết quả cho thấy Barlett test = 346,956 và Significance P.value=0,000 <0,05. Từ đó, ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là các biến có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Trong phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal component

analysis với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 và cho phép rút ra trọng số của các biến quan sát (factor

loading) để tiến hành so sánh bỏ hay giữ lại trong nghiên cứu. Nhìn vào bảng Total variance explainted (phụ lục 5) ta thấy phương sai trích đạt 58,263% thể hiện rằng nhân tố được rút ra giải thích được 58,263% biến thiên dữ liệu, vì thếcác thang đo rút ra chấp nhận được.

60

Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tốảnh hưởng

STT Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 1 CN1 0,616 2 CN2 0,845 3 CN3 0,870 4 CN4 0,597 5 MT2 0,715 6 MT3 0,786 7 MT4 0,740 8 TL1 0,730 9 TL2 0,671 10 TL3 0,680 11 TL5 0,502 Giá trị Eigenvalue 3,695 1,454 1,259 Phương sai trích (%) 22,055 41,449 58,263

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố (factor loading) là chỉ tiêu

để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu,

Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý

nghĩa thực tiễn. Tác giả chọn Factor loading ≥ 0,5. Phương pháp trích hệ

số được sử dụng là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax và

điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Kết quả phân tích cho ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số

tải nhân tố thỏa điều kiện ≥ 0,5 nên tất cả các biến đề được giữ lại.

Phương sai trích bằng 58,263% thỏa mãn điều kiện ≥ 50%. Cả 3 nhân tố đều có Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố lại nhân tố

thứ 3 với Eigenvalue bằng 1,259. Vậy, có 3 nhóm nhân tốđược hình thành sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng

61

4.4.1.2 Đặt tên các nhân tố

Theo kết quả phân tích ở trên, ta có 3 nhóm nhân tố được hình thành sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, Cụ thể:

Nhân tố 1: được đặt tên là “nhóm yếu tố cá nhân” bao gồm các biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4.

Nhân tố 2: được đặt tên là “nhóm yếu tố môi trường” bao gồm các biến quan sát MT2, MT3, MT4.

Nhân tố 3: được đặt tên là “nhóm yếu tố tâm lý” bao gồm các biến quan sát TL1, TL2, TL3, TL5.

4.4.1.3 Xác định nhân số

Bảng 4.24: Ma trậnđiểm nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng

STT Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 1 CN1 0,290 2 CN2 0,402 3 CN3 0,407 4 CN4 0,206 5 MT2 0,344 6 MT3 0,435 7 MT4 0,391 8 TL1 0,462 9 TL2 0,402 10 TL3 0,414 11 TL5 0,274

Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013

Dựa vào kết quả bảng 4.23ở trên,ta có phương trình các nhân tố:

F1= 0,290*CN1 + 0,402*CN2 + 0,407*CN3 + 0,206*CN4

Nhân tố 1: Nhóm yếu tố cá nhân, bao gồm 4 biến quan sát như đã

phân tích ở trên. Trong đó, Biến có sựảnh hưởng mạnh đến nhân tố chung nhất là CN3 (Tôi cho rằng thu nhập khác nhau thì mua vé số cũng khác

62

chung là biến CN2 (Tôi cho rằng nghề nghiệp khác nhau thì mua vé số cũng khác nhau) với nhân số là 0,402. Biến thứ ba là CN1 có nhân số bằng 0,290 (Tôi cho rằng tuổi tác khác nhau thì mua vé số cũng khác nhau).

Biến có sự ảnh hưởng nhỏ nhất tới nhân tố chung là biến CN4 (Tôi cho rằng tính cách được thể hiện qua việc mua vé số) với nhân số bằng 0, 206.

F2 = 0,344*MT2 + 0,435*MT3 + 0,391*MT4

Nhân tố 2: Nhóm yếu môi trường, bao gồm 3 biến quan sát như đã

phân tích ở trên. Biến có sựtác động mạnh nhất đến nhân tố chung là biến MT3 với nhân số bằng 0,435 (Tôi cho rằng tầng lớp xã hội khác nhau thì hành vi mua vé số cũng khác nhau). Biến có sự tác động lớn thứ hai chính là biến MT4 với nhân số bằng 0,391 (Tôi thường quyết định mua vé số khi thấy người thân,bạn bè, đồng nghiệp, người quen mua vé số). Biến có sự ảnh hưởng nhỏ nhất là biến MT2 với nhân số bằng 0,344 (Tôi có tham khảo hỏi ý kiến của người thân khi mua vé số).

F3 = 0,462*TL1 + 0,402*TL2 + 0,414* TL3 + 0,274*TL5

Nhân tố 3: Nhóm yếu tố tâm lý, bao gồm 4 biến quan sát. Biến quan sát có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhân tố chung là biến TL1 với nhân số

bằng 0,462 (Tôi cho rằng chính đối tượng bán vé số dạo sẽ khiến tôi thay

đổi mua hay không mua vé số). Biến có sự ảnh hưởng lớn thứ hai là biến TL3 với nhân số bằng 0,414 (Tôi tin chắc rằng may mắn sẽ mỉm cười với tôi nên tôi mua vé số). Biến có sự ảnh hưởng thứ ba đến nhân tố chung này chính là biến TL2 với nhân số bằng 0,402 (Tôi cho rằng việc mua số đài nào (đài chính, đài phụ) là do sở thích của mỗi người). Nhìn chung, hai biến TL2 và TL3 mức độ chênh lệch khá nhỏ. Cả hai biến gần như có

cùng sự ảnh hưởng đến nhân tố chung. Biến có ảnh hưởng thấp nhất đến nhân tố chung là biến TL5 với nhân số bằng 0,274 (Tôi thích mua những tờ vé số cuối cùng của những người bán dạo).

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua vé số kiến thiết của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)