Kết quả nồng độ IgY qua các tuần với các liều kháng nguyên khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo kháng thể kháng Streptococcus iniae gây bệnh ở cá chẽm bằng công nghệ tạo kháng thể IgY ở gà (Trang 53 - 56)

Thí nghiệm này được đưa ra để khảo sát liều kháng nguyên hiệu quả (1,5×104, 1,5×106 và 1,5×108 CFU) để ứng dụng trong sản xuất IgY. Việc tiêm nhắc lại dựa theo phương pháp được mô tả bởi Mahdavi và các cộng sự (2010) có hiệu chỉnh [22]. Trứng gà của các con gà có đáp ứng miễn dịch tốt (có IgY đặc hiệu trong huyết thanh cao) được thu nhận trong 10 tuần sau khi gây miễn dịch. IgY được tách chiết và tinh sạch theo phương pháp Polson. Nồng độ kháng thể IgY trong các mẫu tinh sạch được xác định bằng phương pháp Bradford. Kết quả nồng độ IgY của các mẫu qua 10 tuần sau khi gây đáp ứng miễn dịch được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nồng độ IgY tinh sạch từ lòng đỏ trứng gà qua các tuần sau khi gây miễn dịch C (µg/ml) Tuần Nhóm X Nhóm T1 (1,5×104 CFU) Nhóm T2 (1,5×106 CFU) Nhóm T3 (1,5×108 CFU) 0 2219,4±30 2438,4±32 2085,4±28 2138,5±24 1 1777,8±16 2871,9±25 2658,3±26 3359,7±28 2 2128,4±18 7332,8±35 7451,6±32 7157,2±24 3 2157,9±26 7189,1±30 6929,7±23 6879,7±16 4 1624,5±23 7619,3±24 7515,1±26 7592,2±18 5 2105,6±35 7498,4±33 7371,6±19 7221,3±21 6 2425,1±45 7652,7±15 7703,6±22 7469,7±30 7 2378,2±27 7376,1±30 7561,8±29 7319,8±27 8 2284,6±18 7409,4±28 7402,4±24 7348,4±20 9 2545,6±20 7319,9±19 7469,3±20 7173,6±30 10 1985,5±27 7058,9±32 7398,8±23 7005,2±27

Từ kết quả này chúng tôi đã dựng đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ IgY và liều kháng nguyên Streptococcuss iniaenhư Hình 3.1.

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ IgY và liều kháng nguyên

Streptococcus iniae

Dựa vào đồ thị Hình 3.1, chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm về sự đáp ứng miễn dịch của gà ở các nhóm thí nghiệm tương ứng với các liều kháng nguyên như sau:

 Đồ thị hàm lượng kháng thể của các nhóm gà được gây tạo miễn dịch (T1, T2, T3) đã đáp ứng miễn dịch tốt với với kháng nguyên Streptococcus iniae vì kết quả nồng độ IgY của nhóm gà miễn dịch luôn cao hơn ở nhóm gà đối chứng (X). Kết quả xử lý thống kê ở Bảng 3.2 so sánh kết quả nồng độ kháng thể IgY giữa các nhóm miễn dịch và nhóm đối chứng cho giá trị F thực nghiệm (18,12355) lớn hơn giá trị F lý thuyết (2,838745) nên kết luận được việc tiêm kháng nguyên vi khuẩn Streptococcus iniae bất

hoạt đã ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng miễn dịch và khác biệt so với đối chứng với mức ý nghĩa α là 0,05.

Bảng 3.2. Bảng ANOVA kiểm định kết quả đáp ứng miễn dịch giữa các nhóm miễn dịch (T1, T2, T3) và nhóm đối chứng (X)

Nguồn sai số SS df MS F thực nghiệm Giá trị P F lý thuyết

Giữa các nhóm 155156166 3 51718722 18,12355 1,39E-07 2,838745

Trong cùng nhóm 114147016 40 2853675

Tổng 269303182 43

(Mức ý nghĩa α = 0,05)

 Đường cong đáp ứng miễn dịch cho thấy nồng độ kháng thể IgY tăng dần từ tuần 1 đến tuần 2 kể từ mũi tiêm nguyên phát. Nồng độ kháng thể cực đại được duy trì từ tuần 2 đến tuần 10 mà chưa thấy có hiện tượng suy giảm đáng kể (> 6,8 mg/ml). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu về sản xuất kháng thể IgY đặc hiệu ở gà của các tác giả Mahdavi (2010) và Rajan (2011) và các cộng sự [22], [34]. Điều này chứng tỏ việc tiêm nhắc ở các thời điểm cuối tuần thứ 3 và tuần thứ 5 có hiệu quả tốt trong việc duy trì nồng độ kháng thể IgY trong sản xuất.

Hiệu quả đáp ứng miễn dịch của các nhóm gà với các liều lượng kháng nguyên khác nhau được xử lý thống kê, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm được gây miễn dịch với vi khuẩn S. iniae bất hoạt được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bảng ANOVA kiểm định ảnh hưởng của các liều kháng nguyên khác nhau đến sự đáp ứng miễn dịch trên gà

Nguồn sai số SS df MS F thực nghiệm Giá trị P F lý thuyết

Giữa các nhóm 61820 2 30910,13 0,008178 0,991858 3,31583

Trong cùng nhóm 113395610 30 3779854

Tổng 113457430 32

(Mức ý nghĩa α = 0,05)

Theo bảng trên, giá trị F thực nghiệm (0,008178) nhỏ hơn giá trị F lý thuyết (3,31583) nên kết luận được việc tiêm các liều vi khuẩn Streptococcus iniae khác nhau không tạo ra sự khác biệt về mặt thống kê đến quá trình đáp ứng miễn dịch ở gà với mức ý nghĩa α là 0,05. Vậy quá trình miễn dịch trên gà với các liều kháng nguyên T1,

T2 và T3 thực chất không có sự khác biệt tin cậy.

Liều kháng nguyên ở 1,5×104, 1,5×106 và 1,5×108 CFU cho đáp ứng miễn dịch là tương đương nhau, lượng kháng nguyên dù lớn hơn vẫn không thể kích thích sinh kháng thể nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên (2010) [7] và lý thuyết về cơ chế miễn dịch (lượng kháng nguyên được tiêm vào cơ thể chỉ cần vừa đủ để hệ miễn dịch có thể nhận diện và sản xuất ra kháng thể đặc hiệu trung hòa).

Như vậy từ kết quả thu được chúng tôi đề nghị sử dụng liều kháng nguyên vi khuẩn bất hoạt 1,5×104 CFU vi khuẩn S. iniae bất hoạtđể tiến hành gây miễn dịch cho gà trong sản xuất kháng thểđặc hiệu IgY.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo kháng thể kháng Streptococcus iniae gây bệnh ở cá chẽm bằng công nghệ tạo kháng thể IgY ở gà (Trang 53 - 56)