Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 80)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.4.2Nguyên nhân khách quan

a) Giá bán

Giá bán tôm phụ thuộc vào giá nguyên liệu tôm đầu vào, vì thiếu hụt nguyên liệu do mất mùa trên diện rộng cùng với việc thƣơng lái Trung Quốc vào Việt Nam thu mua nguyên liệu nên nguyên liệu trong nƣớc thiếu hụt trầm trọng dẫn đến giá nguyên liệu trong nƣớc tăng. Vì vậy giá tôm không ổn định biến động liên tục. Do đó, công ty khó có thể dự đoán giá tôm. Ngoài ra, Công ty hoạt động xuất khẩu nên cũng chịu ảnh hƣởng của giá trên thị trƣờng thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty.

b) Đối thủ cạnh tranh

Hầu hết, các doanh nghiệp thủy sản tập trung xuất khẩu vào các thị trƣờng chủ lực nhƣ Mỹ, Nhật, EU vì vậy sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Một số Công ty cùng ngành nhƣ: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng - Stapimex, Công ty Thủy sản Quốc Việt,... Đó là những Công ty có giá trị xuất khẩu lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu. Điều đó cho thấy Công ty muốn phát triển, đứng vững trên thị trƣờng thì Công ty phải có kế hoạch kinh doanh lâu dài, phù hợp với từng giai đoạn. Do đó, cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Công ty cần tìm hiểu

65

thông tin cũng nhƣ các chính sách của đối thủ cạnh tranh để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

4.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu sinh lợi

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận càng nhiều thì Công ty hoạt động càng hiệu quả và ngƣợc lại. Nhƣng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm lợi nhuận thì chƣa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của Công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện đƣợc, với tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Vì vậy, các nhà quản lý thƣờng phân tích khả năng sinh lời để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của Công ty, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Bảng 4.8: Tỷ số sinh lời của Công ty quý 1 (2012 - 2014)

Nguồn: Phòng kế toán Công ty

4.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn bảng 4.8 ta thấy, ROS quý 1 năm 2012 đạt 0,27% tức 100 đồng doanh thu tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận, sang quý 1 năm 2013 tỷ suất này tăng 0,37%. Tỷ suất này cho thấy quý 1 năm 2013 Công ty hoạt động hiệu quả hơn quý 1 năm 2012 vì quý 1 năm 2012 doanh thu thuần của Công ty cao hơn quý 1 năm 2013 nhƣng lại tạo ra lợi nhuận tƣơng đƣơng với quý 1 năm 2013. Đến quý 1 năm 2014 tỷ suất này giảm nhẹ còn 0,36%, tức 100 đồng doanh thu thuần quý 1 năm 2014 chỉ tạo ra 0,36 đồng lợi nhuận, giảm so với quý 1 năm

Chỉ tiêu ĐVT Quý 1/2012 Quý 1/2013 Quý 1/2014

LN sau thuế (1) 1.000 đồng 669.694 634.360 1.592.569

Doanh thu thuần (2) 1.000 đồng 250.571.019 169.923.601 447.782.814 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) 1.000 đồng 354.858.365 358.411.375 366.988.331 Tổng tài sản bình quân (4) 1.000 đồng 1.633.571.853 1.435.786.294 1.393.792.468 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên

doanh thu (ROS) (1)/(2) % 0,27 0,37 0,36

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên

vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 0,19 0,18 0,43

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên

66

2013. Doanh thu thuần rất cao nhƣng tạo ra lợi nhuận thấp nên tỷ suất này giảm nhẹ. Tỷ suất này vẫn còn thấp, Công ty cần có biện pháp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng của tỷ suất này để tạo lợi nhuận tốt hơn trong tƣơng lai.

4.2.4.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ quan tâm vì nó cho biết 100 đồng vốn bỏ ra đầu tƣ thì họ sẽ nhận đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 4.8 ta thấy, Tỷ suất này giảm nhẹ quý 1 năm 2013 sang quý 1 năm 2014 tăng đáng kể. Quý 1 năm 2012 là 0,19%, năm 2013 là 0,18% và quý 1 năm 2014 là 0,43%. Nhìn chung tỷ suất này còn thấp (<1%) cho thấy Công ty sử dụng vốn chƣa hiệu quả từ đó sẽ ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào Công ty của các nhà đầu tƣ. Vì vậy Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn.

4.2.4.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết khả năng sinh lời của tài sản đƣợc đầu tƣ, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể, tỷ suất này quý 1 (2012 - 2013) ổn định đạt 0,04%. Sang quý 1 năm 2014 tỷ suất này đạt 0,11% tăng nhanh so với quý 1 năm 2013, tức 100 đồng tài sản bỏ ra mang lại cho Công ty 0,11 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng.

* Tóm lại: Nhìn chung tỷ suất sinh lời của Công ty còn thấp, Công ty cần có biện pháp để nâng cao các tỷ suất này, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), vì các tỷ suất này cho biết lợi ích mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Công ty, sử dụng tốt nguồn vốn, tài sản của Công ty đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận từ đó sẽ nâng cao đƣợc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).

67

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CBTS ÚT XI 5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán

Công ty tuân thủ đúng qui định và chuẩn mực kế toán theo quyết định số 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2016.

Công ty thƣờng xuyên cập nhật chế độ kế toán Việt Nam theo đúng qui định của Bộ Tài chính.

5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán

Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tại Công ty áp dụng đầy đủ theo qui định của Bộ Tài chính.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi chép đầy đủ trên sổ sách kế toán Công ty thông qua phần mềm quản lý hệ thống quản lý ERP - LEMON3. - Trên mỗi chứng từ đều có đầy đủ nội dung, rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý. Tuy nhiên có một vài chứng từ chƣa ghi đầy đủ thông tin hoặc ký tên nhƣng không ghi rõ họ tên ví dụ nhƣ một chứng từ:

+ Trên phiếu xuất kho không có đơn giá xuất kho. Nhƣ vậy sẽ khó khăn cho việc ghi nhận giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm.

+ Phiếu xuất kho số XK/012014 (phụ lục 1.2) bảo vệ ký tên nhƣng không ghi rõ họ tên.

+ Hóa đơn GTGT số 0001055 (phụ lục 1.1) nội dung họ tên ngƣời mua hàng và số tài khoản chƣa ghi đầy đủ thông tin.

Không sử dụng một số phƣơng pháp kế toán nhƣ phƣơng pháp bình quân gia quyền hoặc phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc để tính giá trị hàng tồn kho thành phẩm mà áp dụng theo tỷ lệ giá bán thực tế.

Tuy những nhận xét nêu trên không ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣng nó làm giảm đi tính đầy đủ của chứng từ.

68

- Sổ sách: Công ty lên sổ nhật ký chung, sổ cái kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

5.1.2 Nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu chủ yếu của Công ty là từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ kết quả phân tích trên ta thấy doanh thu biến động đáng kể qua quý 1 của các năm (2012 - 2014). Cụ thể là giảm trong quý 1 năm 2013 và tăng mạnh trong quý 1 năm 2014. Nguyên nhân là trong quý 1 năm 2013 còn chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2012, các nƣớc Mỹ, Nhật, EU đặt ra nhiều rào cản thƣơng mại đã ảnh hƣởng lớn đến quá trình thụ, số lƣợng hợp đồng bị giảm đi. Chính vì vậy đã làm doanh thu của Công ty giảm. Sang quý 1 năm 2014 nền kinh tế thế giới ổn định và nhu cầu thực phẩm thủy sản trên thị trƣờng quốc tế tăng lên, cùng với uy tín hoạt động nhiều năm trên thị trƣờng xuất khẩu nên Công ty có thêm hợp đồng làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Cùng với doanh thu là chi phí, chi phí tăng giảm không đều qua các năm, giảm trong quý 1 năm 2013 và tăng mạnh trong quý 1 năm 2014. Tốc độ tăng của chi phí (163,11%) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu (163,52%). Điều đó cho thấy công ty quản lý chi phí khá tốt trong quý 1 năm 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí trong quý 1 năm 2014 còn cao, Công ty cần có những chính sách, chiến lƣợc sử dụng chi phí hợp lý hơn. Bên cạnh đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể làm cho tổng chi phí tăng cao.

Lợi nhuận của Công ty biến động qua các năm, chịu ảnh hƣởng từ các nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán. Cụ thể là quý 1 năm 2013 giảm nhẹ (5,28%) và tăng mạnh vào quý 1 năm 2014 (151,05%). Điều này cho thấy quý 1 năm 2013, Công ty hoạt động không hiệu quả nhƣng sang quý 1 năm 2014 Công ty hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là cơ sở để Công ty tồn tại và phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Ngoài ra Công ty có những hạn chế nhƣ:

Doanh thu chủ yếu của Công ty là từ việc xuất khẩu, phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới và các chính sách thƣơng mại của các nƣớc trên thế giới. Nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt trầm trọng, tạo ra thị trƣờng cạnh tranh giá thu mua để đáp ứng các đơn đặt hàng nhằm giữ chân khách hàng.

69

Công ty vay của các tổ chức tín dụng, bổ sung nguồn tài chính để thu mua nguyên vật liệu đầu vào từ đó làm giá vốn tăng lên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty.

5.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Kiểm tra chứng từ xem có đầy đủ thông tin, chữ ký mỗi khi lƣu trữ để tránh trƣờng hợp khi có rủi ro xảy ra đổ trách nhiệm cho nhau.

Vì phần lớn nợ phải thu của Công ty là từ khách hàng xuất khẩu nên Công ty cũng cần có kế hoạch đòi nợ cụ thể nhƣ thỏa thuận thời hạn thanh toán, có những chiến lƣợc chiết khấu thƣơng mại khích lệ khách hàng thanh toán trƣớc thời hạn thanh toán.

5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.3.1 Giải pháp về chi phí 5.3.1 Giải pháp về chi phí

Công ty luôn giữ mối quan hệ và thiết lập lại thị trƣờng truyền thống vì thị trƣờng này đã hiểu về họ và giảm bớt đƣợc rất nhiều chi phí đàm phán và giới thiệu sản phẩm.

Thƣờng xuyên nắm bắt thông tin thị trƣờng, đặc biệt là thông tin của ngành. Đồng thời nắm rõ giá cả nguyên liệu từ các nhà cung cấp để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cũng nhƣ thỏa thuận với khách hàng.

Tích cực tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới có khả năng cung cấp nguyên liệu với chất lƣợng và số lƣợng ổn định, giá cả hợp lý để Công ty có thêm sự lựa chọn cũng nhƣ giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại. Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân. Mặc dù việc làm này sẽ làm tốn chi phí quản lý nhƣng bù lại công nhân đó sẽ sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu và tạo ra sản phẩm tốt hơn nhƣ mở các lớp tập huấn hoặc tổ chức các cuộc thi tài năng về kỹ thuật nhằm khuyến khích nhân viên sáng tạo để có kỹ thuật mới, hiệu quả phục vụ cho Công ty.

Tuyển dụng nhân viên có kinh nghiêm, trình độ để giảm chi phí đào tạo lại hay có chính sách lƣơng, khen thƣởng những nhân viên có thành tích tốt để giữ chân ngƣời lao động có năng lực và xử phạt đối với những nhân viên vi phạm không chấp hành tốt quy định của Công ty.

Phát động các phong trào thi đua và nâng cao ý thức tiết kiệm trong tất cả các hoạt, nhằm góp phầm giảm giá thành sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

70 5.3.2 Giải pháp doanh thu

Trong thị trƣờng cạnh tranh hiện nay, để tăng cƣờng khả năng kinh doanh, mở rộng thị trƣờng thì sản phẩm của Công ty phải tạo nên thế cạnh tranh, ngoài yếu tố hàng đầu là chất lƣợng thì yếu tố giá cả cũng đƣợc xem là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Chính vì vậy, ngoài viêc tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, mẫu mã đẹp Công ty cũng cần nghiên cứu đƣa ra các biện pháp hợp lý để cắt giảm chi phí không cần thiết để sản phẩm tạo ra có chi phí thấp nhất, từ đó Công ty sẽ có ƣu thế cạnh tranh, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Cần có chính sách thu mua, dự trữ nguyên liệu hợp lý để tránh tình trạng chậm trễ việc sản xuất, giao hàng không đúng hẹn. Vì nhƣ vậy sẽ làm mất uy tín, hình ảnh của Công ty với khách hàng.

Ngoài các thị trƣờng truyền thống nhƣ Nhật, Mỹ, Châu Âu... Công ty cũng cần tìm hiểu thông tin khai thác thị trƣờng mới nhƣ Nga, mở rộng qui mô kinh doanh. Đồng thời cũng nên khai thác thị trƣờng tìm năng trong nƣớc nhƣ nhà hàng, khách sạn, siêu thị.

71

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt thì hoạt động kinh doanh luôn phải đối đầu với những khó khăn. Do đó, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ và trách nhiệm của các nhà quản trị, qua đó giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt đông kinh doanh của Công ty trong một kỳ. Đồng thời đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh kịp thời thích ứng với môi trƣờng kinh doanh. Từ đó, Công ty phát huy hơn nữa những mặt mạnh, những cơ hội Công ty đang có khắc phục những khó khăn, thử thách mà Công ty gặp phải để Công ty hoạt động ngày càng tốt hơn, phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi, dựa trên kiến thức đã học tại trƣờng và tìm hiểu công tác kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty đã đạt một số thành tựu đáng kể, đó là kết quả nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty và là kết quả của công tác quản lý, của công tác tài chính kế toán. Nhìn chung quý 1 năm 2014 Công ty hoạt động có hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2013, Công ty cần duy trì mức tăng trƣởng về lợi nhuận đồng thời phát huy hơn nữa mọi nguồn lực của mình để tăng doanh thu. Bên cạnh đó Công ty nghiên cứu cắt giảm chi phí không hiệu quả để hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Để có thể đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh gay gắt và đối phó với

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 80)