Đánh giá hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 71 - 77)

1) Hiện trạng sử dụng đất của xã Vân Hà

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2005 (quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang năm 2005), toàn xã hiện có 285,02ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp: 134ha, chiếm 47,01% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp:151,02ha chiếm 52,99% tổng diện tích tự nhiên.

Đất nông nghiệp: Toàn xã hiện có 134ha đất nông nghiệp, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 168m2/người. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: có diện tích 128,4ha, chiếm 82% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó phần lớn là đất trồng lúa chiếm 93,92% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích 8,61ha chiếm 6,71%. Đây là diện tích trồng dâu và rau màu các loại ở khu vực ngoài bãi sông Cầu.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Có diện tích 5,6ha chiếm 4,18% diện tích đất nông nghiệp, đây là diện tích các ao hồ và một phần diện tích đất ruộng 1 vụ lúa không ăn

QCVN09:2008/BTNMT

62

chắc được khai thác đưa vào nuôi thả cá. - Đất phi nông nghiệp:

+ Đất ở: theo thống kê năm 2005 toàn xã có 55,4ha đất ở; chiếm 36,68% diện tích đất phi nông nghiệp phân bố tập trung ở hai thôn Yên Viên và Thổ Hà.

+ Đất chuyên dùng: tổng diện tích đất chuyên dùng 24,32ha; chiếm 16,10% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất giao thông, đất thủy lợi…

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 0,5ha; chiếm 0,33% diện tích đất phi nông nghiệp

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 2,8ha; chiếm 1,85% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 68ha; chiếm 45,03% diện tích đất phi nông nghiệp, đây chủ yếu là diện tích của sông Cầu, còn lại là diện tích của các hồ đầm thủy lợi nằm ven đê của sông Cầu.

Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường đất trên địa bàn xã, tác giả đã lấy 5 mẫu đất ở khu vực nghiên cứu, các mẫu được phân tích các chỉ tiêu sau: pHKCl , Mùn, N tổng số, P tổng số, K tổng số, P dễ tiêu, K dễ tiêu. Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 3.18.

Bảng 3.18: Vị trí lấy mẫu đất

STT KHM Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời gian lấy mẫu

1 Đ1 Đất ruộng 21 o12’31” 106o02’24” 13h30 6/6/2011 2 Đ2 Mẫu bùn trong ao làng Vân 21o12’30” 106o02’22” 14h 6/6/2011 3 Đ3 Đất ruộng 21 o12’25” 106o02’26” 14h30 6/6/2011 4 Đ4 Mẫu bùn trong hồ Thổ Hà 21o12’26” 106o02’25” 15h 6/6/2011 5 Đ5 Đất ruộng 21 o12’49” 106o02’19” 15h30 6/6/2011

63

2) Phương pháp phân tích đất

- pHKCl: Lắc đất với dung dịch KCl 1N (tỉ lệ 2:5). Sau đó đo bằng máy đo pH meter

- Mùn: Hữu cơ trong đất được xác định bằng phương pháp Walkley – Black - Nitơ tổng số: Được xác định bằng phương pháp Kendan

- Phốtpho tổng số: định lượng bằng phương pháp so màu xanh molipden - Kali tổng số: định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

- P dễ tiêu: P dễ tiêu được chiết rút theo phương pháp Oniani với dung môi chiết rút là dung dịch H2SO4 0,1N, sau đó được định lượng bằng phương pháp so màu xanh molipden.

- K dễ tiêu: Chiết rút bằng dung dịch H2SO4 0,1N (tỉ lệ 1:5), sau đó đo bằng máy hấp thụ nguyên tử.

Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng của đất tại khu vực nghiên cứu

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị KHM Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 1 pHKCl - 5,08 5,55 5,45 5,34 5,11 2 Mùn % 2,56 7,26 3,88 5,43 2,31 3 Tổng N % 0,16 0,82 0,35 0,78 0,14 4 Tổng P %P2O5 0,24 1,56 0,56 0,68 0,12 5 K2O % 0,98 1,78 1,81 1,51 1,19 6 P dễ tiêu mgP2O5/100gđất 91,60 202,34 186,56 405,5 45,52 7 K dễ tiêu mgK2O/100gđất 76,38 167,88 201,38 184,22 31,38

- pHKCl: là đại lượng biểu thị hoạt độ H+ trong môi trường đất. Đó là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất đất. Nó ảnh hưởng đến các quá trình lý hóa, sinh học trong đất và có tác động đến cây trồng. Bởi vì, mỗi loại cây trồng có thích ứng với độ chua nhất

64

định. Trung bình đất có độ chua pHKCl = 4,5 – 5,5

Theo kết quả nghiên cứu, pHKCl ở khu vực nghiên cứu dao động từ 5,08 – 5,51; đất thuộc mức chua vừa (bảng 3.20).

Bảng 3.20: Phân cấp độ chua trong đất theo S.N.Tartrinov và của Bộ NN&PTNT Việt Nam (MARD) [32] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân cấp chỉ tiêu pHKCl S.N.Tartrinov (Liên Xô cũ) MARD (Việt Nam)

Rất chua <4.5 <4

Chua 4.6 – 5 4.1 – 4.5

Chua vừa 5.1 – 5.5 4.6– 5.0

- Hàm lượng mùn: Mùn là sản phẩm hữu cơ cao phân tử, phức tạp được tạo ra do kết quả của quá trình mùn hóa xác động vật, thực vật và các vi sinh vật nhờ hoạt động của vi sinh vật và thực vật. Hàm lượng mùn trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất. Mùn ảnh hưởng tốt đến các quá trình hình thành đất và độ phì nhiêu. Hàm lượng mùn trong đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: thảm thực vật, khí hậu, địa hình, chế độ canh tác…[14].

Mùn trong đất là nguồn dinh dưỡng quan trọng, hàm lượng và thành phần mùn quyết định hình thái và các tính chất hóa học của đất và năng suất cây trồng.

Bảng 3.21: Thang đánh giá hàm lƣợng mùn trong đất [15]

Mùn Rất nghèo Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng

(%) <1 1 – 2 2 – 4 4 – 8

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng mùn trong đất nghiên cứu dao động trong khoảng 2,31 – 7,26%. Theo thang đánh giá thì hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu. Ô nhiễm đất ở xã Vân Hà biểu hiện rõ nhất ở tỷ lệ mùn cao hơn gấp nhiều lần so với khu vực khác. Giá trị giới hạn của đất giàu mùn >4%, chỉ có 2 loại đất đạt giá trị mùn cực đại là đất alit mùn núi cao và đất đỏ trên bazan. Theo số liệu phân tích ta thấy mẫu Đ2, Đ4 có hàm lượng mùn rất cao điều đó chứng tỏ mẫu đất bùn ở

65

khu vực ao, hồ chứa nước thải chăn nuôi và sản xuất của xã Vân Hà có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Đối với Nitơ tổng số: Nitơ là nguyên tố quyết định năng suất cây trồng, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá độ phì nhiêu của đất. Nitơ không có nguồn gốc từ khoáng mà chủ yếu do nguồn hữu cơ và nguồn cố định từ không khí cung cấp.

Trong đất 95-99% nitơ ở dạng hữu cơ, chỉ có 1-5% ở dạng vô cơ như amoni hoặc nitrat.

Sự tương tác nitơ trong đất với tổng hữu cơ rất chặt chẽ. Tỉ lệ C/N thay đổi tuỳ theo chất lượng chất hữu cơ, mức độ phong hoá và rửa trôi. Bình quân nitơ chiếm từ 5-10% tổng số chất hữu cơ. Hàm lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam thường không vượt quá 0,3% đối với đất đồi núi và không vượt quá 0,2% đối với đất đồng bằng.

Bảng 3.22: Thang đánh giá hàm lƣợng Nitơ tổng số trong đất [15]

Mức Nghèo Trung bình Giàu

Hàm lượng (%) < 0,1 0,1 - 0,2 > 0,2

Trong các mẫu đất nghiên cứu hàm lượng N tổng số có sự thay đổi lớn giữa các mẫu dao động từ 0,14 – 0,82% đạt mức từ trung bình đến giàu (theo thang đánh giá [15]). Mẫu Đ2, Đ3, Đ4 có hàm lượng đạm tổng số rất cao đặc biệt là mẫu Đ2, Đ4. Điều đó chứng tỏ khu vực Đ2, Đ3, Đ4 bị phú dưỡng nghiêm trọng. Biểu hiện: lúa mầu canh tác trong khu vực xảy ra tình trạng mất mùa, lúa lốp, nước ao hồ có màu đen, cá chết.

- Photpho tổng số: Sau nitơ, photpho là nguyên tố rất cần thiết đối với cây trồng, có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng cũng như về mặt khắc phục một số yếu tố độc hại của đất. Trong đất, nguồn P chủ yếu từ các apatit, photphorit phong hoá tạo thành chiếm 0,08%. Photpho dạng vô cơ chủ yếu là các muối phôtphat Ca, Al, Fe. Trong đất trung tính và kiềm photphat canxi chiếm ưu thế và trong đất chua photphat sắt, nhôm chiếm ưu thế. Photpho dạng hữu cơ là hợp chất P liên kết với chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật, trong xác thực vật, trong các sản phẩm hữu cơ đang phân giải

66

trung gian và trong mùn.

Thông thường P tổng số ở trong đất mặt cao hơn các lớp sâu do sự tích tụ chất hữu cơ. Trong đất Việt Nam có P2O5 tổng số biến thiên từ 0,03 đến 0,35% [32]. Phần lớn các đất núi có hàm lượng photpho tổng số cao như các đất đen nhiệt đới trên macganit, đất feralit có mùn trên núi, đất nâu đỏ bazan có khi hàm lượng P tổng số có thể đạt tới 0,3-0,5% P2O5. Các đất phát triển trên các đá macma chua, như đất đỏ vàng trên phiến thạch, phù sa cổ, có tổng số P thấp hơn. Đối với đất đồng bằng phù sa sông Hồng , mặn trung tính kiềm có tỉ lệ lân trung bình 1%, còn lại các đất phù sa sông suối khác rất nghèo P, phần nhiều <0,05% P2O5.

Bảng 3.23: Thang đánh giá hàm lƣợng P tổng số và dễ tiêu [15]

ST T Thang đánh giá Photpho tổng số (%) Hàm lượng P dễ tiêu (mgP2O5/100g đất) Oniani Bray I Bray II Olsen 1 Rất nghèo <0.03 Nghèo <5 <2 <3.6 <1.2 2 Nghèo 0.03 – 0.06 Trung bình 5-10 2-4.6 3.6-4.6 1.2-2.3 3 Trung bình 0.06 – 0.1 Giầu 10-15 >4.6 >4.6 >2.3 4 Giầu >0.1

Với chỉ tiêu này cho thấy: đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lượng P tổng số rất cao, đặc biệt mẫu đất bùn ở ao làng Vân có tỷ lệ lân tổng số rất lớn: 1,56% gấp 15,6 lần so với đất giàu lân. Mẫu đất ruộng Đ1, Đ5 cũng có thành phần lân tổng số lớn. Đất ở cả 5 khu vực đều có dấu hiệu ô nhiễm cần phải ngăn ngừa ô nhiễm và cải tạo đất.

- Kali tổng số: là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hàm lượng K tổng số trong các mẫu ở khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng từ 0,98 đến 1,81%. Theo thang đánh giá hàm lượng kali, thì các mẫu đất thuộc mức trung bình.

67

Bảng 3.24: Thang đánh giá hàm lƣợng kali [15] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Thang đánh giá Hàm lượng kali tổng số (%)

Thang đánh giá

Hàm lượng kali dễ tiêu (mgK2O/100gđất)

1 Nghèo <0.8% Rất nghèo <4

2 Trung bình 0.8-2% Nghèo 4-8

3 Giàu >2% Trung bình 8-14

4 Giàu >14

- Photpho dễ tiêu trong đất có thành phần và sự biến đổi phức tạp. Cây trồng hấp thụ photpho cả ở dạng hòa tan trong dung dịch đất lẫn dạng không hòa tan. Hàm lượng lân dễ tiêu và kali dễ tiêu trong đất được phân cấp như trong bảng 3.23 và bảng 3.24.

Các mẫu đất trong khu vực nghiên cứu có thành phần lân dễ tiêu và kali dễ tiêu lớn hơn rất nhiều lần so với đất giàu lân và đất giàu kali. Thành phần lân dễ tiêu và kali dễ tiêu của Đ2, Đ3, Đ4 lớn hơn rất nhiều so với Đ1 và Đ5, điều đó chứng tỏ rằng đất ở khu vực này bị phú dưỡng ở mức độ trung bình đến nặng. Khi khảo sát chúng tôi thấy rằng, điều này rất phù hợp với thực tế vì nhiều nơi trong khu vực nghiên cứu mặt đất chuyển màu xám đen, lúa canh tác trong khu vực xảy ra tình trạng mất mùa, lúa lốp; nước trong ao, hồ đen, cá chết.

Tóm lại: Môi trường đất trong khu vực làng nghề nấu rượu thuộc thôn Yên Viên đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ chất thải rắn và nước thải thải ra trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt và việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đây là những nguyên nhân cơ bản đối với môi trường đất của xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 71 - 77)