giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và dân tộc đa số
Sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam, không thể không dựa vào miền núi; không thể không nhờ vào sự chi viện, đóng góp của đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh nhiều lần đã khẳng định: miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta. Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù, dũng cảm.
Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đồng bào đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền núi và đấu tranh để thực hiện hoà bình, thống nhất Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - tự nhiên, lịch sử và hậu quả của chính sách đô hộ của thực dân, phong kiến để lại, miền núi và đồng bào các DTTS ở nước ta trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp hơn nhiều so với đồng bào miền xuôi; dân tộc ở vùng rẻo cao, vùng núi còn nhiều khó khăn hơn đồng bào các dân tộc sống ở thị xã, thị trấn miền núi. Sự chênh lệch về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng đồng bào dân tộc tạo ra sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc. Đây là một trở ngại lớn để thực hiện sự đoàn kết các dân tộc nói riêng, sự phát triển của cả nước nói chung trên con đường tiến lên
con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” [28, tr.317].
Xuất phát từ thực tế đó, để thực hiện đoàn kết các DTTS, Hồ Chí Minh không dừng lại ở việc kêu gọi, động viên tinh thần đoàn kết chung, mà luôn gắn kết các DTTS với việc không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS. Bên cạnh sự nỗ lực tự phấn đấu vươn lên của mỗi dân tộc, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự tương trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và dân tộc đa số đối với đồng bào các DTTS. Coi đó như là điều kiện cần vừa để thực hiện đoàn kết, bình đẳng thực sự giữa các dân tộc, vừa để phát triển nhữmg tiềm năng, thế mạnh, truyền thống của miền núi và vùng đồng bào các DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi tình hình trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, yêu cầu giữ chính quyền đang đặt ra hết sức cấp thiết. Ngày 23/11/1945, tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu các DTTS
tỉnh Tuyên Quang tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đã khẳng định “Bao giờ bọn giặc Pháp không trở lại nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho các dân tộc nhỏ khác có đủ ruộng làm, đủ trâu cày” [23, tr.103]. Phát
biểu tại Hội nghị lần thứ nhất các DTTS ở Việt Nam ngày 3/12/1945, Người khẳng định:
“Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: A, Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng. B, Về văn hoá, chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho các dân tộc”
[23, tr.110-111].
Để có cơ sở pháp lý cho sự tương trợ, giúp đỡ đồng bào các DTTS,
Hiến pháp năm 1946, Điều 8 ghi rõ “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được sự giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp miền xuôi” [34, tr.9]. Người cũng chỉ ra và căn dặn cán bộ, đảng viên “Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào là hai điều quan trọng nhất trong
chính sách của Đảng và Chính phủ đối với miền núi” [28, tr.608]. Do vậy,
mỗi bộ, ngành ở Trung ương phải luôn nhận rõ trách nhiệm của mình đối với
miền núi, chú trọng hơn nữa công tác miền núi. Người yêu cầu “Các cơ quan Trung ương phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi lên kinh tế cũng như về văn hoá, tất cả các mặt” [29, tr.137]. Trong Di chúc, Người cũng không quên căn dặn Đảng và Chính phủ: “Nhân dâo lao động ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh… Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [30, tr.511].
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề hết sức cụ thể, thiết thực đối với những hình thức, bước đi thích hợp mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm và giúp đỡ với đồng bào các DTTS nhằm khắc phục từng bước khoảng cách chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó không ngừng xây dựng, mở rộng khối đoàn kết các DTTS.
Trên lĩnh vực kinh tế, xuất phát từ những tiềm năng thiên nhiên, truyền thống sản xuất và những nhu cầu cơ bản, thiết thực đối với đồng bào các DTTS là đủ ăn, mặc ấm, có nhà ở, rồi sau đó mới nói đến chuyện ổn định và phát triển, Hồ Chí Minh chỉ rõ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước
trên hết là “mở mang nghề nghiệp cho các dân tộc được hưởng” lấy nông
nghiệp làm khâu đột phá và làm tiền đề, điều kiện cho công nghiệp hoá sau này. Bởi nông nghiệp là con đường cốt yếu có thể đáp ứng và thoả mãn các
nhu cầu đó một cách nhanh nhất, thiết thực nhất, Người chỉ rõ: “Chúng ta phải làm cho miền núi và trung du thành một nơi giàu có về nông nghiệp để nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, để thực hiện công nghiệp hoá XHCN” [29, tr.242].
Để phát triển kinh tế miền núi và vùng đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, Đảng và Nhà nước cần từng bước giúp đỡ đồng bào các dân
tộc phát triển thuỷ lợi, mở mang đường sắt giao thông. Những con đường lớn, huyết mạch thì do Trung ương phụ trách, Bộ giao thông chịu trách nhiệm. Những con đường nhỏ nối làng này qua làng khác, thì xã tự động làm, và điều quan trọng hơn mà Người căn dặn các cáp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
là “nên làm cho đồng bào thấy rõ lợi ích của việc làm thêm đường sá”. Nói
chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, ngày 31 tháng 8 năm 1962, Hồ Chí
Minh khẳng định “Vấn đề quan trọng nhất là ở miền núi hiện nay là xây dựng hợp tác xã cho tốt, củng cố cho tốt, quản lý cho tốt, làm thuỷ lợi cho tốt, phát triển giao thông giữa huyện này và huyện khác, giữa tỉnh này và tỉnh khác”
[29, tr.135].
Trên lĩnh vực giáo dục, Hồ Chí Minh chỉ ra hai vấn đề mà Đảng, Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ: Một là, chống nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông; hai là, đào tạo cán bộ người DTTS. Để xoá nạn mù chữ, người yêu cầu Đảng, chính phủ phát động và duy trì phong trào bình dân học vụ trong đồng bào các DTTS với phương châm: người đã biết chữ thì thi đua dạy người chưa biết. Người chưa biết chữ thì thi đua học cho biết. Cán bộ tỉnh thi đua giúp đỡ các xã gây thành phong trào học chữ, kết hợp với phong trào thi
đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Hồ Chí Minh chỉ rõ “Đồng bào phải cố gắng xoá nạn mù chữ. Phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được” [28, tr.327]. Để phát triển giáo dục phổ thông, Hồ Chí Minh yêu cầu
Đảng, Nhà nước cần phải phát triển các loại trường học tập phù hợp với đặc điểm địa hình, giao thông đi lại của miền núi, và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của miền núi, vùng đồng bào các DTTS như: trường dân tộc nội trú, trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm. Nơi đây vừa là nơi đào tạo nguồn cho các trường cao đẳng, đại học, vừa là nơi đào tạo nguồn cán bộ cho các địa phương cơ sở ở miền núi, chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải chú ý đãi ngộ xứng đáng và tạo điều kiện để cho cán bộ giáo viên và con em đồng bào các DTTS có cơ hội học tập rộng rãi. Người
cũng yêu cầu cán bộ, giáo viên và học sinh trong các trường học này cũng
phải nêu cao tinh thần “Đoàn kết giữa thầy và trò giữa trò và nhà trường, thầy giáo, học trò với đồng bào địa phương” [28, tr.589], có động cơ thái độ
học tập đúng đắn để sau này đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ở miền núi và vùng đồng bào các DTTS.
Đối với việc đào tạo cán bộ DTTS: thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin: sau khi đã có đường lối, chủ trương đúng đắn, thì quyết định thắng lợi của cách mạng là vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc Đảng và Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ cán bộ DTTS, Bởi theo Người, đây chính là đội ngũ đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở miền núi, vùng đồng bào các DTTS. Và cũng chính trên cơ sở của đội ngũ cán bộ này mới thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nhằm xây dựng khối đoàn kết các DTTS của Đảng và Nhà nước. Người chỉ rõ
“Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi” [31, tr.147]; “Đảng uỷ cấp uỷ miền núi cần phải đào tạo và giúp đỡ phụ nữ các dân tộc. Đó là trách nhiệm của Trung ương Đảng mà Bác giao phó cho các đồng chí phải làm cho tốt” [28, tr.215].
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các DTTS, theo Người cũng phải toàn diện, vừa chú trọng văn hoá, vừa chú trọng chính trị, để hình thành một đội ngũ cán bộ các DTTS vừa có tài, vừa có đức; phải phù hợp với trình độ và
đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, Người căn dặn: “Không nên lúc nào cũng trích Các- Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được, đó là nói về Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ, mới là hiểu được chủ nghĩa Mác-Lênin. Nếu không nói đúng chỗ không phải là Chủ nghĩa Mác- Lênin” [28, tr.72].
nhân tài, Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến việc giúp đỡ, tạo điều kiện để chăm sóc sức khoẻ năng cao thể lực cho đồng bào các DTTS. Người khẳng
định:“Có sức khoẻ tốt thì lao động sản xuất mới tốt” [28, tr.327]. Để giữ gìn
để nâng cao sức khoẻ cho đồng bào các DTTS, Người chỉ ra những vấn đề mà Đảng và Nhà nước phải quan tâm giúp đỡ đồng bào các DTTS; như phải chú ý đến việc phòng, khám chữa bệnh cho đồng bào bằng cách phát triển mạng lưới y tế, đào tạo y tế trong đồng bào các DTTS; xoá bỏ những hủ tục mê tín, những vấn đề ăn, mặc, ở chưa hợp vệ sinh bằng cách tuyên truyền vận động
đồng bào xây dựng đời sống văn hoá mới, làm cho đồng bào hiểu rõ “Giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch thì mới khoẻ; sức càng khoẻ thì lao động sản xuất càng tốt” [28, tr.321-322]. Người cũng quan tâm đến việc bảo vệ
rừng, trồng cây gây rừng, trồng cây ăn quả, trồng cây làm thuốc để vừa bảo vệ môi trường sinh thái có lợi cho sức khoẻ, có nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh tại chỗ, vừa để góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS. Nói chuyện tại các Hội nghị Tuyên giáo miền núi, Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn và nhắc nhở các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ.
Các cô, các chú cần phải hết sức chú ý về vấn đề bảo vệ rừng. Nếu tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò cũng phá một ít thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến
khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều. Ta thường nói “Rừng vàng, biển bạc”. Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.
Bên cạnh sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh còn chú ý quan tâm đến sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ, đồng bào người Kinh lên tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở rmiền núi, vùng đồng bào các DTTS. Người coi đó là vấn đề quan trọng có tính quyết định về hiệu quả của việc thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng
khối đoàn kết các DTTS. Bởi suy cho cùng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tốt, có đúng, nhưng thiếu con người thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thiếu sự gắn kết của đội ngũ cán bộ, đồng bào các dân tộc thì hiệu quả của những chủ trương, chính sách đó vẫn không phát huy được tác dụng, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Hơn nữa, tâm lý tự ti dân tộc, hẹp hòi dân tộc vẫn đang tồn tại trong đội ngũ cán bộ và đồng bào các DTTS tại chỗ cũng như cán bộ, đồng bào lên tham gia phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi. Vì vậy, rất dễ nảy sinh tình trạng mất đoàn kết cục bộ. Dự báo trước các vấn đề sẽ nảy sinh. Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ và đồng bào các dân tộc lên tham gia công tác, làm ăn ở vùng núi, vùng đồng bào các DTTS, phải luôn đặt lên hàng đầu tinh thần đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, để làm được điều này, Người chỉ ra ba vấn đề cần phải
lưu ý. Thứ nhất, phải gắng học tiếng dân tộc; thứ hai, phải xuất phát từ “nhiệt
tình cách mạng, tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc” [29, tr.128]; thứ ba, không được coi thường cán bộ, đồng bào các DTTS phải tôn trọng bản sắc văn hoá và phong tục tập quán của đồng bào. Người khẳng định “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà. Cán bộ từ Trung ương đến khu, tỉnh, huyện và xã đều phải một lòng, một dạ phục vụ lợi ích
chung của nhân dân, chứ không phải làm “quan cách mạng” [29, tr.325], mọi
hành vi miệt thị chia rẽ các dân tộc đều phải nghiêm cấm.
Những quan điểm nêu trên của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đoàn kết các DTTS đã được Đảng ta tiếp thu, kế thừa, phát triển và thực hiện qua các thời kỳ cách mạng và đã hình thành trên thực tế một khối đoàn kết các DTTS trong chiến lược ĐĐK toàn dân tộc, góp phần vào thắng lợi của cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên khối đoàn kết các DTTS nhìn chung vẫn chưa thực sự được vững chắc, nhiều nội dung trong các quan điểm của
Hồ Chí Minh nhằm xây dựng khối đại đoàn kết các DTTS vẫn chưa được quán triệt và thực hiện một cách đầy đủ, nhất là ở các tỉnh có đồng bào các DTTS sinh sống, trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Minh chứng cho vấn đề này là đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS vẫn còn nghèo, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của đồng bào các DTTS so với đồng bào đa số ngày càng lớn… Đó là những trở lực lớn trên con đường cả nước