Phân tích hồi quy bội được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố như nhóm yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý đến quyết định mua giày dép của người dân. Kết quả hồi quy bội sẽ xác định
được các yếu tố quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành
vi người tiêu dùng.
Trong phân tích này, thang đo các biến quan sát ảnh hưởng đến quyết
định mua và cả thang đo quyết định mua sẽ được đưa vào bằng phương
pháp Enter.
Bảng 4.28: Tóm tắt mô hình
R R2 R2điều chỉnh ước lượngSai số của Durbin-Watson
0,658a 0,433 0,415 0,76464091 1,882
Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng R2 hiệu chỉnh bằng 0,415.Với kết quả như trên, mô hình này cho biết rằng các biến độc lập giải thích được 41,5% sự thay đổi của thang đo quyết định mua vé số kiến thiết và mô hình này phù hợp với dữ liệu ở mức độ tin cậy 95%. Mô hình giải thích được 41,5% là vì mô hình này chỉ tập trung nghiên cứu và phân
tích các đặc điểm của khách hàng như: yếu tố môi trường (văn hóa, xã
hội), yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lí. Còn lại là ảnh hưởng của các nhân tố
khác ngoài mô hình mà tác giả chưa nghiên cứu như là tác nhân marketing
và các yếu tốmôi trường vĩ mô. Sự phù hợp này chỉđúng với dữ liệu mẫu, vì vậy để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. Với giả thuyết:
H0: βi = 0 hay các biến độc lập không có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc.
H1: βi ≠ 0 hay có ít nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc.
66
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định Anova
Mô hình Tổng các bình phương df Phương sai F Sig.
Hồi quy 42,871 3 14,290 24,442 0,000a
Phần dư 56,129 96 0,585
Tổng 99,000 99
Nguồn : Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013
Dựa vào kết quả bảng kiểm định Anova ở trên, với ý nghĩa Sig. =
0,000a nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%, ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là ít
nhất một biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. Cho nên, mô hình phân tích hồi quy là phù hợp với tập dữ liệu ban đầu và có thể
suy rộng cho toàn tổng thể.
Kiểm định Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan
của các sai số kề nhau:
H0: hệ sốtương quan tổng thể của các phần dư = 0
H1: hệ sốtương quan tổng thể của các phần dư ≠ 0
Giá trị d tra bảng Durbin-Watson với 3 biến độc lập và 100 quan sát (mức ý nghĩa α = 5%) là dL = 1,592 và dU = 1,758.
Điều kiện chấp nhận giả thuyết H0 (nghĩa là không có tự tương quan dương hoặc âm giữa các phần dư) là : dU < d < 4 - dU
Giá trị d (Durbin – Watson) ở bảng 4.24 là 1,882. Ta có 4 - dU =2,242.
Ta thấy rằng 1,758 < 1,882 < 2,242 (1) Từ (1) ta có thể kết luận hệ số tương quan tổng thể của các phần dư =
0 hay nói cách khác là không có tự tương quan chuỗi bậc nhất giữa các phần dư.
Để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ta sử dụng hệ
số phóng đại phương sai (VIF). Giá trị VIF càng lớn thì các biến độc lập cộng tuyến càng cao. Nếu hệ số VIF vượt quá 10, thì biến này được coi là có cộng tuyến cao (Mai Văn Nam, 2008, trang 103).
Hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập trong mô hình
(VIF) tính được đều nhỏ hơn 10 nên ta có thể kết luận không có hiện
tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy bội nên các biến được đưa vào
67
Bảng 4.30: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình Hệ số không chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa T Sig. VIF
B Std. Error B
(Hằng số) 6,049E-17 0,076 0,000 1,000
Yếu tố Cá Nhân 0,298 0,077 0,298 3,876 0,000 1,000
Yếu tố Môi Trường 0,220 0,077 0,220 2,869 0,005 1,000
Yếu tố Tâm Lý 0,544 0,077 0,544 7,076 0,000 1,000
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp 100 người mua vé số năm 2013
Theo như kết quả phân tích hồi quy, tất cả 3 nhóm yếu tố là yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý đều tác động ảnh hưởng
dương đến quyết định mua vé số kiến thiết của người dân Q.NK, TPCT.
Nghĩa là, khi khách hàng tiến hành một quyết định mua vé số kiến thiết thì các yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý đều có tác động mạnh đến quyết định của họ (các nhóm yếu tố khác được giả sửkhông đổi trong quá trình nghiên cứu này).
Kết quả phân tích hồi quy cho tác giả phương trình hồi quy đối với các biến đã được chuẩn dưới dạng như sau:
Quyết định mua = 0,298*yếu tố cá nhân + 0,220*yếu tố môi trường + 0,544*yếu tố tâm lý
Căn cứ vào hệ số B, chúng ta có thể xác định được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé số kiến thiết của người dân Q.NK, TPCT, nếu trị tuyệt đối của hệ số B nào càng lớn thì yếu tố đó
có ảnh hưởng càng mạnh đến quyết định mua vé số kiến thiết của người mua. Nhìn vào hệ số B của phương trình, chúng ta có thể thấy rằng người mua bị tác động mạnh nhất là yếu tố tâm lí, kế đến là yếu tố cá nhân và sau cùng là yếu tốmôi trường. Cụ thể :
Yếu tố tâm lí có hệ số B = 0,544. Điều này có nghĩa là khi yếu tố tâm lí của khách hàng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của họ sẽ tăng lên 0,544 đơn vị trong khi yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường của khách
hàng không đổi. Điều này được giải thích rằng việc quyết định mua vé số
của người mua thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lí tại thời điểm
người bán dạo chào mời, đối tượng bán vé số dạo với trang phục, cử chỉ,
68
cạnh đó, người mua thường có niềm tin là may mắn sẽ mỉm cười với họ, nên khả năng để họ nới rộng hầu bao mua một vài tờ vé số là chuyện tất nhiên. Hơn nữa, với tâm lý thích mua những tờ vé số chót như một niềm tin có sự sàng lọc may mắn đối với người nắm giữ cuối cùng, người mua ít phân vân trong việc lựa chọn con số vì họ nghĩ những tấm vé số chót như
tự tìm đường đến mình. Tóm lại, đây là yếu tố có ảnh hưởng cao nhất trong số các nhân tốđược đưa vào mô hình.
Yếu tố cá nhân có hệ số B = 0,298. Điều này có nghĩa là khi yếu tố
cá nhân của khách hàng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của họ sẽ tăng lên 0,298 đơn vị trong khi yếu tố tâm lí và yếu tố môi trường của
khách hàng không đổi. Đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua vé số sau yếu tố tâm lí khách hàng.
Yếu tốmôi trường có hệ số B = 0,22. Điều này có nghĩa là khi yếu tố môi trường của khách hàng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của họ sẽ tăng lên 0,22 đơn vị trong khi yếu tố tâm lí và yếu tố cá nhân của khách
hàng không đổi. Đây là yếu tố có mức độ tác động thấp nhất trong ba yếu tốliên quan đến đặc điểm của người mua.