Xác định thời gian ngâm rong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rong nho tươi bằng phương pháp ướp muối (Trang 50 - 52)

Tiến hành một mẫu 50 gam rong nho tươi. Sau khi rửa sạch bằng nước ngọt, ngâm rong trong dung dich sorbitol 3% trong 15 phút, vớt rong ra và tiến hành ngâm

rong bằng nước muối bổ sung muối 30% muối, tỷ lệ rong/dung dịch muối là 1/3. Sau các khoảng thời gian 30 phút, cân toàn bộ khối lượng khối rong để đánh giá mức độ thay đổi khối lượng rong do tách nước. Kết quả được trình bày trên bảng 3.2 và hình 3.4.

Bảng 3.2. Sự thay đổi khối lượng rong theo thời gian ngâm

Thời gian ngâm (phút) 30 60 90 120 150 180

Khối lượng (gam) 28,76 27,56 26,43 25,24 25,75 25,67

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm muối đến khối lượng rong nho còn lại sau ngâm

Nhận xét

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy thời gian ngâm muối có ảnh hưởng lớn đến khối lượng rong còn lại sau khi ngâm: Thời gian ngâm càng dài khối lượng rong còn lại càng giảm mạnh. Tuy thế, mức độ giảm khối lượng rong chỉ tỷ lệ thuận với thời gian ngâm trong khoảng thời gian dưới 120 phút. Nếu tăng thời gian ngâm muối dài hơn 120 phút thì khối lượng rong còn lại lại không giảm mà có xu thế tăng nhẹ. Kết quả này có thể giải thích lúc đầu khối lượng rong giảm là do rong bị mất nước trong môi trường muối cao. Tuy vậy khi lượng nước tự do trong rong bị tách ra gần hết, khi đó muối đã khuếch tán một lượng nhất định vào trong rong (thời

điểm sau 120 h ngâm) do hàm lượng muối ở trong rong tăng nên nên rong có xu thế hút nước trở lại nên khối lượng rong không giảm mà có xu thế tăng nhẹ.

Từ những phân tích ở trên cho thấy thời gian ngâm rong 120 phút là hợp lý. Vì vậy tôi chọn thông số này làm thông số cố định cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rong nho tươi bằng phương pháp ướp muối (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)