Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 35)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và tƣơng đối để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

Chênh lệch tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc

- Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối: Là tỷ số phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng

x 100 ROA (%) =

ROE (%) =

(2.2)

20

trƣởng.

- Phƣơng pháp hạch toán kế toán: Hằng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp sau đó ghi sổ chi tiết theo từng tài khoản hoặc mặt hàng theo đúng quy định. Cuối kỳ kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

(2.7) X

=

Chỉ tiêu kỳ gốc

21 CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI. Tên giao dịch đối ngoại: UTXI AQUATIC PRODUCTS PROCESSING CORPORATION. Vốn điều lệ: 295.000.000.000 đồng. Điện thoại: (84-079) 3852676 – 3852952. Fax: (84-079) 3852952 – 3852670. Website: www.utxi.com.vn. Email: utxi@hcm.vnn.vn.

Trụ sở: Số 24, đƣờng 934, ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 2200203836 do Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 15 tháng 6 năm 2006, cấp thay đổi lần thứ 15 ngày 27 tháng 08 năm 2013.

Tiền thân Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi là doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động chính trong lĩnh vực mua bán tôm nguyên liệu cho các nhà máy thủy sản trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng.

Năm 2002, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Út Xi chính thức đi vào hoạt động với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

Ngày 15/06/2006, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Út Xi chính thức chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi theo Giấy đăng ký kinh doanh số 5903000042 do Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 15/06/2006.

Là thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi là đơn vị đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sản xuất theo mô hình khép kín từ nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh.

22 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

- Nuôi trồng, chế biến và mua bán thủy sản; nuôi trồng, sản xuất và mua bán con giống thủy sản các loại.

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho chứa hàng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. - Cho thuê xe có động cơ (xe đông lạnh). - Chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty: NOBASHI, tôm tƣơi, tôm xiên que, tôm phối trộn, tôm tẩm bột, tôm hấp chính.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp 3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh của Công ty

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(PT. Kế toán – Kinh doanh – IT và đảm bảo chất lượng (PT. Tổ chức – KSNB –

Kỹ thuật cơ điện và nguyên liệu) (PT. Sản xuất – Kho lạnh và

đầu tư nuôi trồng)

Phòng Tổ chức Hành chánh

XN kho vận Hoàng Nhã

XN CBTS Hoàng Phƣơng Phòng Kế toán tài vụ

Phòng Đầu Tƣ nuôi trồng Chỉ đạo thu mua nguyên liệu XN CBTS Hoàng Phong

Phòng Kỹ thuật cơ điện

Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Kinh doanh XNK

Phòng Đảm bảo chất lƣợng

Phòng I.T Phó Tổng Giám Đốc

TỔNG GIÁM ĐỐC

23

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

- Giám đốc:Giám đốc của Công ty đƣợc tổ chức điều hành theo chế độ một thủ trƣởng. Ban giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp trƣớc pháp luật mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc: là ngƣời trực thuộc dƣới quyền giám đốc, là nguời cộng tác đắc lực và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về lĩnh vực đƣợc giao. Giúp giám đốc quản lý toàn bộ hàng hoá, tài sản, vốn của công ty.

- Phòng tổ chức hành chánh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty có chức năng làm công tác tổ chức lao động tiền lƣơng, bảo vệ hành chính, quản lý nhân sự, văn thƣ, bảo hiểm y tế và trọng tâm hơn hết là sự tuyển mộ nhân viên, điều động cán bộ nhân viên trong nội bộ, thi hành kỷ luật khen thƣởng và các định mức về tiền lƣơng cũng nhƣ đề bạt cán bộ.

- Phòng kế toán tài vụ: chấp hành các nguyên tắc quản lý và tổng hợp báo cáo cấp trên, cụ thể là: Theo dõi phản ánh chính xác các hoạt động có liên quan đến nguồn vốn của Công ty theo chế độ hiện hành. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên. Thực hiện đúng chế độ nộp ngân sách theo qui định của nhà nƣớc.

- Phòng kiểm soát nội bộ: Tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong việc xây dựng, thực hiện các quy chế, quy trình của Công ty. Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động đầu tƣ tài chính, cho vay và thực hiện công tác kiểm soát nội bộ của Công ty. - Phòng kinh doanh XNK: trên cơ sở ký kết hợp đồng giao dịch với khách hàng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty, chức năng của phòng là xây dựng và thực hiện lập kế hoạch mua bán hàng hoá, thống kê phân tích của hoạt động kinh tế, tiếp thị và điều hành kinh doanh. Cụ thể là, việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tiến hành hoạt động thƣờng xuyên báo cáo giám đốc để có những quyết định kịp thời. Đồng thời, phòng kinh doanh còn đi đầu trong chiến lƣợc giá để thu hút khối lƣợng hàng hoá mua vào hay đẩy mạnh khối lƣợng hàng hoá bán ra.

- Phòng kỹ thuật cơ điện: là bộ phận giúp việc cho Ban giám đốc quản lý và kiểm soát điều hành toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất của Công ty.

- Phòng Đảm bảo chất lƣợng: là bộ phận giúp việc cho Ban giám đốc trong việc quản lý tiêu chuẩn và chất lƣợng sản phẩm; kiểm tra nghiệm thu sản phẩm trong toàn Công ty.

24

- Phòng Đầu Tƣ nuôi trồng: theo dõi quản lý, xây dựng các ao nuôi thí điểm; phục vụ cho việc áp dụng các tiêu chuẩn GAP cho vùng nuôi.

- Phòng I.T: Xây dựng và giám sát các định mức, sử dụng nguyên vật liệu, các thông số thiết bị trong quá trình sản xuất và đầu tƣ để đổi mới công nghệ.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: Phòng kế toán Công ty

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên.

- Kế toán hàng hóa: theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa, thành phẩm và chi phí bán hàng.

- Kế toán tiền lƣơng: thực hiện tính toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho toàn thể công nhân viên công ty Theo dõi bậc lƣơng công nhân viên và lập báo cáo thống kê theo quy định. - Kế toán ngân hàng: theo dõi đối chiếu có phát sinh và số dƣ trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng.

- Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán Kế toán trƣởng Kế toán tiền lƣơng Kế toán hàng hóa Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp

25

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng việt nam (VNĐ). Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tƣ văn bản hƣớng dẫn bổ sung.

3.4.2.2 Hình thức kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán Sổ nhật ký chung.

Nguồn: Nguyên lý kế toán, Trần Quốc Dũng, 2009

Trình tự ghi sổ

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã đƣợc kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời

Ghi chú:

: Ghi cuối ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3 Trình tự ghi chép sổ sách theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt

26

với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặt biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặt biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,…ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặt biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặt biệt (nếu có).

(2) Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký dặt biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặt biệt) cùng kỳ.

3.4.3 Phƣơng pháp kế toán

Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: tính khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho.

- Sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để theo dõi hàng tồn kho. - Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

+ Đối với thành phẩm: Công ty áp dụng phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho dựa trên tỷ lệ giá bán thực tế.

+ Đối với nguyên liệu, công cụ dụng cụ Công ty áp dụng tính giá trị hàng tồn kho theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc.

Phƣơng pháp tính thuế GTGT: tính và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.

3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

3.5.1 Sơ lƣợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm (2011 – 2013) 2013)

27

Trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Các Công ty luôn đặt ra kế hoạch để làm sao đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa với mức chi phí hợp lý không phải là đều đơn giản mà trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty phải luôn đối mặt với những thuận lợi khó khăn của nền kinh tế thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ giá cả nguyên vật liệu đầu vào, sự cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế và những yếu tố khác làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Trong quá trình hoạt đông Công ty Cổ phần CBTS Út Xi đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, để thấy rõ hơn kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua biến động nhƣ thế nào ta xem xét bảng số liệu 3.1 cụ thể về các khoản mục hoạt động của Công ty qua 3 năm (2011 -2013) nhƣ sau:

Qua bảng số liệu trang 28 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua 3 năm. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 4.324.266 ngàn đồng ứng với tỷ lệ tăng 0,30% so với năm 2011, năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao nhất đạt 1.730.212.047 ngàn đồng tăng 21,21% tƣơng ứng với mức tăng 302.776.091 ngàn đồng so với năm 2012. Có sự tăng nhƣ vậy là do cùng toàn thể CBCNV, ban lãnh đạo Công ty đã linh hoạt và chỉ đạo tốt trong từng thời điểm khó khăn của thị trƣờng thế giới.

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Công ty. Chi phí giá vốn năm 2012 giảm 13.548.845 ngàn đồng ứng với tỷ lệ giảm 1,07% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012 tăng 304.559.870 ngàn đồng ứng với tốc độ tăng 24,31%. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng, theo đó là do thị trƣờng thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng nên giá vốn hàng bán tăng. Ngoài chi phí giá vốn hàng bán Công ty còn chi tiêu cho việc bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

28

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2011 - 2013)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu BH & CCDV 1.443.548.357 1.450.279.019 1.755.677.624 6.730.662 0,47 305.398.605 21,06 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 20.436.667 22.483.063 25.465.577 2.046.396 0,10 2.982.514 13,27 3 Doanh thu thuần về BH & CCDV 1.423.111.690 1.427.435.956 1.730.212.047 4.324.266 0,30 302.776.091 21,21 4 Giá vốn hàng bán 1.266.605.422 1.253.056.577 1.557.616.447 (13.548.845) (1,07) 304.559.870 24,31 5 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 156.506.268 174.379.379 172.595.600 17.873.111 11,42 (1.783.779) (1,02) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 51.190.224 21.850.361 18.070.021 (29.339.863) (57,32) (3.780.340) (17,30) 7 Chi phí tài chính 135.232.633 120.016.630 100.853.757 (15.216.003) (11,25) (19.162.873) (15,97) - Trong đó: Chi phí lãi vay 111.010.297 118.257.315 79.302.794 7.247.018 6,53 (38.954.521) (32,94)

8 Chi phi bán hàng 53.674.546 58.262.771 67.524.494 4.588.225 8,55 9.261.723 15,90

9 Chi phí QLDN 13.049.208 12.282.431 10.302.226 (766.777) (5,88) (1.980.205) (16,12)

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 5.740.105 5.667.908 11.985.144 (72.197) (1,26) 6.317.236 111,46

11 Thu nhập khác 2.974.744 17.776.967 2.182.447 14.802.223 497,60 (15.594.520 (87,72)

12 Chi phí khác 62.791 17.546.786 3.120.615 17.483.995 27.845,75 (14.426.171) (82,22)

13 Lợi nhuận khác 3.911.953 230.181 (938.168) (2.681.772) (92,10) (1.168.349) (507,58)

14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 8.652.058 5.898.089 11.046.976 (2.753.969) (31,83) (5.148.887) 87,30 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 270.402 1.162.581 2.387.985 892.179 329,95 1.225.404 105,40 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 530.188 (534.444) 34.144 (1.064.632) (200,80) 568.588 106,39 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.851.468 5.269.952 8.624.847 (2.581.516) (32,88) 3.354.895 63,66

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,266 0,179 0,29 (0,087) (32,71) 0,111 62,01

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)