STT Tên đất theo phát sinh Ký hiệu Tên đất tƣơng ứng
theo FAO-UNESCO Ký hiệu Diện tích
(ha)
1 Đất phù sa được bồi Pb Eutric Fluvisols FLe 31
2 Đất phù sa không được
bồi P Dystric Fluvisols FLd 67
3 Đất phù sa úng nước Pj Umbric Gleysols GLu 109
4 Đất phù sa glay Pg Gleyic Fluvisols FLg 25
2.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Xã Vân Hà nằm ở phía Tây Nam huyện Việt Yên. Phía Bắc giáp xã Tiên Sơn, ba phía còn lại có Sông Cầu bao bọc. Tổng diện tích đất tự nhiên là 285,02ha; với 1748 hộ và 8094 nhân khẩu. Xã được chia làm 3 thôn: thôn Yên Viên, thôn Thổ Hà và thôn Nguyệt Đức.
Các ngành nghề truyền thống của xã bao gồm:
- Nghề sản xuất rượu, có 885 hộ. Nguyên liệu là gạo và sắn với khối lượng khoảng 30 – 35 tấn/ngày.
- Nghề sản xuất bánh đa nem, mỳ có 600 hộ. Nguyên liệu là gạo với khối lượng khoảng 6 – 10 tấn/ngày.
- Nguyên liệu dùng để đốt là than, với khối lượng sử dụng 35 – 40 tấn/ngày. Ngoài ra còn có các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải thủy, buôn bán. Bên cạnh đó tại xã còn phát triển ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn để tận dụng bã thải từ việc sản xuất rượu. Tổng đàn lợn hàng năm thường
26
duy trì khoảng 15000 con với trọng lượng trung bình khoảng 20 – 90 kg/con.
Thôn Yên Viên: Làng Vân thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là nơi có truyền thống nấu rượu từ lâu đời gọi là rượu Vân hay rượu làng Vân. Theo số liệu điều tra, hiện nay thôn Yên Viên có 931 hộ với 3699 khẩu (chiếm 47,1% dân số toàn xã). Nếu phân theo giới tính, toàn thôn có 1752 nữ (47,3%), 1947 nam (52,7%). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51% tổng số dân. Tỷ lệ gia tăng dân số của toàn xã Vân Hà nói chung và thôn Yên Viên nói riêng trong những năm gần đây đều giảm và đạt mức dưới 1%/năm. Phần lớn đất trồng trọt của xã đều tập trung tại thôn Yên Viên. Ngoài việc trồng lúa, Yên Viên còn trồng thêm ngô và hoa màu khác nhưng diện tích không đáng kể.
Về cơ sở hạ tầng: thôn Yên Viên đã có trường mầm non, nhà văn hóa thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đảm bảo sự đi lại thuận tiện cho người dân trong thôn. Hiện nay 100% số hộ trong thôn đều sử dụng điện lưới quốc gia trong sinh hoạt, tuy nhiên hệ thống cấp nước sạch chưa có, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Hoạt động sản xuất rƣợu
2.2.1. Quy trình sản xuất
Theo số liệu điều tra, toàn làng có hơn 60% số hộ nấu rượu gạo, số còn lại nấu rượu sắn hoặc cả rượu gạo lẫn rượu sắn. Quy trình sản xuất rượu được mô tả như sau:
- Rượu sắn: Sắn nguyên liệu được nhập về từ Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn... Củ sắn được thái thành khúc bổ dọc, dài khoảng 5 – 7cm. Sắn khô sau khi được tuyển chọn cho vào thùng, chậu ngâm vài ba giờ để lơi vỏ. Sau đó rửa sạch cho vào hấp chín và trộn men đem ủ. Đủ một ngày đêm đem ngâm lên men trong chum bằng sành. Khi đã dậy mùi đem vào lò ra rượu.
- Rượu gạo: Gạo sau khi mua về được thổi thành cơm, trộn men (bình quân 1kg men cho 100kg gạo) đem ủ vào thúng khoảng 24 giờ. Sau đó tiếp tục cho vào chum ủ 24 giờ rồi đổ nước vào (1lít nước cho 1kg gạo). Tiếp tục ủ thêm 7 – 8 ngày mùa hè hoặc 10 – 12 ngày mùa đông rồi mới cho vào nồi cất lấy rượu.
27 Sắn khô
Nước Ngâm Nước thải
Gạo (nếp, tẻ) Than Nấu Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2, bụi, nhiệt độ) Ủ Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2, bụi, nhiệt độ) Chất thải rắn (tro, xỉ) Nước làm mát Chất thải rắn (tro, xỉ) Bã rượu Chăn nuôi
Chƣng cất Rượu Tách các hợp chất Nước làm mát Than
Hình 2.1: Quy trình sản xuất rƣợu làng Vân
Nấu cơm Lên men
Ủ Chưng cất
- Nước tiểu
- Nước vệ sinhchuồng trại - Phân lợn
28
2.2.2. Công nghệ sản xuất
Đặc trưng của làng nghề truyền thống nói chung và nghề nấu rượu làng Vân nói riêng là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ. Công cụ sản xuất thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra. Phần lớn các hộ vẫn sản xuất thủ công là chính. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật của làng nghề còn yếu kém: chỉ có một cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 15% công việc được cơ giới hóa (vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm)...
Sản xuất thủ công của nghề nấu rượu làng Vân mặc dù góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng cũng có những tác động tiêu cực: tiêu tốn nguyên vật liệu và nguồn điện, làm gia tăng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và thiết bị điện sản xuất của nghề nấu rượu làng Vân đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới ở làng Vân còn chậm. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa được tốt, giá thành cao, hàng hóa làm ra khó cạnh tranh trên thị trường. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do thói quen sản xuất dẫn đến sự bảo thủ về kỹ thuật. Hơn nữa, do đặc điểm kinh tế hộ gia đình, khả năng quản lý và nguồn vốn nhỏ bé nên ít có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ. Mặt khác, người sản xuất cũng chưa có điều kiện tiếp cận, xử lý thông tin kinh tế, thị trường và khoa học công nghệ. Song do nhu cầu của thị trường mà làng Vân đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Theo điều tra, năm 2005, hợp tác xã Vân Hương đã bỏ ra 590 triệu đồng để đầu tư 1 dây chuyền tinh chế rượu. Công cụ sản xuất được cải tiến và do áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ nên năng suất, sản lượng và chất lượng rượu tăng lên.Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rượu không những giúp làng nghề phát triển theo hướng phù hợp với thị trường mà còn bảo tồn được các giá trị truyền thống cho rượu làng Vân. Mặt khác, dù việc áp dụng công nghệ còn hạn chế nhưng nó cũng phản ánh phần nào người dân ở đây đã mạnh dạn phá vỡ tính truyền thống trong sản
29
xuất để áp dụng công nghệ mới. Chính sự thay đổi về công nghệ sản xuất bước đầu đã có những khởi sắc nhất định tạo đà cho sự phát triển bền vững của làng nghề Vân Hà sau này.
Tuy nhiên, hiện nay để có 1 dây chuyền sản xuất mới, các hộ sản xuất phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng và phải có mặt bằng để sản xuất. Đây là số vốn quá lớn so với khả năng của các hộ nấu rượu làng Vân (số vốn bình quân hiện nay của các hộ nấu rượu làng Vân chỉ có khoảng 30 – 50 triệu đồng).
Thực tế cho thấy, mặc dù quy mô sản xuất nhỏ nhưng có 15% số hộ thừa nhận công nghệ sản xuất rượu ở làng Vân còn lạc hậu, cần được ứng dụng công nghệ mới. Chính vì vậy, mặc dù từ năm 2005, chính quyền xã Vân Hà đã có chủ trương đưa các hộ vào khu sản xuất tập trung nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả thi.
2.2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Để phát triển nông thôn, việc tăng thêm thật nhiều doanh nghiệp là rất cần thiết, vì kinh nghiệm cho thấy: Kinh tế của mỗi địa phương tăng trưởng thuận chiều với tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp. Địa phương nào có nhiều doanh nghiệp thì kinh tế của địa phương ấy tăng trưởng khá và ngược lại. Đối với các làng nghề nói chung, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa kinh tế, góp phần chủ yếu giải quyết việc làm ở địa phương, bảo tồn văn hóa, chấn hưng làng nghề truyền thống.
Hiện nay tại làng Vân, trong số 885 hộ làm nghề nấu rượu chỉ có 1 hợp tác xã Vân Hương, còn lại là hình thức sản xuất hộ gia đình.
HTX Vân Hương được thành lập từ năm 2005 với mục đích giữ gìn thương hiệu cho rượu làng Vân thông qua việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. HTX gồm có 15 hộ tham gia sản xuất với hình thức sơ chế tại gia đình, sau đó tập trung sản phẩm đưa vào dây chuyền để tinh chế nhằm loại bỏ các tạp chất trước khi đóng chai bán ra thị trường. Bình quân mỗi ngày HTX sản xuất khoảng 500lít rượu, cho thu nhập 5 triệu đồng/tháng/hộ.
30
phải thu mua sắn, gạo, nếp từ khắp nơi. Việc thu mua này còn mang tính tự phát, chưa có sự phân công rõ ràng. Các hộ chủ yếu tự thu gom nguyên liệu nên nhiều khi không chủ động được trong sản xuất. Điều này thể hiện tính chất nhỏ lẻ và phụ thuộc trong sản xuất của làng nghề truyền thống. Hơn nữa, tính chất sản xuất nhỏ theo kiểu tiểu nông vẫn còn khá sôi động trong việc sản xuất kinh doanh của làng Vân, tâm lý sản xuất theo kiểu khép kín với qui mô nhỏ vẫn được người dân làng nghề ưa thích. Do đó làng Vân chưa tạo thành một chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật cũng như khả năng nắm bắt thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Thời gian gần đây nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ở làng Vân gặp khó khăn do giá nguyên liệu biến động. Đây thực sự là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương nếu không chủ động được thị trường đầu vào.
2.2.4. Sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo điều tra, mỗi ngày làng Vân sản xuất ra khoảng 20.000 lít rượu các loại (bình quân 22 lít/hộ/ngày). Rượu sắn được bán với giá 15.000 – 20.000đ/lít, rượu gạo 30.000 – 60.000đ/lít.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của rượu làng Vân đang gặp những khó khăn nhất định (100% sản phẩm làng nghề được tiêu thụ trong nước). 19,4% số hộ làng Vân được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do thị trường không ổn định và 26,4% số hộ cho rằng nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu biến động . Bên cạnh đó phải kể đến công tác tiếp thị chưa được tốt (tiếp cận thị trường không hợp lý, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường mới chưa được coi trọng...)
Tuy nhiên, sau một thời gian thử thách trong cơ chế thị trường các tổ chức và cá nhân ở làng Vân đã có những kinh nghiệm nhất định, hình thành ra cách tiêu thụ sản phẩm của mình. Tập trung ở một số hình thức sau:
- Tổ chức điểm bán hàng tại nơi sản xuất;
- Ký hợp đồng bán theo đơn đặt hàng với các chủ kinh doanh ( ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định...);
31
- Đem hàng bán đặt tại các chợ, các quầy bán hàng; - Chở hàng đi bán rong đến tận nơi người tiêu dùng.
2.2.5. Thu nhập của người lao động
Sự phát triển của nghề nấu rượu làng Vân đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp địa phương theo hướng tăng giá trị sản xuất từ các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ. Các hộ làm nghề nấu rượu có thu nhập cao hơn so với các hộ thuần nông. Có những hộ hoặc cơ sở sản xuất có thu nhập khá cao như hợp tác xã Vân Hương, thu nhập bình quân của các hộ tham gia HTX đạt 5 triệu đồng/hộ/tháng. Điều đặc biệt quan trọng của làng nghề nấu rượu Vân Hà là tận dụng được bã rượu để làm thức ăn chăn nuôi lợn.
Thực tế cho thấy, thu nhập từ ngành trồng trọt ở Yên Viên chỉ đạt mức thấp, vì vậy động lực sản xuất của Yên Viên tập trung vào chăn nuôi lợn và phát triển nghề phụ. Các hộ ở đây thường nuôi khoảng 3 lứa lợn/năm, mỗi lứa khoảng 5 – 6 con. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, bình quân hàng năm thôn Yên Viên nuôi khoảng 15.000 con lợn, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng. Đây chính là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở Yên Viên. Rõ ràng, sự phát triển của nghề nấu rượu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Nhờ phát triển nghề, hiện nay ở Yên Viên không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Viên nói riêng và Vân Hà nói chung ngày càng giảm.
32
Chƣơng 3 - CÁC NGUỒN THẢI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và
ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc
điểm sau:
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã...). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 3.1) và tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt; 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Dòng thải trong quy trình sản xuất rượu làng Vân bao gồm: - Nước thải sau khi ngâm sắn khô, gạo;
- Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2), bụi, nhiệt độ, tro xỉ do quá trình nấu và chưng cất chủ yếu sử dụng nhiên liệu than;
- Bã rượu
Trong các loại chất thải trên, chỉ có bã rượu là được tận dụng để làm thức ăn
chăn nuôi gia súc. Đặc biệt do chưa có hệ thống xử lý nước thải nên phần lớn nước
thải sinh hoạt của làng Vân được thải tự do ra cống rãnh, ao hồ, sông…Chính vì thế những chất thải này đều có tác động xấu tới môi trường sinh thái, môi trường đất nước và không khí.
33
Bảng 3.1: Đặc trƣng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình ngành nghề [4]
Loại hình sản xuất
Các dạng chất thải
Khí thải Nƣớc thải Chất thải rắn Các dạng ON
khác
1.Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Bụi, CO, SO2, NOx, CH4 BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, coliform Xỉ than, CTR từ nguyên liệu Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm 2.Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc gia
Bụi, CO, SO2, NOx, hơi axit, hơi
kiềm, dung môi
BOD5, COD, độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr6+
(thuộc da)
Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn và bao bì hóa chất Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn 3.Thủ công mỹ nghệ - Gốm sứ -Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá
- Bụi, SiO2, CO, SO2, NOx, HF -Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb
BOD5, COD, SS, độ màu, dầu mỡ công nghiệp Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hóa chất Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ) 4.Tái chế - Tái chế giấy
-Tái chế kim loại
-Tái chế nhựa
-Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm
-Bụi, CO, hơi kim