4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong quý I (2012 –
độ tăng 102,09% so với quý 1 năm 2013 trong khi tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng kỳ là 163,52%.
4.2.2.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng biến động nhƣ chi phí bán hàng nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Chi phí quản lý quý 1 năm 2012 là 2.321.455 ngàn đồng đến quý 1 năm 2013 giảm chỉ còn 1.024.977 ngàn đồng, tức giảm 1.296.478 ngàn đồng ứng với tỷ lệ 55,85% so với quý 1 năm 2012. Đến quý 1 năm 2014 chi phí này tăng với tốc độ rất nhanh, tăng 133,62% so với quý 1 năm 2013 tƣơng ứng với số tiền 1.369.605 ngàn đồng. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng Công ty cũng cần chú ý sử dụng chi phí có hiệu quả để góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty.
4.2.2.5 Phân tích chi phí khác
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất thấp và gần nhƣ không có trong cơ cấu chi phí. Thể hiện qua quý 1 (2012 - 2013) chi phí này không có phát sinh. Đến quý 1 năm 2014 phát sinh khoản chi phí khác là 454.058 ngàn đồng tăng 100% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong kỳ Công ty phải chi nhiều khoản cho cán bộ công nhân viên đi học hỏi kinh nghiêm ngoài ra còn có những khoản chi phí bất thƣờng khác nhƣ chi nộp phạt hợp đồng kinh tế, chi hội họp nên làm cho khoản chi này tăng lên.
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong quý I (2012 – 2014) 2014)
Xét về gốc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói khác đi lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trƣớc tiên mà các doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà các nhà quản lý cần phân tích lợi nhuận thƣờng xuyên để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và mục tiêu kinh tế khác.
Có thể nói lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty hoạt động hiệu quả không những là cơ sở để Công ty phát triển bền vững trong tƣơng lai mà còn mang lại lợi ích vô hình nhƣ: uy tín, thƣơng hiệu của Công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trƣờng mà Công ty chiếm đƣợc.
61
Qua bảng phân tích lợi nhuận quý 1 (bảng 4.7) ta thấy, lợi nhuận của Công ty không ổn định và Công ty hoạt động hiệu quả nhất vào quý 1 năm 2014.
* Lợi nhuận gộp
Đây là khoản lợi nhuận sau khi lấy doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán. Nhìn bảng 4.7 ta thấy tốc dộ giảm của lợi nhuận gộp quý 1 năm 2013 tƣơng đối với tốc độ tăng của quý 1 năm 2014. Cụ thể quý 1 năm 2013 lợi nhuận này giảm 35.62% tƣơng ứng số tiền là 16.019.228 ngàn đồng. Có sự giảm nhƣ vậy là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của quý 1 năm 2013 giảm so với quý 1 năm 2012. Nhƣng sang quý 1 năm 2014 thì lợi nhuận này lại tăng 33.79% tƣơng ứng tăng 9.786.496 ngàn đồng so với quý 1 năm 2013. Nguyên nhân là do Công ty ký đƣợc hợp đồng mới từ việc đƣa ra thị trƣờng sản phẩm mới làm doanh thu tăng lên kéo theo lợi nhuận này tăng.
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Đây là lợi nhuận còn lại của lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính sau khi trừ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.
Nhìn bảng 4.7 ta thấy lợi nhuận này biến động mạnh, giảm vào quý 1 năm 2013 nhƣng đến quý 1 năm 2014 lại tăng mạnh. Cụ thể quý 1 năm 2012 lợi nhuận HĐKD đạt 744.105 ngàn đồng, đến quý 1 năm 2013 giảm chỉ còn 665.667 ngàn đồng tức giảm 78.438 ngàn đồng ứng với tỷ lệ 10,54% so với quý 1 năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt động đầu tƣ tài chính bị lỗ, trong quý 1 năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính chỉ đạt 271.721 ngàn đồng trong khi chi phí tài chính là 20.166.313 ngàn đồng, tức lỗ 19.894.592 ngàn đồng. Chi phí cao nhƣ vậy chủ yếu là từ chi phí lãi vay (cụ thể quý 1 năm 2014 chi phí lãi vay là 14.998.037 ngàn đồng), Công ty nên chú trọng hơn về chi phí tài chính để khác phục gia tăng lợi nhuận của Công ty. Đến quý 1 năm 2014 lợi nhuận này tăng mạnh tăng từ 665.667 ngàn đồng lên 2.444.769 ngàn đồng tức tăng 1.779.102 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 267,67% so với quý 1 năm 2013.
62
Bảng 4.7: Phân tích tình hình lợi nhuận quý 1 (2012 -2014)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh quý 1 của Công ty (2012 - 2014)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch (2013/2012) Chênh lệch (2014/2013)
Số tiền % Số tiền % LN gộp về BH&CCDV 44.978.163 28.958.935 38.745.431 (16.019.228) (35,62) 9.786.496 33,79 LN từ HĐTC (30.666.129) (19.894.592) (19.004.559) 10.771.537 0.35 890.033 0.04 LNT từ HĐKD 744.105 665.667 2.444.769 (78.438) (10,54) 1.779.102 267,67 LN khác - 127.273 (454.058) 127.273 100 (581.331) (456,76) LN trƣớc thuế 744.105 792.949 1.990.711 48.844 6.56 1.197.762 151,05
63
* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Nhìn chung qua bảng 4.7 lợi nhuận từ HĐTC quý 1 (2012 - 2014) của Công ty đều bị âm và âm nhiều nhất là quý 1 năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu từ HĐTC rất thấp nhƣng chi phí tài chính lại quá cao, chi phí tài chính cao chủ yếu là do chi phí lãi vay cao. Công ty cần có biện pháp hợp lý trong tài chính để nâng cao lợi nhuận.
* Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là khoản mục phát sinh bất thƣờng, Công ty không kiểm soát đƣợc. Quý 1 năm 2013 lợi nhuận khác đạt 127.273 ngàn đồng tăng 100% so với quý 1 năm 2012. Do quý 1 năm 2012 không phát sinh lợi nhuận khác. Đến quý 1 năm 2014 Công ty không có thu nhập khác nhƣng phải chi cho hoạt động khác là 454.058 ngàn đồng nên quý 1 năm 2014 Công ty bị lỗ cho khoản này chính bằng khoản chi cho chi phí khác là 454.058 ngàn đồng. Công ty nên có chính sách quản lý khoản chi phí khác hợp lý để tránh những tổn thất cho Công ty.
* Lợi nhuận trước thuế
Bƣớc sang năm 2014 nền kinh tế thế giới vƣợt qua khủng hoảng và có sự phát triển, nhất là đối với ngành thủy sản đặc biệt là xuất khẩu tôm, cùng với uy tín của Công ty trong nhiều năm hoạt động nên quý 1 năm 2014 Công ty hoạt động rất hiệu quả. Cụ thể, quý 1 năm 2013 lợi nhuận trƣớc thuế tăng 48.844 ngàn đồng (6,56%) sang quý 1 năm 2014 Công ty nâng lợi nhuận này lên 1.190.711 ngàn đồng, tăng 1.197.762 ngàn đồng ứng với tỷ lệ tăng 151,05% so với quý 1 năm 2013.
Tóm lại, quý 1 năm 2014 Công ty hoạt động hiệu quả mang lại lợi nhuận cao nhất so với cùng kỳ các năm trƣớc (quý 1 năm 2012, 2013). Tuy nhiên qua phân tích ta thấy chi phí lãi vay của Công ty qua quý 1 của các năm còn rất cao. Công ty cần có biện pháp, chính sách cụ thể nhƣ tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng để có thể có những ƣu đãi vay với lãi suất thấp nhằm nâng cao lợi nhuận cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
4.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của Công ty trong quý 1 năm 2014.
4.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
a) Tình hình nguyên liệu
Tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiêu thụ của Công ty. Do dự kiến dƣợc tình hình nguyên liệu chính là tôm sú do mất mùa và sụt giảm gần 60% diện tích ao nuôi tôm sú trong tỉnh chuyển sang nuôi tôm
64
thẻ, Công ty đã có kế hoạch chuyển đổi sang một số loại nguyên liệu khác nhƣ: tôm thẻ, các loại tôm biển, thông qua việc triển khai một số sản phẩm mới theo nguồn nguyên liệu đã chuyển đổi, chào hàng và đã nhận đƣợc hợp đồng mới từ phía khách hàng, trên cơ sở đó, Công ty đã ký hợp đồng với một số đơn vị ở khu vục miền trung cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Vì vậy,tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng Công ty vẫn hoạt động hiệu quả, tăng lợi nhuận trong quý 1 năm 2014.
b) Chất lượng sản phẩm
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã đạt đƣợc các chứng nhận về chất lƣợng nhƣ: ISO 9001:2000; ISO 14001:2004; BRC phiên bản 4; ISO 22000:2005, IFS; ACC và hiện Công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn trên nhằm giữ vững thị trƣờng truyền thống, tạo sự an tâm cho khách hàng ở các thị trƣờng khác, đáp ứng đƣợc xu thế thị trƣờng hiện nay. Với những kết quả đạt đƣợc Công ty sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút khách hàng.
c) Kỹ thuật công nghệ
Dây truyền sản xuất đƣợc đầu tƣ mới 100%, thiết bị đồng bộ và đƣợc đầu
tƣ mới từ đầu, áp dụng tiêu chuẩn quản lý tiên tiến cùng đội ngũ công nhân viên lành nghề. Tất cả máy móc thiết bị đƣơc theo dõi dựa trên lý lịch máy, cơ chế vận hành, kế hoạch bảo trì thể hiện các bản chỉ dẫn trƣớc máy đƣợc quản lý bởi đội ngũ cơ điện chuyên nghiệp.
4.2.4.2 Nguyên nhân khách quan
a) Giá bán
Giá bán tôm phụ thuộc vào giá nguyên liệu tôm đầu vào, vì thiếu hụt nguyên liệu do mất mùa trên diện rộng cùng với việc thƣơng lái Trung Quốc vào Việt Nam thu mua nguyên liệu nên nguyên liệu trong nƣớc thiếu hụt trầm trọng dẫn đến giá nguyên liệu trong nƣớc tăng. Vì vậy giá tôm không ổn định biến động liên tục. Do đó, công ty khó có thể dự đoán giá tôm. Ngoài ra, Công ty hoạt động xuất khẩu nên cũng chịu ảnh hƣởng của giá trên thị trƣờng thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty.
b) Đối thủ cạnh tranh
Hầu hết, các doanh nghiệp thủy sản tập trung xuất khẩu vào các thị trƣờng chủ lực nhƣ Mỹ, Nhật, EU vì vậy sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Một số Công ty cùng ngành nhƣ: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng - Stapimex, Công ty Thủy sản Quốc Việt,... Đó là những Công ty có giá trị xuất khẩu lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu. Điều đó cho thấy Công ty muốn phát triển, đứng vững trên thị trƣờng thì Công ty phải có kế hoạch kinh doanh lâu dài, phù hợp với từng giai đoạn. Do đó, cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Công ty cần tìm hiểu
65
thông tin cũng nhƣ các chính sách của đối thủ cạnh tranh để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.
4.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu sinh lợi
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận càng nhiều thì Công ty hoạt động càng hiệu quả và ngƣợc lại. Nhƣng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm lợi nhuận thì chƣa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của Công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện đƣợc, với tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Vì vậy, các nhà quản lý thƣờng phân tích khả năng sinh lời để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của Công ty, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
Bảng 4.8: Tỷ số sinh lời của Công ty quý 1 (2012 - 2014)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty
4.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn bảng 4.8 ta thấy, ROS quý 1 năm 2012 đạt 0,27% tức 100 đồng doanh thu tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận, sang quý 1 năm 2013 tỷ suất này tăng 0,37%. Tỷ suất này cho thấy quý 1 năm 2013 Công ty hoạt động hiệu quả hơn quý 1 năm 2012 vì quý 1 năm 2012 doanh thu thuần của Công ty cao hơn quý 1 năm 2013 nhƣng lại tạo ra lợi nhuận tƣơng đƣơng với quý 1 năm 2013. Đến quý 1 năm 2014 tỷ suất này giảm nhẹ còn 0,36%, tức 100 đồng doanh thu thuần quý 1 năm 2014 chỉ tạo ra 0,36 đồng lợi nhuận, giảm so với quý 1 năm
Chỉ tiêu ĐVT Quý 1/2012 Quý 1/2013 Quý 1/2014
LN sau thuế (1) 1.000 đồng 669.694 634.360 1.592.569
Doanh thu thuần (2) 1.000 đồng 250.571.019 169.923.601 447.782.814 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) 1.000 đồng 354.858.365 358.411.375 366.988.331 Tổng tài sản bình quân (4) 1.000 đồng 1.633.571.853 1.435.786.294 1.393.792.468 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
doanh thu (ROS) (1)/(2) % 0,27 0,37 0,36
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 0,19 0,18 0,43
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
66
2013. Doanh thu thuần rất cao nhƣng tạo ra lợi nhuận thấp nên tỷ suất này giảm nhẹ. Tỷ suất này vẫn còn thấp, Công ty cần có biện pháp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng của tỷ suất này để tạo lợi nhuận tốt hơn trong tƣơng lai.
4.2.4.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ quan tâm vì nó cho biết 100 đồng vốn bỏ ra đầu tƣ thì họ sẽ nhận đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 4.8 ta thấy, Tỷ suất này giảm nhẹ quý 1 năm 2013 sang quý 1 năm 2014 tăng đáng kể. Quý 1 năm 2012 là 0,19%, năm 2013 là 0,18% và quý 1 năm 2014 là 0,43%. Nhìn chung tỷ suất này còn thấp (<1%) cho thấy Công ty sử dụng vốn chƣa hiệu quả từ đó sẽ ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào Công ty của các nhà đầu tƣ. Vì vậy Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn.
4.2.4.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết khả năng sinh lời của tài sản đƣợc đầu tƣ, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể, tỷ suất này quý 1 (2012 - 2013) ổn định đạt 0,04%. Sang quý 1 năm 2014 tỷ suất này đạt 0,11% tăng nhanh so với quý 1 năm 2013, tức 100 đồng tài sản bỏ ra mang lại cho Công ty 0,11 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng.
* Tóm lại: Nhìn chung tỷ suất sinh lời của Công ty còn thấp, Công ty cần có biện pháp để nâng cao các tỷ suất này, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), vì các tỷ suất này cho biết lợi ích mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Công ty, sử dụng tốt nguồn vốn, tài sản của Công ty đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận từ đó sẽ nâng cao đƣợc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).
67
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CBTS ÚT XI 5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán
5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán
Công ty tuân thủ đúng qui định và chuẩn mực kế toán theo quyết định số 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2016.
Công ty thƣờng xuyên cập nhật chế độ kế toán Việt Nam theo đúng qui định của Bộ Tài chính.
5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán