Nhiễm môi trường và an toàn đối với khách du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 68 - 71)

Ngoài hạn chế về nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch đã nói ở trên thì du lịch Nha Trang – Khánh Hòa còn một số vấn đề còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến phát triển thị trường khách du lịch Nga đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và những bất cập trong an toàn đối với du khách trong thời gian qua. Đầu tiên, đó là tình trạng xả rác thải ra vịnh Nha Trang hiện nay gây nên hình ảnh xấu trong mắt những khách du lịch.

Được đầu tư hơn 93 triệu USD để cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang – Khánh Hòa, quan trọng nhất là hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi ra biển. Tuy nhiên, hiện dự án chỉ giải quyết được một phần nhỏ ở khu trung tâm và phía nam thành phố. Trong khi đó, ở phía bắc thành phố các cống nước thải đen ngòm vẫn chạy thẳng ra biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng vịnh Nha Trang. Nước thải sinh hoạt của người dân, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở sản xuất tại TP Nha Trang đều xả thẳng ra biển mà không qua bất

kỳ một khâu xử lý nào nên ô nhiễm ngày càng nặng. Theo Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Khánh Hòa thì Nha Trang có tổng cộng 11 cửa xả nước thải, trong đó 3 cửa xả thẳng ra biển, 5 cửa ra sông Cái và 3 cửa ra sông Quán Trường.

Dọc đường biển Phạm Văn Đồng cũng như đường Trần Phú có thể thấy những cống xả nước thải chạy thẳng ra biển. Bên cạnh việc xả nước thải sinh hoạt ra biển thì hệ thống xử lý rác thải từ các tàu thuyền của các tour du lịch biển đảo cũng chưa được đầu tư mà chủ yếu là xả thẳng xuống biển. Trong thời gian qua có 205 tàu du lịch không có nhà vệ sinh lắp khoang chứa đang hoạt động trên vịnh Nha Trang.

Theo số liệu vừa được Ban Quản lý khu bảo tồn vịnh Nha Trang công bố, mỗi ngày vịnh này nhận khoảng 10 tấn rác thải của hơn 2.000 người dân sống trên các đảo, 6.000 lồng nuôi thủy sản và tàu thuyền đánh cá, du lịch.

Theo tờ báo Lao động đưa tin có trích lời của ông Trương Kỉnh – giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết tình trạng nhiễm bẩn vi sinh, nồng độ muối dinh dưỡng, sắt.. tăng cao bao trùm khắp vịnh Nha Trang, tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo gây hại phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các rạn san hô, làm mất cân bằng sinh thái biển.

Được biết, từ năm 2004 UBND tỉnh Khánh Hòa ra quy định “tàu chở khách du lịch ra vào các khu bảo tồn biển phải có phòng vệ sinh với két kín chứa và xử lý bằng công nghệ vi sinh” nhưng đến nay vẫn chưa mấy khả quan. Năm 2006, dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang được triển khai. Ban đầu dự án có tổng mức đầu tư 77 triệu USD, phần lớn là vốn ODA trong đó hạng mục quan trọng nhất là xây dựng hệ thống thu gom nước thải toàn TP để xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, do giá cả

vật tư gia tăng nên vốn dự án tăng lên 93,6 triệu USD và quy mô dự án bị thu hẹp bớt. Cho đến nay dự án mới cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 với tổng vốn đã giải ngân khoảng 16 triệu USD còn giai đoạn chính là xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải thì chưa xong các thủ tục cần thiết để tổ chức đấu thầu trong khi thời hạn kết thúc dự án là năm 2014.

Thứ hai, vấn đề còn tồn đọng tiếp theo đó là an toàn cho du khách tại điểm du lịch. Theo công an TP.Nha Trang, từ tháng 12.2011 đến tháng 10.2012 đã có 14 vụ cướp giật tài sản nhằm vào du khách nước ngoài. Gần đây nhất là việc khách Nga khi dạo tại đường Pasteur đoạn công viên Yến Phi thì bị cướp túi xách và bị đâm vào tay khi đuổi theo giành lại.

Trước đó, một số du khách Nga đã phản ánh họ bị cướp giật tài sản khi đi du lịch tại Nha Trang. Trước vấn đề này, Tổng lãnh sự quán Liên Bang Nga tại TP.HCM đã có công hàm gửi tới Sở Ngoại vụ Khánh Hòa, đề nghị các ngành chức năng có những biện pháp can thiệp đảm bảo an ninh cho du khách Nga khi đến Nha Trang du lịch, nghỉ dưỡng.

Như vậy có thể thấy, tuy những tình trạng trên không phổ biến nhưng cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của du khách khi đến Nha Trang, đặc biệt hiện nay nguồn khách Nga đang có tiềm năng rất lớn đối với Nha Trang, chính vì vậy mà các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA.

3.1 Xu hướng phát triển thị trường khách và định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 68 - 71)