Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 77 - 80)

Hoạt động sản xuất rượu có nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội của làng nghề Vân Hà. Những tác động đó mang hai sắc thái: tích cực và tiêu cực thể hiện qua cơ sở hạ tầng, thu nhập của người lao động và sức khỏe của người dân.

68

thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đảm bảo sự đi lại thuận tiện cho người dân trong thôn. Hiện nay 100% số hộ trong thôn đều sử dụng điện lưới quốc gia trong sinh hoạt, tuy nhiên hệ thống cấp nước sạch chưa có, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt và sản xuất.

- Về mức sống: Sự phát triển của nghề nấu rượu làng Vân đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp địa phương theo hướng tăng giá trị sản xuất từ các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ. Các hộ có nghề nấu rượu có thu nhập cao hơn so với các hộ thuần nông. Có những hộ hoặc cơ sở sản xuất có thu nhập khá cao như hợp tác xã Vân Hương, thu nhập bình quân của các hộ tham gia HTX đạt 5 triệu đồng/hộ/tháng. Điều đặc biệt quan trọng của làng nghề nấu rượu Vân Hà là tận dụng được bã rượu để làm thức ăn chăn nuôi lợn.

Thực tế cho thấy, thu nhập từ ngành trồng trọt ở Yên Viên chỉ đạt mức thấp, vì vậy động lực sản xuất của Yên Viên tập trung vào chăn nuôi lợn và phát triển nghề phụ. Các hộ ở đây thường nuôi khoảng 3 lứa lợn/năm, mỗi lứa khoảng 5 – 6 con. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, bình quân hàng năm thôn Yên Viên nuôi khoảng 15.000 con lợn, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng. Đây chính là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở Yên Viên. Rõ ràng, sự phát triển của nghề nấu rượu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Nhờ phát triển nghề, hiện nay ở Yên Viên không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Viên nói riêng và Vân Hà nói chung ngày càng giảm.

- Ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân: Hoạt động sản xuất rượu thôn Yên Viên đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Nhưng bên cạnh đó vấn đề suy thoái môi trường sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Các chất thải tại làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm suy thoái chất lượng sống và tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.

Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 50 người dân trong thôn, kết quả phỏng vấn như sau:

69

Bảng 3.25: Ảnh hƣởng của HĐSX đến sức khỏe của ngƣời dân

STT Loại bệnh Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 Ngoài da 34 68

2 Đường ruột 29 58

3 Hô hấp 22 44

4 Mắt 5 10

Như vậy, các bệnh thường gặp chủ yếu tại làng nghề này là bệnh ngoài da 68%, bệnh đường ruột 58%, bệnh hô hấp 44%, bệnh về mắt 10%.

Khi tới đầu thôn, tác giả thấy bị nghẹt mũi bởi mùi nồng của cồn, khét của than. Vào thăm nhà anh Nguyễn Viết Tuệ (43 tuổi), một hộ nấu rượu khá nổi tiếng tại thôn Yên Viên, khi đi qua chỗ chăn nuôi lợn thì chúng tôi cảm thấy lợm giọng bởi mùi bốc lên từ khu vực chăn nuôi.

Tại thôn, mỗi ngày có hàng chục tấn gạo, sắn được nấu thành rượu bằng phương pháp thủ công, khá đơn sơ, nhà nào cũng nuôi những đàn lợn lớn, một lượng chất thải đưa ra hàng ngày không nhỏ, trong đó chỉ có khoảng 30% hộ dân trong thôn sử dụng hệ thống biogas, số còn lại là chất thải tuôn ra cống rãnh, rất mất vệ sinh và đổ ra sông Cầu.

Các ao, hồ trong làng bị tổn thương nặng bởi các chất hỗn tạp đã khiến cho các sinh vật khó sống nổi. Nước ô nhiễm, môi trường bị tàn phá đã khiến cho nguồn nước sinh hoạt tại nhiều hộ gia đình đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các hộ dân làng nghề xem ra vẫn chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, hàng ngày họ vẫn vô tư xả rác song cũng không biết rằng họ đang lĩnh hội phải một môi trường ô nhiễm nặng.

70

Chƣơng 4 – CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RƢỢU VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG

MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÂN HÀ

Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nước ta, trong đó có làng nghề. Phát triển bền vững đã được khẳng định trong chủ trương, đường lối phát triển của qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Đối với phát triển ngành nghề ở nông thôn, yêu cầu phát triển bền vững cũng được khẳng định trong Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ. Chủ trương này cần được quán triệt và thể hiện trong các chính sách phát triển và biện pháp tổ chức thực hiện. Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.

Trong phát triển sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tới BVMT. Sự hài hòa này có nghĩa là: một, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; hai, các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi trường về sự PTBV chung của làng nghề, bao gồm cả cộng đồng dân cư xung quanh.

Làng nghề nấu rượu Vân Hà với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải từ sản xuất rượu thường được tận dụng vào việc phát triển chăn nuôi nên xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu tập trung vào nguồn nước thải, chất thải rắn từ việc chăn nuôi gia súc và khí thải từ các lò than. Để khắc phục được những khó khăn tồn tại hiện nay và nhằm thúc đẩy nghề nấu rượu làng Vân, luận văn đưa ra các giải pháp chính, đó là:

- Các giải pháp chính sách và quản lý nhà nước - Các giải pháp công nghệ

- Quan trắc và giám sát chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)