Các yếu tố tiềm năng cho sự phát triển thị trường khách Nga

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 52)

2.3.1 Tiềm năng bên trong của Khánh Hòa

2.3.1.1 Kinh tế – văn hóa – xã hội

Nền kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2012 đi qua, mặc dù bị tác động bất lợi do suy thoái kinh tế, song tình hình kinh tế - xã hội của Khánh Hòa vẫn tiếp tục phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Khánh Hòa tăng 8,5% so với năm 2011 và tăng cao hơn GDP của cả nước (GDP cả nước tăng 5,2%). Từ cơ sở thực tiễn và tiềm năng, lợi thế sẵn có, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 xác

định cơ cấu kinh tế tỉnh nhà sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ, du lịch; công nghiệp, xây dựng; nông, lâm , thủy sản. Theo đó, tỷ trọng dịch vụ, du lịch và công nghiệp, xây dựng cùng chiếm 45,5% GDP; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9% GDP.

Bảng 2.6: Cơ cấu các ngành kinh tế trọng điểm tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 – 2012

Đơn vị: %

Ngành 2009 2010 2011 2012

Dịch vụ - du lịch 43,32 44,19 45,09 41,6

Công nghiệp - xây dựng

41,71 42,23 42,22 46,3

Nông - lâm - thủy sản 14,97 13,58 12,69 12,1

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Khánh Hòa (2012) Như vậy, có thể thấy tỷ trọng của dịch vụ - du lịch và công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế trọng điểm của Khánh Hòa. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ - du lịch năm 2012 đã giảm so với các năm trước. Ở đây, nguyên nhân khiến giá trị sản xuất dịch vụ, du lịch có phần giảm là do giá trị một số ngành từ kinh tế dịch vụ đã chuyển sang công nghiệp xây dựng như hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, xây dựng nhà ở hộ gia đình. Tuy nhiên, năm 2013 được kỳ vọng tỉnh Khánh Hòa sẽ gặt hái được nhiều kết quả hơn những năm trước, đặt biệt là du lịch của tỉnh nhà. Năm 2013, tỉnh Khánh Hòa diễn ra một số sự kiện du lịch, văn hóa thể thao có quy mô lớn. Đó là Hội chợ quốc tế du lịch biển Việt Nam 2013, Festival biển, Festival du

thuyền quốc tế 2013, Đại hội Thể dục Thể thao Khánh Hòa lần thứ 7 và chuẩn bị các điều kiện đăng cai Đại hội Châu Á 2016.

Khánh Hòa có 3 vùng kinh tế trọng điểm đó chính là Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong, đây cũng là 3 vịnh biển đẹp của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch. Chính vì vậy mà theo quy hoạch được phê duyệt ở các vùng kinh tế trọng điểm, số lượng dự án phát triển du lịch khá lớn trong đó tập trung ở Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh và Khu kinh tế Vân Phong, trong đó Khu Bãi Dài có 31 dự án được UBND tỉnh cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng. Một số dự án nằm trong Vịnh Nha Trang đã và đang phát huy hiệu quả cao, trong đó phải kể đến dự án Khu du lịch Vinpearl land, Khu du lịch Hòn Tằm, khu đô thị An Viên và một số dự án đang hoàn tất như Khu du lịch Hòn Một, Khu du lịch Hòn Thị, khu đô thị Vennesia và một số dự án dọc đường Trần Phú…

Khánh Hòa đang bước vào năm 2013 với những mục tiêu mới trên con đường phát triển hội nhập quốc tế.

+ Văn hóa – xã hội:

Tình hình văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh luôn phát triển ổn định. Khánh Hòa luôn chú trọng triển khai công tác phát triển xã hội như giáo dục, y tế, lao động… để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Ngoài tiềm năng về kinh tế, Khánh Hòa còn có bề dày lich sử, văn hóa. Khánh Hòa có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu truyền lâu đời, đặc biệt là văn hóa của dân tộc Chăm với nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét kiến trúc cổ của người Champa xưa. Điển hình như Tháp bà Ponagar, Am chúa, bia Võ Canh có niên đại khoảng thế kỷ III – VI sau Công nguyên, Thành Hời…

Ngoài ra, nơi đây còn có những lễ hội truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đó là: Lễ hội cầu ngư, Lễ bỏ mả của người Raglai, Lễ hội Tháp Bà Pongagar.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa luôn chú trọng đảm bảo sự ổn định và giữ gìn an ninh trật tự xã hội chính vì vậy mà cuộc sống nơi đây tương đối yên bình. Con người Khánh Hòa cũng rất chân thành, cần cù, giản dị và hiếu khách, điều đó để để lại ấn tượng tốt đẹp cho những ai đã đặt chân đến mảnh đất này.

Các yếu tố về văn hóa – xã hội cũng đã hấp dẫn được lượng lớn khách du lịch trong nước và đặc biệt là du khách quốc tế đến đây để tham quan và tìm hiểu những nét đặc sắc tại Khánh Hòa. Việc tập trung phát triển xã hội và duy trì, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tránh việc mai một theo thời gian luôn được chú trọng và thực hiện song hành cùng nhau.

2.3.1.2 Tài nguyên du lịch

Khánh Hòa được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, vì vậy mà hằng năm đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến đây du lịch.

Đầu tiên, phải nói đến tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên. Khánh Hòa có thế mạnh về tài nguyên du lịch biển đảo, với bãi biển dài và nhiều hòn đảo đẹp đã tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch biển đảo. Nơi đây có nhiều vịnh biển đẹp như Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh, đặc biệt là Vịnh Nha Trang – trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó còn có nhiều đảo khu du lịch nổi tiếng như: Hòn Mun, Hòn Nhị, Hòn Tằm, Đầm Nha Phu, Suối Hoa Lan, Thác Yang Bay và các khu tắm bùn hay suối khoáng nóng… Với nhiều kỳ quan thiên nhiên cùng khí hậu ôn hòa và bãi biển đẹp có thể phát

triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội nghị, du lịch sinh thái, giải trí cấp cao.

Tiếp theo, đó là tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Khánh Hòa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và đặc sắc với nhiều công trình kiến trúc lịch sử như Tháp Bà Ponagar, Viện Hải dương học, Chợ Đầm, Di tích Am Chúa…Hệ thống các khu di tích này thích hợp cho các hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách. Bên cạnh đó, còn có nhiều lễ hội dân gian như: Lễ hội Ngư ông, lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa… được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử, văn hóa và là yếu tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh hướng về cội nguồn.

Ngoài ra, Khánh Hòa còn là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế. Đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch và tạo động lực cho phát triển du lịch.

2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển ngành dịch vụ - du lịch của tỉnh thì cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Hiện nay, có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Khánh Hòa ngày càng phát triển với hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cùng các công trình đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho du lịch.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về quy mô, số lượng của các cơ sở, dịch vụ lưu trú, hệ thống giao thông đã được tỉnh Khánh Hòa đầu tư nâng cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch địa phương, cụ thể như nâng cấp sân bay Cam Ranh lên thành sân bay quốc tế; tuyến đường sắt qua Nha Trang để vận chuyển khách du lịch và một số cảng biển phục vụ nhu cầu đón khách. Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước; hệ thống truyền tải

điện, thông tin liên lạc; hệ thống các dịch vụ tài chính, ngân hàng luôn được tỉnh đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Lợi thế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch Khánh Hòa. Khánh Hòa nằm trên tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có nhiều cảng biển quan trọng và đường hàng không quốc tế với sân bay Cam Ranh. Bên cạnh đó, với sự góp mặt của nhiều công ty, tập đoàn du lịch lớn trên thế giới như: Sheraton, Novotel, Vinpearl, Ana Mandara… cùng với các trung tâm vui chơi giải trí và mua sắm được đầu tư xây dựng tại Nha Trang – Khánh Hòa.

Sự ra đời của các khách sạn, resort cao cấp đã góp phần tăng chất lượng dịch vụ du lịch. Không ngẫu nhiên mà các chuyên gia du lịch nhận định Nha Trang – Khánh Hòa hội tụ đủ điều kiện để có thể trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế. Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được nhiều dự án đầu tư du lịch, nhờ đó cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ du lịch phát triển nhanh chóng. Hiện trên địa bàn Khánh Hòa có 148 dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 141.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều khu du lịch giải trí đã đi vào hoạt động và trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như Vinpearl land, Dimonbay… Giờ đây, Nha Trang – Khánh Hòa là một trong những trung tâm có nhiều cơ sở lưu trú ven biển chất lượng cao với những khách sạn 4 sao trở lên, đặc biệt là nhóm 5 sao như Sheraton Nha Trang, Ninh Vân Bay, Evason Hideway at Ana Mandara, Vinpearl luxury, Ana Mandara, Sunrise…

Cuối năm 2009, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2020. Dự kiến, kinh phí phát triển hạ tầng du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu đầu

tư. Dự kiến, từ năm 2011 – 2015 nhu cầu vốn 8.500 tỷ đồng, trong đó 20% vốn ưu tiên cho phát triển hạ tầng khu du lịch và từ 2016 – 2020 nhu cầu vốn khoảng 10.000 tỷ đồng, tiếp tục dành riêng 20% trong số đó đầu tư phát triển hạ tầng khu du lịch.

Như vậy, có thể thấy cơ sở hạ tầng tại Khánh hòa rất phát triển và chủ yếu tập trung phục vụ phát triển ngành du lịch, thu hút nhiều lượng khách và tăng doanh thu từ dịch vụ - du lịch.

2.3.2 Tiềm năng từ bên ngoài đối với Khánh Hòa

2.3.2.1 Quản lý của nhà nước về du lịch

Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế đã có những bước phát triển nhảy vọt và cơ cấu theo hướng công nghiệp dịch vụ. Đặc biệt, trong 15 năm đổi mới vừa qua các ngành dịch vụ ở nước ta đã có bước phát triển và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Trong cơ cấu các ngành dịch vụ, du lịch ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam đang trên đường hội nhập nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì không thể thiếu vai trò quản lý của nhà nước về du lịch. Thông qua đó Nhà nước sẽ định hướng cho du lịch phát triển về mọi mặt. Cùng với sự ra đời của Tổng cục du lịch năm 1992 hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã được hình thành đồng bộ ở nước ta từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý cơ quan nhà nước về du lịch đã tạo lập môi trường pháp lý về du lịch, xây dựng các chương trình phát triển du lịch quy mô toàn quốc đến địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa đưa ra chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành từ trung ương cho đến địa phương.

Nhiều đề án được đưa ra trong chiến lược trong đó có phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020. Đề án này tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho du lịch biển đảo Việt Nam nói chung và biển đảo Khánh Hòa nói riêng. Thực hiện chương trình công tác năm 2012, ngày 30-11-2012 Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Khánh Hòa về đề án “Phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, theo đó chủ trương phấn đấu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân, là trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Để thực hiện tốt những phương hướng và mục tiêu đề ra về phát triển du lịch, Khánh Hòa thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển theo hướng đô thị hóa với cơ sở hạ tầng văn minh, hiện đại, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, việc quan tâm đến sự phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước đã định hướng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cũng như cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng ngày càng gặt hái được nhiều thành quả, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

2.3.2.2 Hợp tác song phương về du lịch của hai nước Việt – Nga

Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Liên Bang Nga và Việt Nam ngày càng mở rộng. Liên Bang Nga và Việt Nam là hai nước đã có mối liên hệ lâu đời và gắn bó. Trong những năm gần đây, hợp tác về du lịch giữa Việt Nam –

Nga ngày càng được quan tâm. Nhờ đó, các chương trình quảng bá được thực hiện nhiều hơn, các đường bay từ các thành phố lớn của Nga đến Việt Nam cũng được tăng cường.

Hợp tác về du lịch giữa hai nước Nga – Việt được mở rộng do vậy ngày càng có nhiều hợp tác về du lịch và văn hóa. Đó là các tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Liên Bang Nga, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh và giới thiệu cho người Nga biết đến Việt Nam.

Ngoài ra, Nga còn thường xuyên tổ chức các hội chợ quốc tế về du lịch. Khoảng 20 công ty du lịch của Việt Nam tham gia hội chợ du lịch quốc tế lần thứ 17 khai mạc ngày 21-9-2011 tại Matxcova (Nga), nhằm quảng bá hình ảnh và tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường du lịch.

Bên cạnh đó, lễ hội Du lịch – Văn hóa Việt Nam tại Nga diễn ra tại thành phố Vladivostok từ ngày 10 đến 13/7/2012. Tại lễ hội diễn ra các chương trình nghệ thuật, hội thảo du lịch, chương trình quảng bá cho khẩu hiệu du lịch mới của Việt Nam, triễn lãm ảnh về phong cảnh, đất nước con người Việt Nam với chủ đề “Vẻ đẹp bất tận”. Trong khuôn khổ chương trình lễ hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh có cuộc gặp gỡ và làm việc song phương, chuẩn bị cho các hoạt động hợp tác giao lưu trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch.

Cũng trong năm 2012 đã diễn ra một hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế trong lưu học sinh Việt Nam và các nước tại Liên Bang Nga đó là “Tuần lễ Châu Á” đã diễn ra từ ngày 11 đến 14/12/2012.

Đặc biệt, cuối tháng 3/2013 vừa qua, Việt Nam đã tham gia hội chợ Du

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường khách du lịch Nga tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)