Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo điều tra, mỗi ngày làng Vân sản xuất ra khoảng 20.000 lít rượu các loại (bình quân 22 lít/hộ/ngày). Rượu sắn được bán với giá 15.000 – 20.000đ/lít, rượu gạo 30.000 – 60.000đ/lít.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của rượu làng Vân đang gặp những khó khăn nhất định (100% sản phẩm làng nghề được tiêu thụ trong nước). 19,4% số hộ làng Vân được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do thị trường không ổn định và 26,4% số hộ cho rằng nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu biến động . Bên cạnh đó phải kể đến công tác tiếp thị chưa được tốt (tiếp cận thị trường không hợp lý, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường mới chưa được coi trọng...)
Tuy nhiên, sau một thời gian thử thách trong cơ chế thị trường các tổ chức và cá nhân ở làng Vân đã có những kinh nghiệm nhất định, hình thành ra cách tiêu thụ sản phẩm của mình. Tập trung ở một số hình thức sau:
- Tổ chức điểm bán hàng tại nơi sản xuất;
- Ký hợp đồng bán theo đơn đặt hàng với các chủ kinh doanh ( ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định...);
31
- Đem hàng bán đặt tại các chợ, các quầy bán hàng; - Chở hàng đi bán rong đến tận nơi người tiêu dùng.
2.2.5. Thu nhập của người lao động
Sự phát triển của nghề nấu rượu làng Vân đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp địa phương theo hướng tăng giá trị sản xuất từ các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ. Các hộ làm nghề nấu rượu có thu nhập cao hơn so với các hộ thuần nông. Có những hộ hoặc cơ sở sản xuất có thu nhập khá cao như hợp tác xã Vân Hương, thu nhập bình quân của các hộ tham gia HTX đạt 5 triệu đồng/hộ/tháng. Điều đặc biệt quan trọng của làng nghề nấu rượu Vân Hà là tận dụng được bã rượu để làm thức ăn chăn nuôi lợn.
Thực tế cho thấy, thu nhập từ ngành trồng trọt ở Yên Viên chỉ đạt mức thấp, vì vậy động lực sản xuất của Yên Viên tập trung vào chăn nuôi lợn và phát triển nghề phụ. Các hộ ở đây thường nuôi khoảng 3 lứa lợn/năm, mỗi lứa khoảng 5 – 6 con. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, bình quân hàng năm thôn Yên Viên nuôi khoảng 15.000 con lợn, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng. Đây chính là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở Yên Viên. Rõ ràng, sự phát triển của nghề nấu rượu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Nhờ phát triển nghề, hiện nay ở Yên Viên không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Viên nói riêng và Vân Hà nói chung ngày càng giảm.
32
Chƣơng 3 - CÁC NGUỒN THẢI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và
ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc
điểm sau:
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã...). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 3.1) và tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt; 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Dòng thải trong quy trình sản xuất rượu làng Vân bao gồm: - Nước thải sau khi ngâm sắn khô, gạo;
- Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2), bụi, nhiệt độ, tro xỉ do quá trình nấu và chưng cất chủ yếu sử dụng nhiên liệu than;
- Bã rượu
Trong các loại chất thải trên, chỉ có bã rượu là được tận dụng để làm thức ăn
chăn nuôi gia súc. Đặc biệt do chưa có hệ thống xử lý nước thải nên phần lớn nước
thải sinh hoạt của làng Vân được thải tự do ra cống rãnh, ao hồ, sông…Chính vì thế những chất thải này đều có tác động xấu tới môi trường sinh thái, môi trường đất nước và không khí.
33
Bảng 3.1: Đặc trƣng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình ngành nghề [4]
Loại hình sản xuất
Các dạng chất thải
Khí thải Nƣớc thải Chất thải rắn Các dạng ON
khác
1.Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Bụi, CO, SO2, NOx, CH4 BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, coliform Xỉ than, CTR từ nguyên liệu Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm 2.Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc gia
Bụi, CO, SO2, NOx, hơi axit, hơi
kiềm, dung môi
BOD5, COD, độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr6+
(thuộc da)
Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn và bao bì hóa chất Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn 3.Thủ công mỹ nghệ - Gốm sứ -Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá
- Bụi, SiO2, CO, SO2, NOx, HF -Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb
BOD5, COD, SS, độ màu, dầu mỡ công nghiệp Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hóa chất Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ) 4.Tái chế - Tái chế giấy
-Tái chế kim loại
-Tái chế nhựa
-Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm
-Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn, HF, HCl, THC -Bụi, CO, Cl2, HCl, THC, hơi dung môi -pH, BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, độ màu -COD, SS, Dầu mỡ, CN-,kim loại -BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu, giàu mỡ - Bụi giấy, tạp chất, từ giấy phế liệu, bao bì hóa chất -Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr6+, Zn2+…) -Nhãn mác, tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su
Ô nhiễm nhiệt
5. Vật liệu xây dựng,
khai thác đá Bụi, CO, SO2,
NOx, HF, THC SS, Si, Cr Xỉ than, xỉ đá, đá vụn Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung
Đối với chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn (phân lợn): ở thôn Yên Viên, tính đến cuối năm 2010 đã có khoảng 30% số hộ gia đình xây hầm biogas (nguồn UBND xã Vân Hà, 2010) để khai thác nguồn năng lượng từ chất thải chăn nuôi, một
34
số hộ bán cho các vùng trồng vải, trại cá với giá từ 5000 – 8000đ/tạ. Các cấp chính quyền tại địa phương đang vận động các hộ chăn nuôi xây hầm biogas đạt 100% vào cuối năm 2013. Nếu phát triển tốt hình thức này, đây có thể là một trong những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở Vân Hà.
Do các hộ dân cư chính là cơ sở sản xuất nên người dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải sinh ra từ sản xuất. Một số bệnh thường gặp gồm có bệnh ngoài da 68,5%; bệnh đường ruột 58,8%; bệnh đường hô hấp 44,4%...(theo kết quả từ phiếu điều tra).
3.2. Hiện trạng và loại hình quy hoạch làng nghề
a) Hiện trạng quy hoạch
Hiện nay hạ tầng cơ sở tại các khu quy hoạch làng nghề nước ta như hoạt động cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống đường đi cũng như các hệ thống xử lý môi trường làng nghề hầu như chưa được quan tâm. Nhìn chung hiện trạng quy hoạch các làng nghề diễn ra rất manh mún và chưa có kế hoạch cụ thể ở cấp tỉnh, thành phố.
Một mô hình quy hoạch khác đã và đang được triển khai là: Chính quyền địa phương cùng với các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án để đưa khu vực sản xuất nghề ra khỏi khu sinh hoạt của gia đình. Địa phương quy hoạch khu đất riêng, vẫn nằm trong địa phận của làng, xã. Các hộ gia đình làm nghề được cho thuê đất để chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài. Hạ tầng cơ sở do địa phương cùng với các hộ nghề cùng góp vốn xây dựng. Điển hình của mô hình quy hoạch này là khu quy hoạch làng sản xuất giấy ở Phong Khê, Bắc Ninh. Tuy nhiên mô hình này mới chỉ được áp dụng trên cơ sở tự nguyện của các hộ sản xuất.
b) Các loại hình quy hoạch
Đối với các loại hình làng nghề, quy mô sản xuất khác nhau thì cần triển khai các quy hoạch khác nhau để đạt được hiệu quả cao về bảo vệ môi trường. Có hai loại hình quy hoạch chính được xem xét là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ.
35
Các làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Việc kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ngày càng phổ biến trong khi diện tích đất sinh hoạt và sản xuất của làng nghề không thay đổi đã gây áp lực đến môi trường làng nghề.
Đối với cụm công nghiệp tập trung được quy hoạch riêng cho sản xuất làng nghề, hệ thống thu gom nước thải và chất thải rắn đồng bộ, đúng quy trình sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống xử lý tập trung được thuận lợi và có hiệu quả hơn.
+ Quy hoạch phân tán:
Quy hoạch phân tán bao gồm việc quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp với việc quy hoạch cảnh quan môi trường chung trong phạm vi một làng nghề mà không phải di dời vị trí sản xuất.
Việc quy hoạch phân tán tại hộ gia đình trong làng nghề có những đặc thù riêng và tính thích hợp đối với một số loại hình làng nghề cụ thể.
Các làng nghề cổ, truyền thống: Các làng nghề này nên được quy hoạch giữ vững không gian hiện có, hạn chế tối đa việc thay đổi không gian như cơi nới, xây dựng nhà cao tầng, mở rộng đường... nhằm mục tiêu bảo tồn không gian ngõ xóm truyền thống của làng nghề cổ truyền thống Việt Nam. Mặt khác, việc bảo tồn các làng nghề truyền thống còn tạo cơ hội phát triển một hướng đi mới cho làng nghề là du lịch văn hóa.
Các làng nghề có ngành nghề sản xuất ít gây ô nhiễm và có tính truyền thống cao nên được áp dụng theo phương thức quy hoạch này vừa giúp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, vừa giúp phát triển và bảo tồn văn hóa làng nghề.
Các làng nghề được đặt tại vùng nguyên liệu đặc thù hay có những nét đặc trưng về cảnh quan: định hướng quy hoạch đối với các làng nghề này cũng là bảo tồn, tôn tạo và phục hồi các di tích cổ của làng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng. Quy hoạch ở các làng nghề này chủ yếu áp dụng phương án quy hoạch phân tán nhưng cũng có thể quy hoạch theo cụm sản xuất tập trung.
36
hoạch với các loại hình sản phẩm khác nhau là rất khác biệt.
Các làng nghề nấu rượu thường có quy mô nhỏ do thị trường tiêu thụ hạn chế, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải thường được sử dụng triệt để trong chăn nuôi. Do đó, đối với các làng nghề này, quy hoạch tập trung là không thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề nấu rượu đã bắt đầu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất trong khi mặt bằng sản xuất lại chật hẹp (ví dụ như làng nghề nấu rượu Vân Hà) thì vẫn có thể quy hoạch sản xuất tập trung.
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng làng nghề
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề bức xúc nhất của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Các làng nghề thường tận dụng lao động phụ, mặt bằng sản xuất tại nhà, nhà xưởng tạm bợ, trang thiết bị thô sơ nên các phế thải, nước thải, tiếng ồn quá tải là không tránh khỏi. Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở các làng nghề hiện nay chưa có nhiều dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất. Ở một số làng nghề đã có báo động về sự xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến bảo vệ môi trường. Mặt khác, diện tích mặt bằng sản xuất của các làng nghề là rất hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì không gian làm việc ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi qui mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường. Qua khảo sát, các hộ làm nghề ở đây thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng sản xuất, duy chỉ có HTX Vân Hương là có nhà xưởng kiên cố. Thêm vào đó công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, thiết bị cũ... đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm còn do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ. Từ đó làm cho làng nghề khi có mưa xuống ngập úng hàng tuần. Môi trường sinh thái ô nhiễm lan rộng không được xử lý đúng qui định ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận và đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ô nhiễm ngày càng nặng nề. Đây vừa là hậu quả
37
vừa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của làng nghề hiện nay.
Để có căn cứ cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề, cần xem xét một số khía cạnh liên quan đến môi trường như:
- Điều kiện lao động: Các yếu tố bối cảnh sinh thái tổng hợp về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất hạ tầng, công nghệ kỹ thuật mà người lao động phải làm việc, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng các tác động ngắn hạn hay thường xuyên trong quá trình lao động sản xuất gồm cả tình hình vệ sinh, an toàn, môi trường khu vực.
- Những tác động của hoạt động nghề đến môi trường nông nghiệp, môi trường sống cũng như có thể ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực xung quanh theo sự lan truyền chất ô nhiễm theo khí, nước sông hay nước ngầm.
- Sự phát triển các làng nghề song song với thay đổi nguyên vật liệu, chất thải đầu ra, cũng như sự thay đổi trong hình thức tiêu dùng cá nhân dẫn đến sự vượt quá sức tải của cơ sở hạ tầng tự nhiên dùng cho việc phân huỷ chất thải.
Theo GS. Đặng Kim Chi, các làng nghề chế biến lương thực – thực phẩm, nhất là các làng nghề sản xuất tinh bột, nấu rượu, nuôi và giết mổ gia súc có độ ô nhiễm rất cao. Định mức nước thải cho một tấn sản phẩm là 60 – 100m3, với tải trọng BOD5 = 380 – 400kg/tấn sản phẩm, COD = 600 – 650kg/tấn sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đồng thời khắc phục và có điều kiện xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, việc quy hoạch tạo mặt bằng sản xuất riêng cho các hộ làm nghề, tách rời khỏi khu sinh hoạt là rất cần thiết. Việc quy hoạch được thực hiện đồng bộ về cả mặt bằng sản xuất, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp