Sơn thông qua việc củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị
chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối ĐĐKDT. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI của trung ương Đảng và lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07 Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
và xây dựng khối ĐĐKDT ở tỉnh Lạng Sơn. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, trong chương trình hành động của mình, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã ban hành những chỉ thị, nghị quyết với những mục tiêu, bước đi thích hợp nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn xây dựng khối ĐĐKDT của tỉnh Lạng Sơn. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn phát huy sức mạnh
ĐĐKDT, thực hiện phương châm các dân tộc “bình đẳng, đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc” [29,
tr.497]. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, trong Đảng thông qua việc thực hiện nghiêm túc cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW VI, lần 2 (khoá XIII). Đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hoạt động của hệ thống chính trị, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
Để phát triển toàn diện vùng đồng bào các dân tộc, nhanh chóng đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề cốt lõi có vai trò then chốt là vấn đề con người. Trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng và có tính
quyết định. Người nói: “phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cân nhắc cán bộ miền núi” bởi quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi do chính người
miền núi làm chủ. Quán triệt sâu sắc quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn coi trọng công tác cán bộ: gắn quy hoạch với đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ; luôn giữ tiêu chuẩn
cán bộ với cơ cấu dân tộc, giữa các lĩnh vực. Sự tham gia ngày càng đông cán bộ là người dân tộc thiểu số vào cơ quan chính quyền Nhà nước, thể hiện việc đảm bảo quyền bình đẳng về quyền lợi chính trị cho đồng bào các dân tộc. Do làm tốt công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác ngày càng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Trong công tác cán bộ, Đảng bộ luôn chống tư tưởng cục bộ, bản vị, hẹp hòi, tạo dựng được niềm tin trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Từ đó tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Quán triệt quan điểm của Đảng và của tỉnh về những định hướng chính sách chung nhằm tăng cường xây dựng khối ĐĐKDT. Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cấp đã tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền thông qua vai trò HĐND, UBND. Trong lãnh đạo triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; chủ động xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đẩy mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu CNH, HĐH gắn với tình hình đặc điểm của mỗi vùng, điểm kinh tế. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nhiều thành phần, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; nhất là xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội như: Quyết định 134; Chương trình 135; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao; Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuỷ điện Lạng Sơn… đã tạo thêm nguồn nhân lực đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xoá đói, giảm nghèo ổn định cuộc sống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV đưa Lạng Sơn sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn, tiến tới thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo trong giai
đoạn tiếp theo.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức cơ sở Đảng còn nhiều yếu kém, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của quần chúng nhân dân các dân tộc để xây dựng khối ĐĐKTD. công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân còn chậm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Khả năng cụ thể hoá Nghị quyết ở một số cấp uỷ, tổ chức cơ sở Đảng rất hạn chế, không sát thực tế. Việc điều tra, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, định hướng dư luận xã hội chưa tốt. Công tác xây dựng Đảng, nhất là đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ Đảng viên ở một số cơ sở còn hạn chế; hiện nay tỉnh Lạng Sơn còn nhiều thôn, bản chưa có Đảng viên. Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng chưa thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ; chưa thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên yếu kém về năng lực công tác, cán bộ chưa gần dân, coi trọng dân còn thấp nên dân dễ bị lợi dụng, lôi kéo và tuyên truyền trái pháp luật. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn vi phạm kỷ luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; gây mất đoàn kết nội bộ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Hoạt động của HĐND, UBND các cấp ở cơ sở chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ. Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý của tỉnh còn thiếu cả về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực tiễn; đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Bộ máy tổ chức Đảng và chính quyền các cấp còn biểu hiện quan liêu, xa dân, chưa sâu sát thực tế, chưa kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cơ sở chưa xây dựng được mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội.
Công tác tổ chức thi hành nhiệm vụ của cán bộ, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại hiện trường xảy ra các vụ việc chưa kịp thời. Đặc biệt còn hạn chế nhiều trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ khoa học, công nhân lành nghề; chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ tăng cường công tác ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó đội ngũ cán bộ cơ sở trình độ yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp đổi mới và xây dựng khối ĐĐKDT. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền cấp cơ sở, nhất là trong chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về xây dựng khối ĐĐKDT.
2.2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn bằng việc chăm lo đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc, phát Sơn bằng việc chăm lo đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải ra sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiếp kịp vùng thấp” [32, tr.605-606]. Thực hiện Di
huấn của Người, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, nhằm từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xoá bỏ dần sự chênh lệch giữa các dân tộc, các vùng miền hướng tới mục tiêu đoàn kết, bình đẳng dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trên cơ sở nắm vững các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc và miền núi; năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn báo cáo đoàn giám sát của quốc hội tại Lạng Sơn về việc xoá đói giảm nghèo qua chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010), việc lồng ghép các trương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp là chính, tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế hoạt
động và phát triển. Kết quả cụ thể như sau:
- Về sản xuất nông - lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt
99.810 ha, tăng 1,1%so với năm 2009, đạt 101,02% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 293 nghìn tấn, tăng 1,9% so với năm 2009, tăng 4,5% kế hoạch các loại cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu tăng mạnh cả về diện tích và sản lượng. Chăn nuôi phát triển ổn định; công tác trồng rừng được tập trung chỉ đạo, diện tích rừng trồng mới 11.640ha, tăng 5,8% kế hoạch, bằng 98,3% so cùng kỳ. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được chỉ đạo triển khai thực hiện khẩn trương, đang triển khai thực hiện công tác quy hoạch và xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm chỉ đạo của tỉnh tại các huyện Chi Lăng, văn Lãng, Bình Gia, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.
- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.621.2 tỷ
đồng, đạt 89% kế hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ. kết quả sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: điện sản xuất 760 tr. Kwh, tăng 7%; than sạch 579 nghìn tấn, tăng 3,5%; đá các loại 2,62 triệu m3, tăng 24,2%; gạch các loại 221 triệu viên, tăng 38,2%... bên cạnh đó, một số sản phẩm sản lượng đạt thấp như: Xi măng 237 nghìn tấn, giảm 20,3%, chì thỏi 2 nghìn tấn, đạt 50%
kế hoạch.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
Việc lựa chọn và tổ chức thực hiện bảo đảm công khai, dân chủ, có sự bàn bạc của nhân dân. Việc thực hiện nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm nhìn chung còn hạn chế nhiều mặt, do chưa làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền, mặt khác do tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, rất khó trong việc vận động tham gia xây dựng công trình. Hoạt động của ban giám sát xã cũng còn nhiều hạn chế. Kết quả của việc thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến nay như sau:
65,86 km đường; xây dựng mới 235km đường; xây dựng 40 công trình cầu, ngầm.
Về thuỷ lợi, đầu tư 25,58 km mương dẫn nước; 18 công trình hồ, đập; 12 công trình nước sinh hoạt.
Về công trình điện, tổng số 59 công trình với 101,63km đường dây và 10 trạm biến áp được lắp đặt.
Công trình trường học, tổng số xây 33 công trình với 64 phòng học. Công trình trạm y tế 14 công trình.
- Kết quả thực hiện dự án đào tạo
Tổng vốn kế hoạch giao từ đầu năm 2006-2010 là 17.560 triệu đồng, ước thực hiện 5 năm 17.560 triệu đồng đạt 100% kế hoạch.
Số xã được thụ hưởng năm 2066 là 74 xã; Năm 2009 là 61 xã và 47 thôn. Số người được đào tạo, bồi dưỡng: 36.897 người, trong đó: Đào tạo ngắn hạn kế hoạch 958 người; đ ào tạo bồi dưỡng tại chỗ 35.939 người.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã được đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, (cả tỉnh có 226 xã), chương trình mục tiêu Quốc gia, các chính sách và dự án đầu tư trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135 từ năm 2006 - 2010
- Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
Tổng vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 là 13.232 triệu đồng, trong đó đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn là 3.753 triệu đồng, gồm các dự án khuyến nông, lâm, ngư và phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; dạy nghề cho người nghèo; nâng cao năng lực giảm nghèo; trợ giúp phát lý và hoạt động giám sát, đánh giá.
Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo 29,07% bằng 44.001 hộ nghèo; Năm 2009 giảm xuống còn 16,49% bằng 27.178 hộ nghèo, giảm 16.823 hộ; chi tiết như sau; xã có tỷ lệ nghèo trên 50% toàn tỉnh có 36 xã (trong đó xã thuộc Chương
trình 135 là 29 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% - 49% có 46 xã (trong đó thuộc xã 135 là 24 xã); xã, phường thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 25% trở xuống có 70 xã (trong đó xã 135 là 2 xã).
- Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm
Tổng vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 3.750 triệu đồng, trong đó đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn là 1.013 triệu đồng cho các hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm và hoạt động giám sát, đánh giá.
Trong thực tế, 5 năm qua, Tỉnh đã tổ chức dạy nghề với nhiều nhóm nghề như: cơ khí, nông nghiệp, điện dân dụng, thú y, chăn nuôi, trồng trọt cho 2.426 lao động nghèo được học nghề trong đó người nghèo thuộc vùng 135 là 1.115 người, chiếm 46% số người nghèo được đào tạo.
Tính đến nay toàn tỉnh đã có 4/11 Trung tâm dạy nghề do cấp huyện quản lý và 02 cơ sở dạy nghề có cơ sở vật chất đảm bảo như trường Trung cấp nghề Việt Đức, trường Trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm Đông Bắc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài ra còn các cơ sở dạy nghề khác thuộc Liên Đoàn lao động tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng góp phần trong việc đào tạo dạy nghề lao động nghèo nông thôn. Nhưng nhìn chung, chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động. Tình hình di dân tự do vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, có một số lao động thiếu việc làm đã tự động sang Trung Quốc làm thuê để nâng cao thu nhập. Điều này đòi hỏi các cấp, ngành cần đẩy mạnh công tác đào tạo ngành nghề cho lao động ở địa phương để giảm bớt tình trạng thiếu việc làm ở vùng nông thôn DTTS trong giai đoạn hiện nay.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá
Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá, dự án tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, vùng sâu, vùng xa có liên quan trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo tại các xã khó
khăn và đặc biệt khó khăn.
- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn