0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN (Trang 46 -50 )

38

mô hộ gia đình. Trong quy mô một hộ bao gồm nhà ở, khu vực chưng cất rượu và chuồng trại chăn nuôi. Hầu hết các hộ gia đình trong làng đều có thêm nghề chăn nuôi lợn để tận dụng nguồn bã thải từ nấu rượu.

Ô nhiễm môi trường không khí trong làng tập trung bởi hai nguồn chính:

1) Nguồn khí thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi: Tính đến cuối năm 2010, toàn thôn Yên Viên đã có khoảng 30% các hộ gia đình xây dựng hầm biogas để tận dụng nguồn thải từ việc chăn nuôi, còn 70% số hộ gia đình chưa làm. Các chất thải như thức ăn thừa, phân gia súc (chủ yếu là lợn) được đổ trực tiếp theo nước thải xuống cống rãnh, khi bị phân hủy gây mùi hôi, các khí phát thải chính từ quá trình này là: H2S, NH3, CH4... Mặt khác, khi đi thực tế tại làng tác giả thấy rằng các cống rãnh, ao làng... bị ô nhiễm nghiêm trọng, các ao tù nước đen, ruồi muỗi bọ gậy rất nhiều... có thể do từ những năm trước các hộ sản xuất trong làng xả thải trực tiếp ra môi trường và đến giờ vẫn chưa xử lý... Đây cũng là nguồn thải chứa nhiều vi trùng gây bệnh cho người và động vật.

2) Nguồn khí thải phát sinh từ các lò than dùng để nấu rượu, thức ăn gia súc và sinh hoạt trong gia đình. Các loại khí thải chính phát sinh từ nguồn này là: bụi, CO, CO2, SO2, NO2... Ngoài các loại khí độc, khi đun nấu môi trường không khí còn bị ô nhiễm bởi nhiệt từ các lò than.

Với lượng than sử dụng 30 – 40 tấn/ngày. Nếu lấy trung bình lượng than sử dụng là 38 tấn/ngày thì một năm khối lượng than dùng để đun nấu là 13.870 tấn. Tổng lượng khí thải khi sử dụng nhiên liệu than để đốt lò được tính toán trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2: Tải lƣợng khí thải do sử dụng nhiên liệu than để đốt

Chỉ tiêu CO2 CO SO2 NOx Bụi

Hệ số tải lượng (kg/tấn) 2,203 15 11,03 8,47 9,1 Tải lượng (tấn/năm) 30,6 208,1 153 117,5 126,2

Hệ số tải lượng được lấy theo Đặng Kim Chi [10]

Theo báo cáo của UBND xã Vân Hà cho thấy trong khuôn viên hộ gia đình luôn có sự ô nhiễm bởi mùi khí thải từ lò than, chua của bã rượu và mùi phân gia

39

súc, gia cầm. Vào những thời kỳ cao điểm, trong làng có khoảng 1600 lò rượu đốt suốt ngày đêm làm cho nhiệt độ trong làng cao hơn trung bình khoảng 1 – 3oC.

Cuộc khảo sát, đo đạc và lấy mẫu, kiểm tra hiện trạng chất lượng môi trường không khí trong khu vực làng nghề được tiến hành vào 5 – 6/06/2011. Tiến hành lấy 5 mẫu khí tại các vị trí khác nhau trong làng.

- Về tiếng ồn môi trường không khí đã đo các mức ồn Leq, Lmax. Đo 1 giờ 1 lần liên tục. Thiết bị đo độ ồn QUEST-USA.

- Các chỉ tiêu và thiết bị sử dụng quan trắc phân tích chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu và thiết bị sử dụng quan trắc phân tích chất lƣợng không khí

STT Chỉ tiêu phân tích Thiết bị đo

1 Bụi lơ lửng OSK 14410 – Japan

2 NOx TSI CE 6203 – USA

3 SO2 TSI CE 6205 – USA

4 CO TSI CE 6203 – USA/ TSI CE 6205 – USA

5 H2S GX – 2003 Type B – Japan

- Các yếu tố khí tượng: Các yếu tố khí tượng được đo cùng tại điểm đo chất lượng không khí, đo liên tục trong 1 giờ lấy kết quả 1 lần. Các thông số khí tượng và thiết bị đo được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Các yếu tố khí tƣợng và phƣơng pháp, thiết bị đo

STT Yếu tố khí

tƣợng Phƣơng pháp đo Thiết bị đo

1

Nhiệt độ

Đo đạc và quan trắc theo tiêu chuẩn quy phạm của ngành Khí tượng 94TCN 6 – 2001 Assmann (Nga) 2 Độ ẩm Assmann (Nga) 3 Tốc độ gió và hướng gió Phong kế cầm tay (Trung Quốc)

Vị trí đo mẫu và kết quả khảo sát môi trường không khí của làng nghề Vân Hà vào tháng 6/2011 được thể hiện trong bảng 3.5 và 3.6.

40

Bảng 3.5: Vị trí đo mẫu khí làng nghề Vân Hà tháng 6/2011

STT KHM Tọa độ đo mẫu

1 KK1 21 o12’36” 106o02’16” 2 KK2 21 o12’49” 106o02’17” 3 KK3 21 o12’35” 106o02’23” 4 KK4 21 o12’25” 106o02’21” 5 KK5 21 o12’45” 106o02’16”

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí làng Vân

KHM KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 TCVN 5937:2005 Chỉ tiêu (Đo TB 1h) Đơn vị QCVN 05:2009/ BTNMT Độ ồn dBA 71 55 57 55 62 70 Nhiệt độ 0 C 31 30 30 31 32 Độ ẩm % 75 75 75 75 75 Tốc độ gió m/s 2,22 1,85 1,81 1,95 1,86 CO mg/m3 3,76 2,55 1,85 3,57 2,64 30 30 SO2 mg/m3 0,015 0,022 0,019 0,025 0,015 0,35 0,35 NOx mg/m3 0,014 0,024 0,013 0,018 0,015 0,2 0,2 `H2S mg/m3 - 0,012 0,006 0,032 0,01 0,008 NH3 - 1,02 0,15 2,42 0,89 0,2 Bụi lơ lửng mg/m 3 0.075 0.051 0.022 0.045 0.062 0,3 0,3

41

Qua kết quả phân tích cho thấy:

Môi trường không khí thôn Yên Viên đã bị ô nhiễm bởi NH3, H2S. Nồng độ NH3 đã vượt TCCP từ 4,45 – 12,1 lần. Nồng độ khí H2S vượt TCCP từ 1,25 – 4 lần. Đây là nguồn ô nhiễm do sự phân giải các chất hữu cơ từ các phần thừa của thức ăn gia súc và trực tiếp từ phân lợn và gia cầm được chăn nuôi tại các hộ gia đình trong làng.

Các loại khí thải khác như CO, SO2, NO2 và bụi theo số liệu tại thời điểm đo đều chưa thấy dấu hiệu bị ô nhiễm, một phần có thể do tại thời gian lấy mẫu, trong làng chỉ có một số ít lò than hoạt động. Trên thực tế, vào thời kỳ cao điểm có khoảng 1600 lò than hoạt động cùng một lúc thì ô nhiễm không khí do các loại khí này là không thể tránh khỏi.

Theo điều tra tác giả thấy rằng, nghề nấu rượu đã có và phát triển ở làng nghề từ rất lâu, nhưng vẫn tồn tại ở quy mô hộ gia đình. Trung bình một hộ sản xuất có từ 150 – 180m2 để sinh hoạt và sản xuất (trong diện tích này bao gồm cả nhà ở, nhà sản xuất rượu, chuồng trại chăn nuôi). Điều kiện vệ sinh môi trường không được đảm bảo, hệ thống thoát nước còn chắp vá, không hợp vệ sinh. Các chất thải rắn và lỏng của hơn 70% hộ dân vẫn đổ thải trực tiếp ra môi trường mà không qua một khâu xử lý nào, cộng với những ao hồ trong làng đã bị ô nhiễm từ trước mà chưa được xử lý làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh ngày càng gia tăng. Hầu hết người dân trong làng đều bị bệnh đường hô hấp do hít thở nhiều khí than.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cần giảm thiểu được nguồn khí phát thải từ các lò đốt than và toàn bộ các hộ gia đình trong làng nên xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN (Trang 46 -50 )

×