Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề bức xúc nhất của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Các làng nghề thường tận dụng lao động phụ, mặt bằng sản xuất tại nhà, nhà xưởng tạm bợ, trang thiết bị thô sơ nên các phế thải, nước thải, tiếng ồn quá tải là không tránh khỏi. Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở các làng nghề hiện nay chưa có nhiều dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất. Ở một số làng nghề đã có báo động về sự xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến bảo vệ môi trường. Mặt khác, diện tích mặt bằng sản xuất của các làng nghề là rất hạn hẹp. Cùng với sự phát triển của các làng nghề thì không gian làm việc ngày càng bị thu hẹp, nhiều nơi qui mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường. Qua khảo sát, các hộ làm nghề ở đây thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng sản xuất, duy chỉ có HTX Vân Hương là có nhà xưởng kiên cố. Thêm vào đó công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, thiết bị cũ... đã làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm còn do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ. Từ đó làm cho làng nghề khi có mưa xuống ngập úng hàng tuần. Môi trường sinh thái ô nhiễm lan rộng không được xử lý đúng qui định ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận và đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ô nhiễm ngày càng nặng nề. Đây vừa là hậu quả
37
vừa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của làng nghề hiện nay.
Để có căn cứ cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề, cần xem xét một số khía cạnh liên quan đến môi trường như:
- Điều kiện lao động: Các yếu tố bối cảnh sinh thái tổng hợp về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất hạ tầng, công nghệ kỹ thuật mà người lao động phải làm việc, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng các tác động ngắn hạn hay thường xuyên trong quá trình lao động sản xuất gồm cả tình hình vệ sinh, an toàn, môi trường khu vực.
- Những tác động của hoạt động nghề đến môi trường nông nghiệp, môi trường sống cũng như có thể ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực xung quanh theo sự lan truyền chất ô nhiễm theo khí, nước sông hay nước ngầm.
- Sự phát triển các làng nghề song song với thay đổi nguyên vật liệu, chất thải đầu ra, cũng như sự thay đổi trong hình thức tiêu dùng cá nhân dẫn đến sự vượt quá sức tải của cơ sở hạ tầng tự nhiên dùng cho việc phân huỷ chất thải.
Theo GS. Đặng Kim Chi, các làng nghề chế biến lương thực – thực phẩm, nhất là các làng nghề sản xuất tinh bột, nấu rượu, nuôi và giết mổ gia súc có độ ô nhiễm rất cao. Định mức nước thải cho một tấn sản phẩm là 60 – 100m3, với tải trọng BOD5 = 380 – 400kg/tấn sản phẩm, COD = 600 – 650kg/tấn sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đồng thời khắc phục và có điều kiện xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, việc quy hoạch tạo mặt bằng sản xuất riêng cho các hộ làm nghề, tách rời khỏi khu sinh hoạt là rất cần thiết. Việc quy hoạch được thực hiện đồng bộ về cả mặt bằng sản xuất, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Quy hoạch sản xuất cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mỗi làng nghề sao cho phù hợp với quy mô sản xuất của làng nghề, không làm ảnh hưởng đến khu dân cư, thuận tiện cho lưu thông hàng hoá.