0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp quy hoạch phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN (Trang 80 -82 )

71

thị trường tiêu thụ hạn chế, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải thường được sử dụng để chăn nuôi lợn. Do đó, đối với các làng nghề này quy hoạch phân tán là thích hợp.

Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.

Quy hoạch phân tán tại các hộ gia đình yêu cầu các hộ gia đình trong làng nghề phải bố trí không gian hợp lý trong sản xuất và sinh hoạt, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn trong lao động và sản xuất sạch hơn.

Các hộ sản xuất nên trồng cây xanh xung quanh, vừa tạo bóng mát, vừa ngăn cản quá trình phát tán khí thải vào môi trường không khí, cũng như một số cây xanh có thể hút một số loại khí độc hại nhằm làm sạch môi trường một cách tự nhiên.

Bố trí không gian sản xuất hợp lý: Diện tích trung bình của các hộ gia đình tham gia nấu rượu của thôn Yên Viên chỉ có khoảng 150m2 đến 180m2 để sinh hoạt và sản xuất (diện tích này bao gồm cả nhà ở, nhà sản xuất rượu, khu vực chăn nuôi). Tuy nhiên sự bố trí không gian sản xuất và sinh hoạt của các hộ là chưa hợp lý.

Trong quá trình thực tế tác giả thấy rằng hầu hết các hộ gia đình ở đây đều dùng khu bếp sinh hoạt để nấu rượu và chưng cất, khu để nguyên vật liệu và lên men cũng không được tách riêng, vì vậy không gian sản xuất bừa bộn và nguy hiểm. Đặc biệt, là khu vực chăn nuôi vẫn gần sát ngay nhà ở.

Việc bố trí không gian sản xuất hợp lý là rất cần thiết, có tác dụng rất lớn trong quá trình giảm thiểu ô nhiễm và an toàn lao động.

b) Quy hoạch tập trung

Quy hoạch khu sản xuất tách khỏi ra khu dân cư là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề, nhất là các hộ sản xuất có quy mô công nghiệp. Hiện nay, tại hầu hết các làng nghề nhà ở và xưởng sản xuất của dân nằm kề cận nhau. Do đó, các chất gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ trong từng ngày. Việc thành lập khu sản

72

xuất nhằm tách riêng so với khu nhà ở, nhằm giảm ảnh hưởng của sản xuất đến đời sống sức khỏe của dân. Vì đây là một công việc khó khăn, do tiềm năng kinh tế các hộ gia đình và tâm lý người dân nên phải có những hướng đi đúng.

Trước tiên cần phải di chuyển và kết hợp đổi mới công nghệ thiết bị các cơ sở sản xuất có đủ tiềm năng kinh tế gây ô nhiễm lớn nhất ra khu vực quy hoạch. Việc này sẽ làm nhẹ tải lượng ô nhiễm trong khu vực làng nghề và khi hoàn thành quy hoạch sẽ đảm bảo được vệ sinh khu dân cư trong xã.

Bước kế tiếp là cải tạo các cơ sở gây ô nhiễm với mức thấp và cuối cùng là di chuyển nốt các cơ sở còn lại trong khu dân cư.

Trong quy hoạch khu vực sản xuất cần phải bố trí các cơ sở sản xuất ở các khoảng thích hợp để đảm bảo cho sự thông thoáng nhà xưởng. Đồng thời với khoảng cách hợp lý giữa các xưởng sản xuất sẽ hạn chế được lan truyền ô nhiễm dạng khí.

Việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư sẽ làm giảm tải lượng nước thải sản xuất, giảm thải các cống rãnh nước thải sinh hoạt hàng ngày. Khi đó việc xử lý nước thải sẽ trở nên tập trung hơn và dễ xử lý hơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN (Trang 80 -82 )

×